Monday, July 3, 2023

CHỐNG THAM NHŨNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM (RFA)

 



Chống tham nhũng trong mối quan hệ với phát triển kinh tế tại Việt Nam

RFA

2023.06.29

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/anti-corruption-campaign-and-its-relationship-with-the-economy-06292023211820.html

 

“Cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam hiện có vẻ đang chững lại sau vụ chủ tịch nước và hai phó thủ tướng đương nhiệm bị mất chức hồi tháng một năm nay. Nguyên do là kinh tế Việt Nam đang tụt dốc liên tục từ đầu năm cho đến nay.”

 

Đó là nhận định của tác giả Zachary Abuza, giáo sư chuyên nghiên cứu về chính trị Đông Nam Á, trong một bài viết được đăng trên Nikkei Asia hôm 20/6.

 

Nhận định này có được những người quan sát tình hình Việt Nam khác chia sẻ?

 

 

Chống tham nhũng chững lại do kinh tế tụt dốc?

 

Ông Zachary cho rằng giờ đây, lãnh đạo Việt Nam dường như đã nhận thức được rằng sự hỗn loạn chính trị đã làm xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư. Các cuộc thanh trừng đụng đến những lãnh đạo cao nhất của nhà nước khiến giới doanh nhân bị dao động và làm xói mòn hình ảnh ổn định chính trị, vốn là ưu điểm của chính quyền Hà Nội.

 

Do đó, việc tiếp tục đấu đá nội bộ có thể sẽ càng làm khó cho kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Trong khi lãnh đạo Việt Nam cần đạt được hiệu quả kinh tế để giữ tính chính danh cho việc cai trị của họ.

 

Hậu quả, theo ông Zachary, là tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2023 giảm 12,3% so với  cùng kỳ năm 2022. 

 

Tuy vậy, Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành lại cho rằng chống tham nhũng nhìn chung không ảnh hưởng trực tiếđến các hoạt động kinh tế Việt Nam:

 

“Mấy năm nay do dịch bệnh COVID và kinh tế thế giới khó khăn nên ảnh hưởng đến xuất khẩu ca các doanh nghiệViệt Nam.

Các tậđoàn bất động sản có đình đốn lại nhưng đó không phải là chuyện lớn bởi quy mô của các tậđoàn đó trong nền kinh tế nói chung nó cũng có giới hạn thôi”

 

Ông Bùi Thanh Hiếu, một người quan sát tình hình chính trị Việt Nam, từ nước Đức cho rằng sau khi ông Phúc và hai phó thủ tướng về thì việc chống tham nhũng có vẻ như chậm lại, nhưng không phải là do nền kinh tế bị ảnh hưởng:

 

“Nguyên do thứ nhất là khi ông Phúc và hai ông phó thủ tướng nổ ra thì nó là một vụ quá lớn cho nên sau này, các vụ bí thư tỉnh ủy hay chủ tịch tỉnh bị bắt người ta thấy rằng nó không thấm tháp gì. 

 

Thứ hai là khi ông Phúc về thì còn lại tài sản và chiến lợi phẩm, các ông  khác cũng đang dùng dằng, chia nhau các sân sau, các mối lợi, những người đánh còn phải chia nhau đã." 

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2021-02-01t014032z_1350527318_rc2djl9jjp9a_rtrmadp_3_vietnam-politics-congress.jpg/@@images/6fa3f04c-d831-4876-996f-7321dff03f67.jpeg

Ông Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Bình Minh bị loại khỏi chính trường trong cuộc chiến chống tham nhũng. Ảnh: Reuters

 

 

Lợi - hại chống tham nhũng

 

Ông Hiếu cho rằng với cuộc chiến chống tham nhũng, cái lợi là khiến cho nhiều người dân thường phấn khởi khi thấy một số quan chức giảm nhũng nhiễu, cẩn thận hơn và không dám “làm liều”. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn tới mặt hại là do quan chức sợ không dám làm nên kinh tế đất nước không phát triển:

 

“Hệ quả đó thì cũng phải chấp nhận thôi, chứ bây giờ không lẽ cứ bảo rằng vì không có người làm việc hoặc là vì ảnh hưởng tới kinh tế mà lại thôi, làm ngơ để tham nhũng phát triển thì nó cũng không được đúng.”

 

Ông Nguyễn Khắc Giang, tiến sỹ ngành Khoa học Chính trị, trong một bài nghiên cứu hồi tháng 5/2023, được đăng trên trang web của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), phân tích cặn kẽ về mặt tích cực và cả tiêu cực của nỗ lực chống tham nhũng mà Đảng đang tiến hành.

 

Ông cho rằng, mặc dù thành công trong việc giảm thiểu tham nhũng ở một mức độ nào đó.

Chẳng hạn, tỷ lệ doanh nghiệp phải trả thêm các khoản chi phí “không chính thức” giảm từ 70% vào năm 2006 xuống còn 41,4% và năm 2022, mức thấp nhất trong 16 năm qua; Chính phủ đã thực hiện cải thiện, cải cách hành chính, tinh giản thủ tục dễ dàng hơn cho doanh nghiệp và cá nhân; Hơn nữa, chiến dịch chống tham nhũng đã phá vỡ mối quan hệ chính trị - kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, từ đó thúc đẩy một môi trường kinh doanh công bằng hơn.

 

Tuy nhiên, theo tiến sỹ Khắc Giang, chiến dch này cũng dẫn đến những mặt tiêu cực. Chẳng hạn, nó tạo nên bầu không khí bất an trong bối cảnh chính trị. Nhiều quan chức sợ hãi trong việc phê duyệt dự án, ảnh hưởng đến chất lượng hoạch định chính sách cũng như cung cấp dch vụ công; Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 mới đạt 68% kế hoạch; Kể từ năm 2020, hơn 40.000 công chức đã từ chức, ra khỏi bộ máy hành chính.

 

 

Chống tham nhũng chưa kết thúc

 

Nền kinh tế - chính trị Việt Nam đang chịu nhiều hệ quả do chiến dịch chống tham nhũng gây ra. Tuy nhiên, theo ông Bùi Kiến Thành, chống tham nhũng vẫn sẽ tiếp diễn:

 

“Tất nhiên là phải tiếp diễn, nếu không thì Đảng sẽ thối ra. Tồn vong của chế độ và của Đảng là vấn đề lớn, nếu không làm sạch thì Đảng sẽ tự huỷ diệt thôi. Nếu không giải quyết được tham nhũng trong nội bộ Đảng thì nguy cơ Đảng cũng sẽ bị sụđổ.”

 

Ông Bùi Thanh Hiếu, người được cho là biết được nhiều thông tin từ chính trị từ nội bộ Đảng nói với RFA rằng hiện nay, Đảng vẫn đang tiếp tục thanh trừng quan chức bị cho là tham nhũng, chỉ là các vụ án sẽ không nghiệm trong như thời gian qua:

 

“Tôi nghĩ bây giờ không còn lại các nhân tố mới trong tứ trụ hay cấp bộ trưởng như trước kia nữa. Về tính chất thì có thể giảm thật nhưng về số lượng thì vẫn bắt nhiều, vẫn xử lý các cựu quan chức từ hai ba nhiệm kỳ trước người ta lôi ra, điều đó vẫn tiếp diễn mà.”

 

Tiến sỹ Nguyễn Khắc Giang kết luận trong bài nghiên cứu của mình rằng, về trung hạn, chiến dịch chống tham nhũng có ý nghĩa quan trọng đối với Đại hội Đảng lần thứ 14 sẽ diễn ra vào năm 2026.

 

Chiến dch chống tham nhũng đã loại bỏ hai ứng cử viên tiềm năng cho tứ trụ là Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Bình Minh; đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho những người trung thành với Đảng như Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ. Nhiều khả năng lãnh đạo các cơ quan an ninh và kỷ luật, như gồm Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú… sẽ là những ứng cử viên sáng giá trong nhiệm kỳ tới.

 

-------------------

Tin, bài liên quan

THỜI SỰ

·        Lại chuyện ‘hạ cánh an toàn’ đối với quan chức, cán bộ sai phạm

·        Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư

·        Kinh tế VN- đã “nghèo” còn gặp “cái eo điện đóm”

·        Luật Đấu thầu có giúp ngăn ngừa tham nhũng?

·        Càng thi đua học theo gương Hồ Chí Minh, càng lộ nhiều quan chức tham nhũng

 

 




No comments:

Post a Comment