Việt
Nam vừa mời khách, vừa ‘chửi” khách?
Diễm Thi
2023.06.28
Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan ghé cảng Đà Nẵng từ ngày 25 đến
ngày 30 tháng 6 năm 2023. Tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội ba ngày trước khi
tàu sân bay này đến Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Phạm
Thu Hằng phát biểu, đây là hoạt động giao lưu hữu nghị thông thường vì hòa bình
ổn định, hợp tác, phát triển trên thế giới.
Hàng
không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan cập cảng Đà Nẵng ngày 25 đến ngày 30 tháng 6
năm 2023 (AFP)
.
Kệch
cỡm và “xấu xí”
Điều đáng nói là ngay trong ngày chiếc USS Ronald
Reagan cập cảng Đà Nẵng, VTV đã có một chương trình truyền hình trực tiếp với
tên “Mở Đường Ra Biển” dài hơn một tiếng đồng hồ vào giờ vàng, nói về Hải
quân Việt Nam chống “đế quốc Mỹ” thời những năm 1960, 1970 và gọi Mỹ là
“chúng”.
Theo Nhà báo Nguyễn
Ngọc Già, từng làm Phó trưởng ban Kế hoạch - Dự án và Phó trưởng ban Tư liệu của
Đài truyền hình HTV, mục đích của live show nhằm củng cố tinh thần cho
quân đội nói riêng và cho toàn dân nói chung nhưng điều đó không đạt hiệu quả.
Ông phân tích:
“Bên cạnh phần văn nghệ khô khan toàn nhạc đỏ thì phần
khách mời với rất nhiều chi tiết lịch sử không thể kiểm chứng. Tôi gọi đó là cuốn
tự truyện của kẻ chiến thắng. Thứ hai, chương trình này cũng như nhiều chương
trình truyền hình vẫn gọi tên “đế quốc Mỹ” thì tôi cho rằng đây là một sự xấu
xí về ngôn ngữ báo chí, truyền hình và một sự thô bạo về ngôn ngữ ngoại giao. Bởi
khi vẫn còn duy trì cách gọi “đế quốc Mỹ” tức là đang chống lại chủ trương làm
bạn với thế giới cùng với chính sách “bốn không” và ngoại giao cây tre của nhà
cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Thứ ba, chương trình này rõ ràng bộc lộ sự mất đoàn
kết ngay trong nội bộ của nhà cầm quyền đặt trong bối cảnh thế giới có quá nhiều
biến loạn và tình hình biển Đông ngày càng căng thẳng. Do đó, theo tôi, chương
trình hơn một tiếng đồng hồ họ làm đã không đạt được điều quan trọng nhất mà
ĐCSVN luôn mưu cầu từ nhiều chục năm qua, đó là chính sách đại đoàn kết.”
Không chỉ dừng lại ở chương trình trên, ngày hôm sau
(tức 26 tháng 6), Quân chủng Hải quân Việt Nam phối hợp với Viện Lịch sử quân sự
đồng chủ trì Hội thảo khoa học với chủ đề “Chiến công chống đế quốc Mỹ phong tỏa
sông, biển miền Bắc 1967-1973, Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”, tại trụ
sở Bộ tư lệnh Hải quân (Thành phố Hải Phòng).
Sang đến sáng 27 tháng 6, cũng tại cơ quan Bộ Tư lệnh
Hải quân, Quân chủng Hải quân lại tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến công chống đế
quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường (27/6/1973
- 27/6/2023).
Cách hành xử của hệ thống truyền thông Việt Nam về sự kiện trên bị một số
người cho là không đúng về mặt ngoại giao, đồng thời so sánh với sự kiện trước
đó khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhiều lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc
sang thăm Việt Nam, chưa bao giờ thấy VTV hay HTV dám công chiếu những bộ phim
như “Thị xã trong tầm tay”; “Đất mẹ”; “Người bạn ấy”; “Việt Nam 1979”, là những
bộ phim về đề tài chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979.
Cho RFA hay quan điểm của mình về sự việc trên, nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc tối 27
tháng 6 năm 2023, nói:
“Tại sao không làm trước đó hoặc sau khi hàng
không mẫu hạm USS Ronald Reagan rời Việt Nam? Thời điểm rất là quan trọng.
Chúng ta muốn truyền thông điệp cho ai? Cho Mỹ hay cho Trung Quốc?
Các phương tiện truyền thông của Việt Nam nhắc đi nhắc
lại việc học tập và làm theo tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng những gì Hồ
Chí Minh nói thì họ không nghe. Họ cố lờ đi. Họ không làm. Hồ Chí Minh đã từng
nói: Viết cái gì? Tại sao viết? Viết lúc nào? Viết cho ai? Để phục vụ cho nhiệm
vụ chính trị gì?”
Là người nghiên cứu và dạy lịch sử Việt Nam, tôi
quan niệm lịch sử là câu chuyện đã qua. Bất cứ lịch sử dân tộc nào cũng dạy cho
con cháu dân tộc đó không được quên cội nguồn, không được quên tiến trình lịch
sử của mình. Vấn đề nhắc lại lịch sử tôi thấy là chuyện rất bình thường. Thí dụ
đến ngày 30/4; ngày 20/7; ngày 2/9… các đài truyền hình hay báo chí Việt Nam có
lên án tội ác của đế quốc Mỹ trong thời kỳ cuộc chiến tranh Việt Nam thì tôi
không phê phán.
Tôi không phê phán mục đích chính trị ở đây. Điều
tôi muốn nói là hành xử sao cho có tính văn hóa. Cách hành xử của VTV như thế phải dùng từ “mất dạy” mới
đúng. Không thể nào văn hóa hiếu khách của người Việt Nam thể hiện như vậy.
Và tôi cũng muốn nhà nước Việt Nam phải rút kinh nghiệm trong việc hành xử của
mình trong bang giao quốc tế.”
Ông Đinh Kim Phúc còn cho biết ông lo ngại, với cách
hành xử của VTV, thì sau này, nếu môi trường hòa bình và an ninh của Việt Nam bị
đe dọa; sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam bị đe dọa thì liệu có quốc gia nào
trên thế giới sẽ ủng hộ Việt Nam?
.
Tuyên
truyền có chủ đích?
Đây không phải là lần đầu Việt Nam có hành động bị coi là “chống Mỹ” như
thế. Hồi tháng 7 năm 2021, chỉ một ngày sau khi nhận hai triệu liều vắc-xin Moderna
do Hoa Kỳ chuyển thông qua chương trình COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới, trang
Facebook Trung Đoàn 47 đăng bài phủ nhận việc Hoa Kỳ gửi vắc-xin cho Việt Nam
là hành động viện trợ. Thay vào đó, bài viết cho rằng số vắc-xin này là “nghĩa
vụ của chính phủ Mỹ trong việc thực hiện cam kết của một thành viên tham gia
COVAX”.
Luật sư Vũ Đức Khanh, một người quan tâm đến tình
hình chính trị trong nước nêu quan điểm của ông với RFA:
“Hiện tại ở Việt Nam không có tự do
ngôn luận, cũng không có tự do báo chí. Tất cả các cơ quan truyền thông của Việt
Nam hiện tại điều nằm trong tay đảng cộng sản Việt Nam. Cho nên tất cả những
thước phim tài liệu hay những bản tin lịch sử trong mối quan hệ giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ cách đây hơn 50 năm mà họ phát đều có chủ đích rõ ràng. Họ muốn chuyển
thông điệp rõ ràng.
Đối với Trung
Quốc, họ (chính phủ Việt Nam - PV) có những mối quan hệ rất là đặc biệt. Họ ở
trong tâm thế sợ Trung Quốc nhiều hơn. Họ sẽ không bao giờ có hành động nào làm
phật lòng Trung Quốc. Họ lúc nào cũng sẵn sàng chịu thế yếu kém đối với Trung
Quốc. Còn đối với Mỹ và Phương Tây, họ biết được rằng họ có một giá trị về mặt
chính trị và địa lý trong giai đoạn hiện tại. Họ muốn sử dụng cái thế đó một
cách tối đa.
Họ bất chấp quyền lợi của quốc gia và
dân tộc Việt Nam. Họ chỉ bảo vệ quyền lợi của đảng cộng sản mà thôi. Đó là cái
chủ đích của họ.”
Cách đây ba năm, tháng 10 năm 2020, tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga
có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong ba ngày. Ngày cuối, khi Thủ tướng Nhật
Bản Yoshihide Suga còn chưa rời Hà Nội, thì VTV1 cho chiếu bộ phim tài liệu “Tiếng
Trống Kim Sơn”. Nội dung phim được cho là tố cáo phát xít Nhật tàn sát người Việt
Nam trong cuộc khởi nghĩa chống Nhật vào năm 1945.
Theo lẽ thường, để thể hiện lòng hiếu khách, nhất là trong quan hệ ngoại
giao, thì nước chủ nhà phải làm những điều để vui lòng khách. Thế nhưng VTV, một
cơ quan truyền thông chính thức của nhà nước lại hành xử như thế.
----------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI SỰ
·
Tàu
sân bay USS Ronald Reagan thăm Việt Nam, đánh dấu quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt
‘rất tốt đẹp’
·
USS
Ronald Reagan thăm Đà Nẵng, hai ‘cựu thù’ nay đã trở thành ‘bè bạn tốt của
nhau’
·
Tàu
sân bay Mỹ sắp thăm Đà Nẵng giữa lúc căng thẳng với Bắc Kinh trên Biển Đông ‘vẫn
cao’
No comments:
Post a Comment