Rối rắm quê
quán, nơi cư trú, hộ khẩu: quản lý “hành dân…. là chính”!
Thứ Ba, 06/27/2023 -
20:20 — Gió Bấc
https://www.rfavietnam.com/node/7684
Thảo luận về Luật Căn Cước, Quốc
Hội Đông Lào xôn xao chích chòe bàn tán chữ nghĩa Luật Căn Cước hay Căn Cước
Công Dân, ghi trong căn cước nơi cư trú, thường trú; quê quán, nguyên quán hay
nơi sinh…Úm ba la ai cũng lý sự vì nước vì dân cả. Nhưng trong những ý kiến chí
chóe trí tuệ ngất trời ấy không ai thấy được hệ quả và hậu quả của nền guồng
máy quản lý hành dân là chính, trị an lấn quyền hộ tịch, công an lấn sân tư
pháp gây ra thảm cảnh ngược đời diễn ra hàng ngày hàng giờ. Muốn làm thủ tục thừa
kế, con phải làm hôn thú cho cha mẹ, cháu phải làm khai sinh cho ông bà. Người
độc thân muốn mua bất động sản hay đăng ký kết hôn, phải đi trọn một vòng tất cả
các địa phương từng cư trú để xin xác nhận độc thân…
Năm 2021, khi mẫu hộ chiếu
mới có hiệu lực thì người dân Đông Lào hết hồn vì nhiều nước ở nhiều chậu lục
khác nhau không chấp nhận cho nhập cư vì hộ chiếu không ghi nơi sinh. Bộ Công
An hiên ngang trả lời là làm đúng theo quy định của tổ chức hàng không thế giới
mà quên rằng tổ chức này không có quyền điều hành việc xuất nhập cảnh của các
quốc gia và rất nhiều nước trên thế giới có yêu cầu ghi nơi sinh trong hộ chiếu.
Đây hoàn toàn không phải vô cớ mà nơi sinh là yếu tố quan trọng để xác định cá
nhân A với cá nhân B.
Không thể dùng luật Đông
Lào để ép thế giới, Tô đại tướng phải có công văn chữa cháy ghi thêm bị chú ghi
nơi sinh cho hộ chiếu. Chính phủ phải làm tờ trình Quốc Hội đưa vào nghị quyết
Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV nội dung ghi nơi sinh vào hộ
chiếu. Cái luật Xuất Nhập Cảnh mới rười, vừa có hiệu lực Chánh Phủ phải làm tờ
trình, Ủy Ban thường vụ Quốc Hôi phải thẩm tra, báo cáo, Quốc Hội phải è cô sửa.
(1)
Nhân văn với
30.000 dân “lậu” tước quyền 100 triệu công dân !
Không ai dám trách Tô Đại
tướng một câu. Rảnh thiệt. Can đảm thiệt!
Lần này, cái Chứng Minh
Nhân Dân 9 số, 12 số, Căn Cước Công Dân trong 8 năm Tô Đại tướng đổi 4 lần. Lần
nào cũng đều ưu việt, cũng thuận tiện cho dân. Cả nước vui vẻ rủ nhau đi đổi thẻ
như trẩy hội ngay trong mùa COVID. Lần này lại ra luật mới là Căn Cước không có
chữ Công Dân. Ngay cái tên mới cũng được các trí tuệ đỉnh cao bàn luận rất nhân
văn. Theo đại tướng Tô Lâm, chỉnh lý thông tin "nơi thường trú" thành
"nơi cư trú" in trên căn cước để phù hợp với thực tiễn vì nhiều người
hiện nay chỉ có nơi tạm trú, nơi ở hiện tại hoặc không có nơi thường trú, nơi tạm
trú.(2)
Thực tế là hiện nay có
khoảng 30.000 người dân “lậu” (người Việt không đủ điều kiện là công dân
Việt) nên phải lập ra cái Căn Cước chung chung. Trí tuệ và nhân văn đến mức ấy
thì tại sao lại không nghĩ ra cách giúp họ có đủ thủ tục thường trú, tạm trú để
họ được thành công dân bình đẳng với 100 triệu đồng bào mà lại bất công
tước đoạt chữ công dân của 100 triệu người vô tội? Có ý kiến cho rằng giờ đây
thú cưng, hay đồ vật đắt tiền cũng có căn cước, nếu không có thêm hai chữ CÔNG
DÂN trên thẻ vô tình đồng hóa con người với con vật hay sao? Đúng là Quốc Hội rảnh
việc tập 2.
Cũng giống như Passport,
trong giấy Căn Cước Nhân Dân hiện hành ghi hai thông tin Nơi Thường
Trú và Quê Quán mà không có Nơi Sinh.
Quê Quán là khái niệm
rất mơ hồ và dễ xảy ra mâu thuẫn. Trước đây quê quán được ghi nhận rất tùy tiện,
khôn có định nghĩa rỏ ràng, có thể hiểu là nơi sinh, nơi cư trú của cha mẹ…
. Gần đây theo quy định tại điều 4, Luật Hộ Tich 2014: "Quê quán của cá
nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc
theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh".
Quy định này có cụ thể
hơn nhưng vẫn chưa hợp lý. Quê quán của con cái lê thuộc vào quê quán của cha,
mẹ bất chấp người con này không hề có liên hệ gì với quê quán đó. Người cha quê
ở Lạng Sơn, định cư lập gia đình sinh con ở Cà Mau, quê quán của đứa trẻ phải
ghi là Lạng Sơn mặc dù nó chẳng biết Lạng Sơn tròn méo ra sao? Trong trường hợp
quê quán cha ở Lạng Sơn, mẹ ở Cà Mau nhưng họ cùng lập nghiệp sinh con ở Bình
Dương thì quê quán của con ghi ở đâu?
Cách ghi nhận quê quán
như vậy có liên quan gì đến nhân thân của người được ghi?
Người ta có thể cư trú
nhiều nơi nhưng nơi sinh thì chỉ có một. Theo luật hộ tịch hiện hành " nơi
sinh là nơi chốn - địa danh trẻ được sinh ra". Nếu trẻ được sinh ra tại cơ
sở y tế thì ghi "nơi sinh" theo tên cơ sở y tế kèm địa chỉ cơ sở y tế
(đường, xã, huyện, tỉnh). Nếu sinh ở ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của ba cấp
hành chính (xã, huyện, tỉnh). (3)
Rõ ràng là nơi sinh
gắn liền với cá nhân, là yếu tố quan trọng để xác định lai lịch cá nhân. Vì sao
Việt Nam khác biệt với thế giới, trong quản lý và ghi nhận thông tin, xem trọng Quê
Quán hơn Nơi sinh?
Tăng quyền Hộ Khẩu,
ép chết Khai Sinh
Nguyên nhân sâu xa là não
trạng của người quản lý. Ngành công an là siêu quyền lực, họ tập trung quản cái
cụ thể đang nắm giữ là nơi cư trú thông qua cái vòng kim cô Hộ Khẩu.
Cư trú, đi lại là quyền căn bản của công dân bị biến thành công cụ quản lý đầy
quyền lực của nhà nước, công an. Muốn đi học, đi làm, mua đất đai, đăng ký kết
hôn,…. tất tần tật đều phải thông qua hộ khẩu. Việc quản lý đã lấn sân tiếm quyền
quản lý hộ tịch thậm chí có thời gian dài từ thập kỷ 1980 trở về trước, việc cấp
khai sinh cũng thuộc thẩm quyền của công an.
Giấy khai sinh được giao
lại cho ngành tư pháp một thời gian, đến năm 2014 khi xây dựng dự thảo luật Căn
Cước Công Dân, ngành công an định xóa sổ khai sinh bằng cách cấp căn cước cho
trẻ em ngay từ lúc mới sinh. Bộ Trưởng Tư Pháp Hà Hùng Cường thời ấy phải vất vả
chống đỡ, bảo vệ giấy khai sinh bằng Luật Hộ Tịch, thuyết phục chính phủ,
UBTVQH rằng cho dù có cấp Căn Cước cho trẻ sơ sinh thì vẫn phải làm Giấy Khai
Sinh vì đây là hồ sơ hộ tịch gốc và là giấy thông hành quốc tế cho trẻ em. (4)
Không xoá được khai sinh,
ngành công an cũng cóc cần ghi nhận nơi sinh vào Căn Cước. Khi xây dựng dự thảo
Luật Căn Cước sửa đổi lần này, ngành Tư Pháp phải rón rén vận động thay đồi quê
quán bằng nơi sinh mà không dám nêu đích danh ai sửa, sửa cái giấy tờ gì.
“Tại buổi họp báo thường kỳ quý
3 năm 2022 của bộ Tư Pháp, ông Nguyễn Thanh Hải - cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc
tịch, chứng thực - cho biết Bộ Tư pháp đang "cố gắng đốc thúc các đơn vị
liên quan cho ý kiến sớm về việc ghi nơi sinh thay vì quê quán trên một số giấy
tờ tùy thân".
Ông Hải thông tin thêm,
liên quan đến "nơi sinh", bản thân Luật Hộ Tịch trong giấy khai sinh
biểu mẫu cũng thể hiện rõ "nơi sinh". "Nơi sinh" thể hiện
giá trị phân biệt cá nhân này với cá nhân khác và liên quan đến việc một cá
nhân chào đời. "Nơi sinh" cũng là một trong những thông tin cơ bản sẽ
kết nối sang Cơ sở dữ liệu dân cư” (5)
Không phải tới bây giờ,
trước oai quyền của Tô Đại Tướng và cũng không phải là do là quan chức cấp Cục
của ngành Tư Pháp nên ông Hải phải rón rén. Theo cơ cấu quyền lực của thể chế cộng
sản, Bộ Trường Công An là UVBCT, còn Bộ Trưởng Tư Pháp chỉ là UVTW thấp hơn một
cấp rất xa. Ngay năm 2014, Bộ Trưởng Hà Hùng Cường dù am hiểu khoa học quản lý
hành chính dân sự hộ tịch vẫn phải nhường quyền quản lý cơ sở dữ liệu dân cư
cho ngành công an và chỉ xin giữ một nhánh thông tin hộ tịch. Ông trả lời báo
chí thật nhủn nhặn “Con người khi sinh ra thì cái quan trọng đầu tiên phải
là khai sinh và sẽ được đưa vào dữ liệu hộ tịch. Tất cả mọi diễn biến liên quan
đến nhân thân từ khi sinh cho đến chết đều sẽ được lưu vào dữ liệu hộ tịch và
được kết nối với dữ liệu dân cư, bảo đảm cung cấp những trường thông tin cho
nhau nên sẽ không có chuyện lãng phí. Tuy nhiên, giữa hai cơ sở dữ liệu trên có
những điểm riêng, ví như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở chung để từ
đó phục vụ cho tất cả các ngành khác như bảo hiểm, y tế, giấy phép lái xe…
Còn dữ liệu hộ tịch có những cái riêng mà dữ liệu dân cư không
cần đến, ví dụ trẻ em khi sinh ra có bố hay không có bố…” (6)
Dữ liệu hộ tịch -
sổ Bộ Đời đã có từ xưa
Thật ra Dữ liệu hộ
tịch là tên gọi mới của của định chế pháp luật hộ tịch có từ lâu đời.
Trong thời Pháp Thuộc, người Pháp đã ban hành nghị định áp dụng ở Nam Kỳ từ năm
1871 gọi là Bộ Đời, Bắc Kỳ năm 1895 gọi là Hộ Tịch,
Trung Kỳ từ năm 1912 gọi là Nhân Thể Bộ. Các chế định này tiếp tục
được thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong chế độ VNCH.
Theo đó, mỗi người sinh
ra được làm khai sinh và ghi vào sổ Bộ Đời tại làng, xã nơi sinh trong một
trang riêng. Từ đó đến khi mất, những yếu tố phát sinh về nhân thân như cưới
vợ, ly hôn, tái hôn, sinh con…đều được cập nhật vào sổ bộ đời.
Nhờ sổ Bộ Đời, thủ tục
hành chính hộ tịch như kết hôn, ly hôn, tái hôn…. không lệ thuộc vào nơi cư
trú. Người có nhu cầu kết hôn, ly hôn, tái hôn, … dù đang cư trú ở bất cứ nơi
nào, chỉ việc yêu cầu (trực tiếp hoặc qua thư tín) cơ quan hộ tịch nơi có sổ Bộ
Đời cấp trích lục khai sinh để thực hiện yêu cầu của mình. Khi làm thủ tục kết
hôn, ly hôn hoặc tái hôn… cơ quan hộ tịch hoặc tòa án nơi thụ lý sẽ gửi một bản
sao các chứng thư hộ tịch này cho nơi giử Bộ Đời để cập nhật. Người dân không bị
phiền hà rối rắm.
Ngày nay, do công an lấn
quyền quản lý, trị an lấn sân hộ tịch, dân sự nói chung, giấy khai sinh gần như
vô giá trị, sổ Bộ Đời bị thay bằng Hộ Khẩu người dân bị cuốn trong cơn bảo thủ
tục nhiêu khê với những quy định trớ trêu.
Trong giao dịch dân sự,
người độc thân muốn mua nhà đất phải có giấy xác nhận độc thân của cơ quan hộ tịch
nơi cư trú. Muốn được hộ tịch xác nhận phải được Công An xác nhận cư trú trước.
Với người đã thay đổi nơi cư trú nhiều lần sau năm 18 tuổi sẽ là một thảm họa.
Phải lần lượt đến công an từng nơi cư trú trước đó xác nhận cư trú, và lần lượt
đến các cơ quan hộ tịch địa phương đó xác nhận độc thân.
Người muốn kết hôn cũng
phải qua một cuộc đua marathon như vậy. Nếu việc thay đổi nơi cư trú từ các địa
phương xa nhau hoặc có thời gian ở nước ngoài thì là một cực hình.
Việc cho nhân tài sản,
hoăc hưởng tài sản thừa kế cũng là nỗi khổ nhiều tập. Bà cụ A 95 tuổi, muốn cho
tăng người con phần đất, phải đi làm thủ tục xác nhận quan hệ hôn nhân với ông
chồng 96 tuổi. Với tuổi ấy việc đi lại khó khăn nên người con 65 tuổi phải đi
làm “hôn thú” cho cha mẹ. May mắn là hai vợ chồng cùng cư trú ở cùng địa phương
nên chỉ phải đi lại vài lần, nếu hai người ở hai địa phương khác nhau và thay đổi
chỗ ở thì chỉ biết Bó tay chấm cơm.
Một trường hợp thời sự mà
các luật sư cũng đang bó tay. Bà V có quốc tịch và định cư ở Pháp nhưng vẫn giữ
quốc tịch Việt qua đời để lại miếng đất ở Tây Ninh. Con bà đang định cư ở Anh về
Việt Nam làm thủ tục nhận thừa kế nhưng bế tắc vì theo thủ tục phải có xác nhận
là con của bà V. Bay lòng vòng từ Anh, sang Pháp, Việt Nam để làm các thủ tục
này thì tiền máy bay gấp mười lần giá trị đất.
Tréo ngoe hơn nữa là ông
bà Y qua đời khi đã hơn 90 tuổi, các con làm thủ tục chia thừa kế theo pháp luật
thì cơ quan chức năng yêu cầu phải có khai sinh, khai tử của tất cả những người
thuộc hàng thừa kế thứ nhất tức là bao gồm cả ông bà nội ngoại. Thực tế ông bà
nội ngoại nay phải hơn 120 tuổi, đều đã chết trước khi họ ra đời, chỉ biết tên,
biết ngày cúng giỗ không biết năm mất làm sao có đươc khai sinh khai tử?
Nếu chính quyền cách mạng,
Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục thực hiện chế định sổ Bộ Đời,
tôn trọng giấy khai sinh như bọn tư bản thối nát, thì tất cả những rối rắm ấy
đã không xảy ra.
Tiếc thay, mồ ma hộ khẩu
đã được Tô Đại Tướng khai tử từ mấy năm qua theo Luật cư trú nhưng chỉ là danh
nghĩa. Uy lực hộ khẩu vẫn còn nguyên vẹn trong mọi giao dịch dân sự. Vay tiền
ngân hàng, đi học, mua bán giao dịch nhà đất…. nhất nhất đều phải có hộ khẩu.
Trong tình thế dở sống dở chết nhiều nơi đã thu hồi, tiêu hủy sổ hộ khẩu người
dân càng chết đứng chết ngồi vì “hậu khổ”
------------
CHÚ THÍCH :
1-https://baochinhphu.vn/bo-sung-noi-sinh-trong-ho-chieu-moi-khong-phat-si...
2-https://tuoitre.vn/doi-noi-thuong-tru-thanh-noi-cu-tru-tren-can-cuoc-con...
3-https://tuoitre.vn/nen-ghi-noi-sinh-tren-can-cuoc-cong-dan-thay-vi-que-quan-20220914222136153.htm
4-https://zingnews.vn/chinh-phu-khong-muon-the-can-cuoc-thay-the-giay-khai-sinh-post424323.html
No comments:
Post a Comment