Friday, June 30, 2023

KINH CORAN BỊ ĐỐT TẠI THỤY ĐIỂN : BIỂU TÌNH Ở IRAQ và PHẪN NỘ TRONG THẾ GIỚI HỒI GIÁO (Thanh Hà / RFI)

 



Kinh Coran bị đốt tại Thụy Điển: Biểu tình ở Irak và phẫn nộ trong thế giới Hồi Giáo

Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 30/06/2023 - 13:20

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230630-kinh-coran-b%E1%BB%8B-%C4%91%E1%BB%91t....BB%9Bi-h%E1%BB%93i-gi%C3%A1o 

 

Phẫn nộ chưa nguôi trong thế giới Hồi Giáo sau vụ một người Irak tại Thụy ĐiểN đốt kinh Coran cách nay hai ngày. Hôm qua, 29/06/2023, hàng chục người biểu tình đã chiếm đóng tòa đại sứ Thụy Điển tại Bagdad trong vài phút để phản đối.

 

https://s.rfi.fr/media/display/bdb1d618-172c-11ee-8815-005056a90321/w:980/p:16x9/2023-06-29T150828Z_654341736_RC23T1AEELD4_RTRMADP_3_SWEDEN-DEMONSTRATION-IRAQ.webp

Ảnh minh họa: Người biểu tình tập trung trước đại sứ quán Thụy Điển ở Bagdad, Irak, ngày 29/06/2023. REUTERS - AHMED SAAD

 

Một ngày trước đó Salwan Momika, một người Irak tị nạn tại Thụy Điển đã đốt kinh Coran tại thủ đô Stockholm. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng lên án hành vi nói trên. Từ Ả Rập Xê Út, đến Iran, tất cả đều lên án một cử chỉ « bỉ ổi », mang tính « phỉ báng », xúc phạm đạo Hồi. Chính quyền Maroc, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất triệu đại sứ Thụy Điển lên để phản đối. Một số quốc gia Hồi Giáo chỉ trích chính quyền Thụy Điển im lặng trước hành vi nói trên và tố cáo Stockholm nhân danh quyền tự do ngôn luận để cho những người như Momika xúc phạm Hồi Giáo.

 

Từ thủ đô Bagdad thông tín viên Marie Charlotte Roupie cho biết thêm về lập trường của chính quyền Irak :

 

Người biểu tình chỉ tập hợp vài phút bên trong tòa đại sứ Thụy Điển ở  Bagdad trước khi giải tán một cách ôn hòa, khi lực lượng cảnh sát tới nơi. Họ đã hưởng ứng kêu gọi của Moqtada el-Sadr, một lãnh đạo Hồi giáo theo hệ phái Shia rất có uy tín. Trong một thông cáo ông này huy động đám đông và đòi trục xuất đại sứ Thụy Điển tại Irak, đồng thời rút quyền công dân Irak của kẻ đã đốt kinh Coran hôm Thứ Tư vừa qua tại Stockholm. 

 

Ngay từ Thứ Tư, chính quyền Irak đã lên án hành vi mang tính "kỳ thị"nói trên, một hành động khơi dậy bạo động và hận thù. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Irak đã yêu cầu Thụy Điển trao trả công dân người Irak này cho Bagdad xét xử. 

 

Nhân dịp lễ Aïd el Kébir của người Hồi Giáo, phẫn nộ không nguôi. Một cuộc tập hợp khác được dự trù diễn ra vào chiều nay, vẫn theo lời kêu gọi của Moqtada el-Sadr. Trong một thông cáo ông này chủ trương không tấn công tòa đại sứ Thụy Điển. 

 

------------------------------

Các nội dung liên quan

Căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ - Thụy Điển: Nga đứng đằng sau vụ đốt kinh Coran ?

 

Vụ đốt kinh Coran : Các nước phương Tây cảnh báo công dân về nguy cơ khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ

 

 

 



No comments:

Post a Comment