Công văn Cục thuế
TPHCM hé lộ điều gì quanh chuyện thuế của bà Minh Hồng?
BBC
News Tiếng Việt
2 tháng 6 2023, 22:32 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65762542
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/11270/production/_129965207_obamafellowhonghoang.jpg
Bà Hoàng Minh Hồng (áo dài, giữa) chụp ảnh cùng cựu
tổng thống Mỹ Obama và các học giả Quỹ Obama
Ngày
1/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định thông tin nhà hoạt động môi trường nổi
tiếng - Hoàng Thị Minh Hồng - bị bắt với cáo buộc trốn thuế.
Sự kiện này làm rúng động cộng đồng quốc tế, bởi bà Hồng từng là một
trong những cá nhân tiêu biểu hoạt động tích cực hàng chục năm nay trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường, đạt những thành tích đáng nể được quốc tế công nhận.
Bà Hồng bị bắt trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán với quốc tế để nhận
được 15,5 tỷ USD tài trợ để thực hiện chuyển đổi từ điện than sang năng lượng sạch.
Vụ Đặng Đình
Bách: 'Luật thuế VN mù mờ khiến nhiều tổ chức, cá nhân gặp họa'
'Anh hùng
khí hậu' Ngụy Thị Khanh được trả tự do
Vì sao nhà
hoạt động môi trường Đặng Đình Bách nói sẽ 'tuyệt thực đến chết' trong tù?
Người phụ nữ
Việt 'truyền cảm hứng' cho Obama
Ngay sau sự việc bốn nhà hoạt động môi trường là Đặng
Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, Ngụy Thị Khanh bị bắt về tội trốn thuế
hồi 2021-2022, bà Hồng đã xin ý kiến chỉ đạo chính thức từ Cục thuế TP.HCM về
tình trạng thuế của tổ chức CHANGE - nơi bà làm giám đốc, theo ông Swanton.
.
Công
văn Cục thuế TPHCM
Theo công văn của cơ quan thuế trả lời bà Hồng mà BBC có trong tay, theo
đó, Công văn Cục thuế TPHCM ngày 8/4/2022 viết:
"Trả lời văn
bản số 04/0322/CV-CHANGE ngày 07/03/2022 của Trung tâm hành động và liên kết vi
môi trường và phát triển (sau đây gọi là Trung tâm) về việc xuất hóa đơn đầu
ra, hoàn thuế GTGT và các loại thuế dành cho tổ chức phi lợi nhuận.
Về vấn đề này, Cục
Thuế TP.Hồ Chí Minh có kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số
219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia
tăng (GTGT); Căn cứ khoản Điều Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ
Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):
"Thu nhập được
miễn thuế...7. Khoản tài trợ nhận được để sứdụng cho hoạt động giáo dục, nghiên
cứu khoa học, văn hóa. nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác
tại Việt Nam.
Trường hợp tổ chức
nhận tài trợ sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ trên thì tổ chức nhận
tài trợ phải tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên phần sử dụng sai mục
đích trong kỳ tính thuế phát sinh việc sử dụng sai mục đích.
Tổ chức nhận tài
trợ quy định tại khoản này phải được thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê.
Căn cứ quy định
trên: Trường hợp Trung tâm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê nhận tài trợ sử
dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, từ thiện, nhân đạo và hoạt động
xã hội khác tại Việt Nam thì khoản tài trợ này là thu nhập được miễn thuế TNDN
theo quy định.
Trường hợp Trung
tâm nhận tài trợ sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ trên thì phải
tính nộp thuế TNDN tính trên phần sử dụng sai mục đích trong kỳ tính thuế phát
sinh việc sử dụng sai mục đích.
Khi nhận khoản tài
trợ Công ty lập chứng từ thu (không lập hóa đơn). Trường hợp Trung tâm nhận tiền
của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như quảng cáo,
... thì Trung tâm phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế (thuế GTGT, TNDN) theo
quy định.
Cục Thuế TPHCM trả
lời Trung tâm biết và thực hiện."
Bình luận với BBC về sự việc này, TS Ben Swanton, đồng Giám
đốc Dự án 88 (Project88) hoạt động vì nhân quyền Việt Nam, nói:
"Ý kiến này là bằng
chứng về tình trạng miễn thuế của CHANGE. Vì vậy, việc bây giờ công an buộc bà
Hồng tội trốn thuế là hoàn toàn bất hợp pháp," ông Ben Swanton nói
với BBC News Tiếng Việt.
Trong thông cáo báo chí phát đi chiều 2/6, Cao
ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) nói tổ chức này 'vô cùng quan ngại trước
việc nhà hoạt động môi trường nổi tiếng Hoàng Thị Minh Hồng bị bắt giữ."
OHCHR bày tỏ lo ngại trước xu hướng bắt giữ các nhà hoạt động môi trường
và quy họ vào tội 'trốn thuế' của chính phủ Việt Nam, đồng thời kêu gọi Hà Nội
xem xét lại các luật liên quan để đảm bảo chúng hoàn toàn tuân thủ tiêu chuẩn
quốc tế.
‘Người
truyền cảm hứng cho Obama’
Bà Hoàng Minh Hồng từng là người Việt Nam đầu tiên được lựa chọn đặt chân
tới Nam Cực.
Bà là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất toàn cầu do tạp chí Forbes bình
chọn năm 2019.
Bà cũng là người Việt đầu tiên giành học bổng của Quỹ Obama tại Đại học
Comlumbia.
Năm 2015, tổ chức Climate Heroes vinh danh bà Hồng là 'người hùng khí hậu'.
Tổng thống Obama từng đăng trên Twitter của ông năm 2018, rằng Hoàng Thị
Minh Hồng là một những người trẻ đã 'truyền cảm hứng cho ông'.
Bà Hoàng Minh Hồng từng làm việc cho WWF, tham gia bảo tồn và cứu hộ các
loài động vật hoang dã. Sau này, bà đứng ra hoạt động độc lập, thành lập CHANGE
(Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển), thu hút nhiều bạn
trẻ tham gia thay đổi nhận thức về môi trường cho cộng đồng.
‘Đột
kích và thẩm vấn’
Theo các nguồn tin mà BBC nhận được, công an đột kích vào văn phòng của
CHANGE hôm 30/5, tịch thu các thiết bị và ngăn không cho nhân viên rời đi.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/16D95/production/_106298539_obamasummit1-cof.jpg
Chị Hoàng Minh Hồng trong lần thứ hai gặp cựu Tổng
thống Mỹ Obama
Bà Hồng và chồng bị giam giữ, sau đó chồng bà Hồng được thả.
Cấp phó của bà Hồng và kế toán của bà cũng bị thẩm vấn.
Có ít nhất năm người vẫn đang bị cảnh sát thẩm vấn trong sáng 1/6.
Ông Ben Swanton, tác giả báo cáo công
phu mới công bố gần đây về vụ việc bốn nhà hoạt động
môi trường bị bắt về tội trốn thuế, đã chỉ ra sự mơ hồ của luật thuế Việt Nam.
Báo cáo chỉ ra rằng luật
thuế Việt Nam đã được 'vũ khí hóa' để bịt miệng những người lẽ ra đóng vai trò
giám sát độc lập việc chính phủ Việt Nam có thực hiện các cam kết về môi trường
để nhận được khoản tài trợ 15,5 tỷ USD hay không.
Ông Swanton chỉ ra rằng
những gì xảy ra với bà Hồng cũng giống với kịch bản đã xảy ra với bốn nhà hoạt
động môi trường Ngụy Thị
Khanh, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách và Bạch Hùng Dương.
Hoàng Minh Hồng
"Việc bà Hồng bị bắt vào thời điểm này là do bà
là một trong những nhà hoạt động khí hậu độc lập nhất trong nước hiện chưa ngồi
tù. Bà có thể buộc chính phủ phải chịu trách nhiệm về những lời hứa mà họ đã
đưa ra trong khuôn khổ Sáng kiến chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP),"
theo ông Swanton.
Kế hoạch triển khai JETP hiện đang được đàm phán giữa Việt Nam và các nước
G7. Việt Nam đã được hứa tài trợ 15,5 tỷ USD thông qua sáng kiến này.
"Với việc
bà Hồng bị giam giữ, không còn xã hội dân sự nào để đảm bảo rằng chính quyền sẽ
chuyển đổi khỏi nhiệt than và nhiên liệu hóa thạch như họ đã hứa," ông Swanton nói.
Sự
đóng cửa của CHANGE
Năm
2022, cùng hàng loạt các NGO khác của Việt Nam, CHANGE đóng cửa.
Đây được
cho là động thái nhằm bảo vệ chính mình của các NGO sau khi bốn nhà hoạt động
môi trường bị bắt với cáo buộc trốn thuế.
Giám đốc một tổ chức NGO nói với BBC trong điều kiện
giấu tên rằng luật thuế Việt Nam rất 'mù mờ'.
Theo luật, các khoản tài trợ nước ngoài cho các hoạt
động văn hóa nghệ thuật, nghiên cứu, giáo dục, nhân đạo tại Việt Nam thì sẽ được
miễn thuế và khi nhận tài trợ thì không cần làm hóa đơn mà chỉ lập chứng từ
thu. Nếu dùng cho các mục đích khác thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Vị này nói rằng luôn luôn có những hoạt động phát
sinh mà cán bộ thuế có thể khép ngay tổ chức NGO vào tội trốn thuế vì đã sử dụng
nguồn tiền tài trợ 'sai mục đích'.
Bên cạnh đó, do các NGO địa phương đặt dưới sự quản
lý của Hiệp hội Các tổ chức Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), mọi dự án của
NGO đều phải thông qua VUSTA. Tuy nhiên, thời gian để thẩm định, phê duyệt thường
kéo dài rất lâu nên đã có lúc có sự 'thống nhất' ngầm để các NGO cứ triển khai
dự án trước khi chờ được phê duyệt.
Các điều khoản quy định về thuế lại mù mờ khiến nhiều
NGO không rõ mình được xếp vào loại hình thuế nào và ngay cả khi liên lạc với Cục
thuế để hỏi thì cũng nhận được hướng dẫn chung chung.
Việc này càng dễ dàng đẩy các nhà quản lý NGO vào
vòng lao lý.
Trên thực tế, bà Hồng đã lo lắng rằng điều này có thể
xảy ra với mình nên vào ngày 24/8/2022, bà thông báo cho VUSTA về quyết định
đóng cửa CHANGE.
Tuy nhiên, VUSTA không cho phép bà đóng cửa tổ chức,
theo thông tin từ Dự án Project88.
Thay vào đó, Cục thuế khóa mã số thuế của CHANGE,
"qua đó ngăn cản tổ chức này thực hiện các khoản nộp thuế tiếp theo,"
ông Swanton nhận định.
"Tôi cho rằng đây là một mánh khóe được sử dụng
để giữ cho CHANGE trong tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý. Bằng cách ngăn
CHANGE thanh toán thuế, công an có thể duy trì mối đe dọa truy tố bà Hồng, với
tư cách là đại diện của CHANGE, vì tội trốn thuế doanh nghiệp."
.
Tiếng
nói từ các tổ chức quốc tế
TS Swanton cho rằng các quốc gia đang tài trợ cho
quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam (Liên minh Châu Âu, Vương quốc
Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng
hòa Pháp, Cộng hòa Ý, Canada, Vương quốc Đan Mạch và Vương quốc Na Uy) nên đưa
ra các tuyên bố công khai ngay lập tức yêu cầu trả tự do cho bà Hồng.
Họ cũng nên cho chính
phủ Việt Nam biết rằng sẽ không có một đồng đô la nào trong số 15,5 tỷ USD được
chuyển dưới gói tài trợ JETP cho đến khi các ông bà Hoàng Hồng, Đặng Đình Bách
và các nhà hoạt động khí hậu khác được trả tự do khỏi việc giam giữ tùy tiện.
"Việc giam giữ bà Hồng mà không có cáo buộc nào
cả là một cái tát mạnh vào mặt cộng đồng quốc tế. Nó chứng tỏ rằng, trái với luận
điệu tuyên truyền của mình, chính phủ Việt Nam không tôn trọng nhân quyền và
không muốn xã hội dân sự tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng của đất
nước.
Thay vào đó, chính quyền muốn chính sách do nhà nước
và đảng quyết định, với rất ít sự tham gia của người dân- những người bị xem là
khán giả," đại diện Dự án 88 nói.
Bình luận về vụ bắt giữ
bà Hồng, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực
châu Ấ (HRW) cũng cho rằng các nước Hoa Kỳ, EU và các chính phủ
khác đang xếp hàng để cung cấp nguồn lực cho các chương trình biến đổi khí hậu
của Việt Nam 'nên lấy làm quan ngại' về diễn biến này.
"Nếu
không có sự tham gia của người dân vào chính sách môi trường được huy động
thông qua nỗ lực của Hồng và các tổ chức xã hội dân sự khác, các chương trình ứng
phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam sẽ bị thiếu hụt và thất bại."
"Để giải
quyết cuộc khủng hoảng môi trường sắp xảy ra của đất nước, chính phủ nên hoan
nghênh những nỗ lực mang tính xây dựng của một loạt các nhóm chính thức và không
chính thức. Việt Nam không nên biến các doanh nhân và các tổ chức độc lập thành
đối tượng để đàn áp tùy tiện, hoặc coi các nhà bảo vệ môi trường như kẻ
thù." ông Robertson phát biểu.
-------------------------
TIN LIÊN QUAN
Vụ Đặng Đình Bách: 'Luật
thuế VN mù mờ khiến nhiều tổ chức, cá nhân gặp họa'
17 tháng 5 năm 2023
.
'Anh hùng khí hậu' Ngụy Thị
Khanh được trả tự do
15 tháng 5 năm 2023
.
Vì sao nhà hoạt động môi
trường Đặng Đình Bách nói sẽ 'tuyệt thực đến chết' trong tù?
16 tháng 5
năm 2023
.
Người phụ nữ Việt 'truyền
cảm hứng' cho Obama
3 tháng 4 năm 2019
No comments:
Post a Comment