14.1%
dân số Việt Nam bị rối loạn tâm thần
An
Vui - Saigon Nhỏ
28 tháng 6, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/14-1-dan-so-viet-nam-bi-roi-loan-tam-than/
Đó là số liệu từ hội thảo
“Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần tại TP.HCM”, do Sở Y tế thành
phố phối hợp với bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 1 (Hà Nội) tổ chức ngày 28 Tháng
Sáu.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/06/28.6.23_Anh-5.jpg
Một bệnh nhân sa sút về tinh thần đang được kiểm tra sức khỏe – Ảnh: Tuổi
Trẻ
Hội thảo được Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) hỗ trợ, nhằm đưa ra hướng chăm sóc sức khỏe tâm thần tại các trạm
y tế địa phương.
Tỷ lệ 14.1% dân số tức
tương đương khoảng 14 triệu người Việt Nam bị rối loạn tâm thần, thế nhưng toàn
ngành y tế chỉ có khoảng 1,000 bác sĩ chuyên khoa tâm thần (năm 2020).
Số lượng bác sĩ chuyên
khoa tâm thần quá ít (tỷ lệ 1 bác sĩ/14,000 bệnh nhân) nên các bác sĩ này chỉ
chữa trị tại các bệnh viện lớn tuyến trung ương và các thành phố lớn, còn địa
phương như huyện, xã, thôn… thì hầu hết không có dịch vụ chăm sóc, cũng chả có
nhân viên y tế chuyên trách.
Tuổi Trẻ ngày 28 Tháng Sáu dẫn lời ông Lại Đức Trường,
Đại diện văn phòng WHO tại Việt Nam, nhận định công tác chăm sóc sức khỏe tâm
thần tại Việt Nam chưa lồng ghép vào hệ thống chung, tuyến huyện hoàn toàn bị bỏ
trống. Vì vậy, khoảng trống điều trị bệnh lý tâm thần ở Việt Nam hiện nay rất lớn
(ước tính 90%), tạo ra gánh nặng lớn cho tương lai.
Bên cạnh đó, người bệnh
tâm thần ở Việt Nam hiện chỉ điều trị bằng thuốc, không có tâm lý trị liệu, thiếu
nguồn tài chính bền vững…
Ông Trường đánh giá các vấn
đề về sức khỏe tâm thần của người Việt Nam có rất nhiều thách thức và số lượng
bệnh nhân ước tính sẽ còn gia tăng khi đối diện với áp lực công việc, khoảng
cách giàu nghèo và bất bình đẳng…
Không những thế, phần lớn
người dân đều kỳ thị người bị bệnh tâm thần, cho rằng “bệnh tâm thần” là “điên”
nên người bị bệnh rất sợ hãi, có tâm lý giấu bệnh.
Chuyên viên của WHO tại
Việt Nam khuyến nghị ngành y tế Việt Nam cần cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
tâm thần toàn diện, lồng ghép vào chương trình chăm sóc sức khỏe chung, chăm
sóc sức khỏe ban đầu, đồng thời tăng cường dự phòng và nghiên cứu sức khỏe tâm
thần.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/06/28.6.23_Anh-6.jpg
Bệnh nhân và thân nhân chờ đợi khám bệnh ở Bệnh viện
Tâm Thần thành phố – Ảnh: Tuổi Trẻ
Trong hội thảo, bác sĩ Trần
Duy Tâm, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Tâm Thần thành phố cho biết:
Tại Sài Gòn, nhóm người trên 65 tuổi bị sa sút tâm thần chiếm tỷ lệ cao nhất, từ
7.8 – 9.7%, trong khi tỷ lệ này trên toàn quốc chỉ 0.78%. Đứng thứ nhì ở Sài
Gòn là số người mắc bệnh trầm cảm, chiếm tỷ lệ 9.5%, trong khi tỷ lệ này trên
toàn quốc chỉ 2.47%.
Mạng lưới chăm sóc sức khỏe
tâm thần cộng đồng tại Sài Gòn gồm có một bệnh viện Tâm Thần thành phố, 21
phòng khám tâm thần và 321 trạm y tế, với số hồ sơ khoảng 10,000 bệnh nhân tâm
thần phân liệt, 7,000 bệnh nhân động kinh.
Số nhân viên y tế chuyên
điều trị bệnh tâm thần ở Sài Gòn chỉ có 64 bác sĩ, 150 điều dưỡng và 15 chuyên
viên tâm lý, quá ít so số bệnh nhân nên các phòng khám công đều vượt số bệnh
nhân điều trị, hầu hết chỉ được khám qua loa và cho thuốc uống, không có thời
gian trị liệu tâm lý (trừ khi đến phòng mạch tư).
Ngoài ra, Sài Gòn còn có
hơn 3,000 bệnh nhân tâm thần không người thân, không giấy tờ, đang điều trị tại
các trại điều dưỡng thuộc Sở Lao động thành phố, còn số bệnh nhân tâm thần lang
thang trên đường không tính, vì không có số thống kê.
Do số bệnh nhân tâm thần
quản lý lỏng lẻo, ngày 30 Tháng Mười Hai 2021, một tài xế lái xe tải đã gây tai
nạn giao thông tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, làm chết hai người và làm bị
thương 17 người rồi chạy trốn. Khi công an giao thông chận bắt được người này mới
hay… đây là một bệnh nhân tâm thần có sổ khám bệnh thường xuyên.
Tuổi Trẻ ngày 5 Tháng Giêng 2022 đã đặt vấn đề về
trách nhiệm của các bác sĩ khi khám sức khỏe tổng quát để tài xế này đủ điều kiện
được cấp giấy phép lái xe.
Đó là tài xế Nguyễn Văn
Thâu (36 tuổi, ngụ tại xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn) có bệnh án tâm thần từ năm
2006 nhưng trong hai lần khám sức khỏe: Năm 2016 để thi lấy giấy phép lái xe và
năm 2021 để đổi giấy phép lái xe thì cả hai lần, các bác sĩ ở Trung tâm Y Tế
huyện Tuy Phước và bệnh viện đa khoa Hòa Bình đều chứng nhận Thâu “đủ điều kiện
về sức khỏe”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/06/28.6.23_Anh-4.jpg
Một tài xế xe tải container gây tai nạn giao thông
nghiêm trọng ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định có tiền sử bệnh tâm thần vẫn được
chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe để nhận giấy phép lái xe – Ảnh: Tuổi Trẻ
Vì sao một người có bệnh
án bệnh tâm thần mà cả hai lần khám tổng quát đều được chứng nhận đủ điều kiện
sức khỏe?
Ông Lê Quang Hùng, Giám đốc
Sở Y tế tỉnh Bình Định, đã trả lời: “Trường hợp của tài xế Thâu – người có bệnh
tâm thần mà đi khám sức khỏe ở hai bệnh viện để thi giấy phép lái xe và các bác
sĩ ở hai bệnh viện này đều đánh giá sức khỏe bình thường, thì không thể nói các
bác sĩ sai”.
Ông Hùng biện minh: Thứ
nhất, vào thời điểm đi khám sức khỏe, nếu hành vi, câu trả lời, biểu hiện của bệnh
nhân là bình thường thì các bác sĩ không thể nói họ bị bệnh tâm thần hoặc buộc
họ phải làm các bài kiểm tra về tâm thần; thứ hai, nếu họ có tiền sử bị tâm thần,
bị động kinh… mà cố tình che giấu thì bác sĩ cũng không thể phát hiện.
Ngày 4 Tháng Giêng 2022, ông
Nguyễn Đăng Khoa, Trưởng trạm y tế xã Nhơn Phúc (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định),
cho biết tài xế Nguyễn Văn Thâu có hồ sơ bệnh án tâm thần tại Trạm y tế xã Nhơn
Phúc và nhận thuốc điều trị hằng tháng tại đây kể từ năm 2006, với chẩn đoán rối
loạn cảm xúc, rối loạn tư duy, rối loạn hành vi và rối loạn giấc ngủ, được xác
định bị tâm thần phân liệt thể không biệt định với mã số F20.3, được điều trị tại
nhà.
Cho đến khi gây ra tai nạn,
hằng tháng Nguyễn Văn Thâu vẫn đều đặn đến nhận thuốc điều trị tại trạm y tế xã
Nhơn Phúc, với diễn biến bệnh: Tinh thần ổn định (?)
Việc Thâu đi thi và lấy
giấy phép lái xe thì cả địa phương lẫn trạm y tế xã Nhơn Phúc đều trả lời không
hề hay biết.
No comments:
Post a Comment