Việt
Nam Cộng Hòa và Miền Nam sau năm 1975: Luật Khoa đã viết những gì
April 29, 2023 . 9:25 AM
https://www.luatkhoa.com/2023/04/viet-nam-cong-hoa-va-mien-nam-sau-nam-1975/
Các bài viết quan trọng
về Việt Nam Cộng hòa và miền Nam Việt Nam sau năm 1975 mà Luật Khoa đã từng viết.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1304/2023/04/15338699562_7694e35aaf-1.jpg
Tòa đô chánh Sài Gòn, nơi làm việc và
hội họp của chính quyền thành phố thời Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: Jon Dorrough.
Việt Nam Cộng hòa với thời gian tồn tại chỉ hai thập niên, nếu xét theo
chiều dài lịch sử của dân tộc thì rõ ràng thực thể này chỉ là một chớp mắt. Tuy
vậy, trong một thoáng xuất hiện rồi biến mất, chính thể này để lại nhiều cái đầu
tiên cho Việt Nam mà sự ảnh hưởng và di sản tới ngày nay là không thể chối cãi.
Trong khoảng 20 năm, người dân miền Nam đã có cơ hội trải nghiệm một nền
dân chủ và pháp trị thực thụ, tuy ngắn ngủi nhưng để lại nhiều dấu ấn quan trọng.
Những giá trị tiến bộ của đời sống dân chủ ở miền Nam được thể hiện trong sự trải
nghiệm của các tầng lớp nhân dân, của xã hội dân sự, và ở không gian học thuật
đa dạng, v.v.
Sau 30/4/1975, người dân miền Nam mất đi chính quyền của mình, và ngụp
lặn trong những con sóng lớn của sự thù hằn, nghi ngờ mà phe chiến thắng mang đến.
Nó đã phá hoại và làm sụp đổ gần như tất cả những thành tựu về kinh tế, chính
trị, văn hóa của miền Nam.
Trong khi đó, miền Bắc thì vừa trải qua thời kỳ dốc toàn bộ nguồn lực về
con người và của cải để theo đuổi cuộc chiến chống Mỹ, làm sụp đổ chính quyền
miền Nam. Trong 20 năm tương tàn, xã hội miền Bắc cũng kiệt quệ.
Đất nước được tiếng là thống nhất nhưng nhiều người từ Bắc tới Nam ồ ạt
đi vượt biên, bỏ mạng ngoài biển khơi.
Luật Khoa trong những năm qua đã viết nhiều bài về chính thể Việt Nam Cộng
hòa và những gì xảy ra sau ngày 30/4/1975. Cách chúng tôi tiếp cận với vấn đề
Việt Nam Cộng hòa, cũng như với mọi vấn đề khác, là đa chiều, đa quan điểm,
không vì điều gì mà tự kiểm duyệt nội dung.
Luật Khoa xin giới thiệu các bài viết quan trọng mà chúng tôi đã viết về
vấn đề này để độc giả tham khảo.
Timeline:
Lịch sử Việt Nam Cộng hòa
Bài viết
này nằm trong số báo tháng Tư năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần
đầu trên ấn bản PDF ngày 26/4/2022. 21/7/1954: Hiệp định Geneva được ký kết,
chia lãnh thổ Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc. 23/
Luật
Khoa tạp chí Luật Khoa tạp chi
Thể chế, hiến pháp, chính sách
Hiến
pháp Việt Nam Cộng hòa nói gì về đảng phái? – Kỳ 1
Xét riêng về
chế định đảng chính trị, Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa năm 1967 tương phản toàn
diện với Hiến pháp Việt Nam hiện hành. Ngày 26/10/1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm
long trọng tuyên bố sự ra đời của quốc gia Việt Nam Cộng hòa ở phía Nam của vĩ
tuyến 17, mở […]
Luật
Khoa tạp chí Trịnh Hữu Long
Hiến
pháp Việt Nam Cộng hòa nói gì về đảng phái? – Kỳ 2 và hết
Ở kỳ trước, độc giả đã tìm hiểu về thể chế
chính trị đa đảng hướng tới thể chế lưỡng đảng của nền Đệ nhị Cộng hòa ở
miền Nam trước năm 1975. Phần này sẽ bàn về các quy định khác của bản Hiến pháp
1967 liên quan đến đảng phái chính trị: quân đội […]
Luật
Khoa tạp chíTrịnh Hữu Long
.
8
điều đáng chú ý về Hiến pháp 1956 của Việt Nam Cộng hòa
Chúng
ta có thể học được gì từ bản hiến pháp của nền Đệ nhất Cộng hòa?
.
Cuộc
trưng cầu dân ý đưa Ngô Đình Diệm lên chức tổng thống có dân chủ?
Bầu cử ở Việt Nam Cộng hòa, nhất
là cuộc trưng cầu dân ý phế truất Bảo Đại, lập nền cộng hòa và đưa Ngô Đình Diệm
lên chức tổng thống, theo mô tả của báo chí đương đại hiện nay, có thể tổng hợp
trong vài từ như “giả hiệu”,
.
Bầu
cử năm 1967 ở miền Nam: Dân chủ nhất trong lịch sử Việt Nam?
Các cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý sau thời kỳ Ngô Đình Diệm nắm quyền
không thoát khỏi cái nhìn cú diều của nhiều nhà sử học Việt Nam lẫn một số nhà
báo phương Tây cánh tả vốn đã có sẵn định kiến với nhà nước Việt Nam Cộng hòa.
Song thiện cảm […]
.
Cải
Cách Ruộng Đất, Cải Cách Điền Địa và Người Cày Có Ruộng
Hiển nhiên dải đất hình chữ S Việt Nam hiện đại không chỉ chứng kiến
duy nhất một cuộc cải cách ruộng đất. Tại hai đầu đất nước, mỗi quốc gia đều có
những định hướng và chính sách đất đai riêng biệt nhằm hướng đến những mục tiêu
chính trị, kinh tế và xã […]
Luật
Khoa tạp chí Nguyễn Quốc Tấn Trung
No comments:
Post a Comment