Vấn
nạn di cư toàn cầu do khí hậu gây ra, một bài toán khó!
Trang Nguyên -
Saigon Nhỏ
26 tháng 5, 2023
Vấn nạn người di cư chạy trốn khỏi mực nước biển dâng cao và thời tiết
khắc nghiệt, nghèo đói trầm trọng và chế độ độc đoán ngày càng tăng là một “hiện
tượng” trên toàn thế giới và là cuộc khủng hoảng chưa từng suy giảm ở Hoa Kỳ.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/5-19-Di-cu-khi-hau-GettyImages-1-1024x682.jpg
Một đoàn công nhân di cư do khí hậu vội vã đến văn phòng cho kịp giờ sau
khi vượt sông Poshur bằng thuyền tại thành phố Mongla ở Bagerhat, Bangladesh
vào ngày 28 Tháng Tám năm 2022. Nhiều người di cư làm việc trong khu vực khu chế
xuất (EPZ) để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một Ngân hàng Thế giới dự
đoán ở Bangladesh 19 triệu người sẽ trở thành người tị nạn khí hậu ngay trong
quốc gia này. (ảnh: Zakir Hossain Chowdhury/Cơ quan Anadolu via Getty Images)
Tình trạng di cư ngày càng được đáp ứng bằng
cách đổ lỗi cho những người cố gắng tìm kiếm sự an toàn và sinh tồn trong bối cảnh
các phong trào dân túy và chủ nghĩa bản địa đang gia tăng ở các quốc gia trên
khắp châu Âu và phần lớn phương Tây. Biên giới đang được thắt chặt, làm trầm trọng
thêm các khía cạnh chính trị và nhân đạo của cuộc khủng hoảng vốn dĩ rất tàn khốc.
Để hiểu tại sao lại có một cuộc khủng hoảng di
cư và những gì có thể và nên làm để giải quyết vấn đề này, Tổ chức Dịch Vụ Truyền
Thông Thiểu Số (EMS) mời được một
số chuyên gia đến tham dự hội thảo qua Zoom hôm 19 Tháng Năm, để đưa ra hiểu biết
và kiến thức chuyên môn về một trong những vấn đề trọng tâm của thời đại.
Diễn ra Susan Fratzke, nhà phân tích chính
sách cao cấp với Chương trình quốc tế của Viện chính sách di cư (Migration
Policy Institute’s International Program), cho biết: “Mọi người đang tìm nơi ẩn
náu, người ta lưu ý rằng dòng người di cư trong thập kỷ qua không chỉ tăng lên
mà còn mở rộng quy mô toàn cầu. Họ không chỉ chuyển đến một quốc gia ngay bên
sát biên giới hay không quá xa nơi quê hương mình, mà họ đang cố tìm kiếm nơi ẩn
náu, ở bất cứ nơi nào trên khắp thế giới này.”
Chỉ riêng năm ngoái, Âu châu đã nhận gần 1 triệu
đơn xin tị nạn – từ các quốc gia như Syria và Afghanistan đến Colombia và
Venezuela, trên 4 triệu người Ukraine phải bỏ xứ chạy loạn trong cuộc xâm
lược của Nga, một năm trước đây. Thổ Nhĩ Kỳ là nơi sinh sống của khoảng 4 đến 6
triệu người di cư và tị nạn, ngoài ra còn là hành lang trung chuyển chính cho
những người tìm đường đến châu Âu, trong khi trên khắp châu Mỹ Latinh, khoảng 7
triệu người Venezuela sinh sống khắp lục địa, nhiều người trong số họ định cư ở
Colombia và Peru .
Cũng theo bà Fratzke, do các chính sách
nhập cư và tị nạn nghiêm ngặt và lỗi thời, hàng triệu người buộc phải di chuyển
qua những tuyến đường nguy hiểm, đến các quốc gia một cách bất hợp pháp, để tìm
kiếm một cuộc sống tốt hơn.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/5-19-Di-cu-khi-hau-GettyImages-2-1280x853.jpg
Những người ủng hộ tổ chức từ thiện Cơ đốc giáo Tearfund tham gia cùng
các nhà vận động công lý khí hậu diễu hành từ Trung tâm Shell đến Quảng trường
Trafalgar để yêu cầu tài trợ khí hậu khẩn cấp và bồi thường thiệt hại cho các cộng
đồng phía nam toàn cầu vào ngày 12 Tháng Mười Một năm 2022 tại London, Vương quốc
Anh. Cuộc tuần hành do Liên minh Công lý Khí hậu tổ chức như một phần của Ngày
Hành động Toàn cầu do các nhóm chiến dịch khí hậu Phi châu kêu gọi tại COP27. (ảnh:
Mark Kerrison/In Pictures via Getty Images)
Fratzke cũng lưu ý hầu hết các quốc gia phát
triển đều áp đặt các hạn chế về công việc và gia đình đối với người di cư, ưu
tiên những người lao động có tay nghề cao, gây tổn thương cho nhiều người mang
ước vọng đổi đời. Thậm chí, vào thời điểm này mà còn có người vượt biển bị
bỏ rơi, không được cứu vớt – hành động vi phạm luật nhân quyền quốc tế.
Biến đổi khí hậu thúc đẩy khủng hoảng di cư. Tất
cả những điều này xảy ra khi Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết rằng trong
vòng 5 năm tới có thể sẽ là thời điểm nóng nhất được ghi nhận khi mô hình El
Nino xuất hiện, đe dọa sẽ có nhiều trận mưa như trút nước hơn, những đợt nắng
nóng kéo dài và nguy hiểm hơn cũng như các đợt hạn hán và cháy rừng dữ dội hơn.
Diễn giả Amali Tower, người sáng lập và giám đốc
điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Climate Refugees nói: “Không còn nghi ngờ
gì nữa, biến đổi khí hậu đang thúc đẩy sự dịch chuyển toàn cầu, mỗi năm có khoảng
23 triệu người phải di dời do các thiên tai liên quan đến khí hậu và thời tiết.
Tower cho biết 80% -90% người tị nạn xuyên biên giới trên toàn thế giới đến từ
các quốc gia được coi là dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Bất chấp
thực tế đó, tị nạn khí hậu vẫn chưa phải là một phạm trù pháp lý được công nhận
theo luật pháp quốc tế. Theo Công ước về Người tị nạn năm 1951, các cá nhân chỉ
có thể xin tị nạn nếu bị ngược đãi vì chủng tộc, tôn giáo, hoặc quan điểm chính
trị.
Tower cũng trình bày chi tiết về luật pháp Hoa
Kỳ được đề xuất và những thay đổi chính sách của Liên Hợp Quốc có thể mở rộng
các quy tắc tị nạn, bao gồm cả những người tị nạn vì khí hậu.
Andrew Rosenberg, trợ lý giáo sư Khoa học
Chính trị tại University of Florida và là tác giả cuốn sách “Undesirable
Immigrants: Why Racism Persists in International Migration” (Những người nhập
cư không mong muốn: Tại sao phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại trong di cư quốc tế)
cho biết phản ứng ở phương Tây cho đến nay là tạo ra cái mà ông gọi là “pháo
đài khí hậu”.
Rosenberg viện dẫn chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
trong lịch sử và di sản của chủ nghĩa thực dân, ông cho rằng ác cảm chống người
di cư đang gia tăng ở phần lớn phương Tây có thể sẽ tăng lên khi số lượng người
di cư không ngừng giảm. Ông suy đoán: “Với những điều kiện có định kiến, bất
bình đẳng và oán giận ở Bắc bán cầu, tôi nghĩ phương Tây khó có thể có ý chí
chính trị để giúp đỡ người tị nạn.”
Thay vào đó, Tower nói, nhiều người đang đầu
tư vào việc thắt chặt biên giới, chi tiêu gấp đôi cho việc cải thiện biên giới
hơn là đầu tư vào tài chính khí hậu mà nếu không có thể giúp các quốc gia đang
phát triển vượt qua thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra một cách hiệu quả hơn.
Đối với diễn giả Hossein Ayazi, nhà phân tích
chính sách của chương trình Công lý Toàn cầu tại University of California,
Berkeley, sự hợp lưu của các lực lượng đan xen này – điều mà nhiều người gọi là
“đa khủng hoảng” – dẫn đến một số câu hỏi quan trọng, chủ yếu trong số đó là
các quốc gia xây dựng khả năng phục hồi trước khủng hoảng khí hậu như thế nào?
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/5-19-Refugee-Crisis-Feature.jpg
Hàng trên, từ trái: Susan Fratzke, Andrew Rosenberg. Hàng dưới, từ trái:
Amali Tower, Hossein Ayazi. (ảnh chụp qua màn hình Zoom)
Đầu năm nay, Ayazi và các đồng nghiệp của ông
đã công bố kết quả của một cuộc khảo sát xem các tổ chức môi trường và nông
nghiệp trên khắp châu Phi đang giải quyết câu hỏi này. Nhiều người chỉ ra sự xuất
hiện của các nền kinh tế địa phương được xây dựng xung quanh các hệ thống lương
thực bền vững và sự thay đổi khỏi sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, bao gồm
cả nhiên liệu hóa thạch, vốn thường làm giàu cho các quốc gia giàu có hơn với
cái giá phải trả là hệ sinh thái địa phương và khí hậu toàn cầu.
Ayazi cho biết: “Điều này có nghĩa phải thay đổi
chính sách về những điều kiện buộc phải di cư,” đồng thời ông lưu ý rằng sự hỗ
trợ cho những nỗ lực như vậy của các quốc gia giàu có, là “chìa khóa để giải
quyết cả khủng hoảng khí hậu và giảm thiểu tình trạng di cư do khí hậu gây ra.”
No comments:
Post a Comment