Wednesday, May 3, 2023

TRUNG QUỐC TĂNG CƯỜNG LỆNH CẤM XUẤT CẢNH BAO GỒM CÔNG DÂN NƯỚC NGOÀI (BBC News Tiếng Việt)

 



Trung Quốc tăng cường lệnh cấm xuất cảnh bao gồm công dân nước ngoài

BBC News Tiếng Việt

2 tháng 5 năm 2023   13:07 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9rx4zlxzy0o

 

 

Trung Quốc đang tăng cường hạn chế người xuất cảnh, bao gồm cả những giám đốc điều hành doanh nghiệp mang quốc tịch nước ngoài. Đây được xem là một thông điệp gây sốc khi giới chức Trung Quốc cho biết quốc gia này đang mở cửa trong lĩnh vực kinh doanh sau ba năm đóng cửa vì đại dịch Covid, theo phân tích của Reuters.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/4c55/live/110c1070-e8a3-11ed-a142-ab0e42bfd9c3.png

Trung Quốc tăng cường các lệnh cấm xuất cảnh trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng liên quan đến vấn đề thương mại và an ninh

 

Theo báo cáo từ nhóm hoạt động vì nhân quyền Safeguard Defenders, rất nhiều người Trung Quốc và công dân nước ngoài đã bị mắc kẹt vì các lệnh cấm xuất cảnh này. Trong khi đó, một phân tích của Reuters cho thấy số lượng các vụ kiện ra tòa liên quan đến các lệnh cấm đó tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, và giới vận động hành lang của doanh nghiệp nước ngoài cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại về xu hướng này.

 

"Kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, Trung Quốc đã mở rộng phạm vi pháp lý cho các lệnh cấm xuất cảnh và ngày càng tăng cường sử dụng chúng, đôi khi nằm ngoài sự biện minh của pháp luật," báo cáo từ Safeguard Defenders cho biết.

 

"Trong khoảng từ năm 2018 đến tháng Bảy năm nay, không dưới năm bộ luật mới hoặc chỉnh sửa của Trung Quốc quy định việc sử dụng các lệnh cấm xuất cảnh, trong tổng số 15 đạo luật của hiện nay," Laura Harth, Giám đốc chiến dịch của Safeguard Defenders cho biết.

 

Safeguard Defenders ước tính "hàng chục ngàn" người Trung Quốc bị cấm xuất cảnh bất cứ lúc nào. Báo cáo này cũng trích dẫn một nghiên cứu năm 2022 của Chris Carr và Jack Wroldsen phát hiện 128 trường hợp người nước ngoài bị cấm xuất cảnh từ năm 1995 đến 2019, bao gồm 29 người Mỹ và 44 người Canada.

 

Sự quan tâm đối với các lệnh cấm xuất cảnh này xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng liên quan đến thương mại và an ninh. Điều này tương phản với thông điệp của Trung Quốc về việc mở cửa chào đón đầu tư và khách du lịch từ nước ngoài, sau khi bị cô lập vì các lệnh hạn chế Covid hà khắc nhất thế giới.

 

Phân tích của Reuters dựa trên số lệnh cấm, từ dữ liệu Tòa án Nhân dân Cấp cao của Trung Quốc cho thấy số ca liên quan đến lệnh cấm tăng gấp tám lần trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2022.

 

Trung Quốc hồi tuần rồi đã tăng cường luật chống gián điệp, cho phép các lệnh cấm có thể bị áp đặt lên bất kỳ người nào, Trung Quốc hay người nước ngoài, những người đang bị điều tra.

 

Hầu hết các trường hợp trong dữ liệu liên quan đến các lệnh cấm đều mang tính chất dân sự, không phải hình sự. Reuters không thể phát hiện bất kỳ người nước ngoài nào hoặc các vụ lật đổ nhạy cảm mang màu sắc chính trị hoặc những vấn đề an ninh quốc gia.

 

Khi so sánh, Mỹ và Liên minh châu Âu cũng có các lệnh cấm xuất cảnh đối với một số đối tượng tình nghi hình sự nhưng nhìn chung không vì mục đích dân sự.

 

Hikvision: Công ty camera giám sát của Trung Quốc phủ nhận hỗ trợ gián điệp

 

Thẩm tra

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/a084/live/07b534b0-e8a4-11ed-a142-ab0e42bfd9c3.jpg

Phân tích của Reuters dựa trên số lệnh cấm, từ dữ liệu Tòa án Nhân dân Cấp cao của Trung Quốc cho thấy số ca liên quan đến lệnh cấm tăng gấp tám lần trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2022

 

Bộ Công an Trung Quốc đã không phản hồi trước các yêu cầu bình luận từ Reuters về những lệnh cấm xuất cảnh này, bao gồm câu hỏi bao nhiêu cá nhân, bao gồm người nước ngoài, là đối tượng của các lệnh này.

 

Một người bị chặn không cho rời khỏi Trung Quốc vào năm nay là một giám đốc điều hành người Singapore tại công ty thẩm định Mintz Group, theo ba nguồn tin nắm vấn đề cho hay.

Công ty này, lãnh đạo điều hành và Cục Công an Trung Quốc không phản hồi trước yêu cầu bình luận.

 

Mintz group vào cuối tháng Ba cho biết giới chức đã tiến hành lục soát văn phòng của công ty này tại Trung Quốc và bắt giữ năm nhân viên ở đây. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói vào thời điểm đó rằng Mintz bị tình nghi tham gia vào các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.

 

Cảnh sát cũng đã đến văn phòng của Bain & Company ở thành phố Thượng Hải và thẩm vấn nhân viên, công ty tư vấn quản lý Hoa Kỳ cho biết hồi tuần rồi.

 

"Vì căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, mức độ nghiêm trọng từ rủi ro của lệnh cấm này đã gia tăng theo," Lester Ross, một luật sư thâm niên tại Trung Quốc, người đã phụ trách các vụ cấm xuất cảnh cho biết.

 

"Tôi đã chứng kiến ngày càng nhiều các công ty và tổ chức quan ngại về lệnh cấm này và hỏi chúng tôi cho lời khuyên về cách thức chuẩn bị và giảm thiểu nguy cơ" từ các lệnh cấm, ông Ross, người đứng đầu Ủy ban chính sách Trung Quốc từ Văn phòng Thương mại Mỹ cho biết.

 

Giới hoạt động lưu vong Hong Kong lo sợ khi căng thẳng TQ và Đài Loan dâng cao

 

 

'Sự bất ổn vô cùng lớn'

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/f378/live/10343190-e8a4-11ed-a142-ab0e42bfd9c3.jpg

Một số nhà hoạt động cũng cho rằng việc vận dụng nhiều hơn các lệnh cấm xuất cảnh cũng cho thấy các biện pháp an ninh ngày càng siết chặt hơn dưới thời của Chủ tịch Tập Cận Bình

 

Các doanh nghiệp nước ngoài lo ngại về mức độ rà soát ngày càng gia tăng và từ ngữ mập mờ trong các luật chống gián điệp của Trung Quốc, theo đó nêu rằng lệnh cấm xuất cảnh có thể được áp đặt lên những người đã "gây tổn hại đến nền an ninh quốc gia hoặc gây tổn thất đáng kể đến các lợi ích quốc gia".

 

"Sự bất ổn là vô cùng lớn," Jorg Wuttke, người đứng đầu Văn phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) ở Trung Quốc cho biết. "Bạn có thể tiến hành thẩm tra hay không? Phải có sự minh bạch."

 

Văn phòng Thương mại EU trả lời Reuters trong một tuyên bố: "Vào thời điểm Trung Quốc chủ động cố gắng phục hồi niềm tin trong lĩnh vực kinh doanh để thu hút đầu tư nước ngoài, các lệnh cấm xuất cảnh này đã phát đi một tính hiệu rất hỗn tạp."

 

Những người bị cấm rời khỏi quốc gia này bao gồm những người dân thường Trung Quốc đang có các tranh chấp tài chính, cũng như người bảo vệ nhân quyền, nhà hoạt động và luật sư, và những cộng đồng người thiểu số như Uyghur ở vùng Tân Cương, tây bắc Trung Quốc, theo báo cáo từ Safeguard Defenders.

 

Báo cáo này cũng viện dẫn một báo cáo pháp lý của Trung Quốc cho biết 34.000 người đã chịu lệnh cấm xuất cảnh trong khoảng năm 2016 đến 2018 vì nợ tiền, tăng 55% so với cùng kỳ ba năm trước đó.

 

Một số nhà hoạt động cũng cho rằng việc vận dụng nhiều hơn các lệnh cấm xuất cảnh cũng cho thấy các biện pháp an ninh ngày càng siết chặt hơn dưới thời của Chủ tịch Tập Cận Bình.

 

"Họ có thể tìm ra bất kỳ lý do gì để ngăn chặn bạn rời khỏi đất nước," Lý Hương, một nhà hoạt động nhân quyền người Trung Quốc đã bị cấm xuất cảnh trước khi trốn khỏi Trung Quốc vào năm 2017, và sau đó tị nạn tại Mỹ.

 

"Trung Quốc không có pháp quyền," bà Lý Hương nói với Reuters qua điện thoại từ California. "Luật pháp được dùng để phục vụ cho mục đích của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chúng rất hiệu quả."

 

 

Bồ câu hay chó: Trung Quốc giữ hòa bình nhưng vẫn nhe nanh

 

 

Tin liên quan

·         

Biển Đông: Phóng viên BBC chứng kiến màn rượt đuổi giữa tàu Trung Quốc và Philippines

29 tháng 4 năm 2023

·         

Tổng thống Ukraine có cuộc điện thoại đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc

26 tháng 4 năm 2023

·         

Giới hoạt động Hong Kong lo sợ khi căng thẳng TQ và Đài Loan dâng cao

17 tháng 4 năm 2023

·         

Hikvision: Công ty camera giám sát của Trung Quốc phủ nhận hỗ trợ gián điệp

18 tháng 4 năm 2023

·         

Bồ câu hay chó: Trung Quốc giữ hòa bình nhưng vẫn nhe nanh

14 tháng 4 năm 2023

 





No comments:

Post a Comment