1. GIỚI THIỆU:
- Tôi là người có thể nói về vấn đề sẽ nêu sau được, xin nêu ra để tranh
luận.
-Tôi là người Miền Bắc, hiện sống ở Hà Nội, nhưng sống 4 năm ở Miền Nam
trước 1975 với tư cách là quân giải phóng cắm sâu cách Sài Gòn có lúc chỉ 20km,
trực tiếp tham gia chiến dịch HCM vào Sài gòn 1975, sau đó ở Sài gòn gần 1 năm;
rồi sau này trở lại Sài Gòn làm việc khoảng 3 năm; đi hầu khắp các tỉnh, các
ngõ ngách…
-Tôi từng học ở Liên Xô cũ 8 năm, trực tiếp chứng kiến 1991 ở Moskva và
các nước Đông Âu. Từng đến Đông Đức 2 tháng lao động đủ các kiểu năm 1988. Sau
1990 tôi sang Đức nhiều lần, mỗi lần ở nhiều tháng.
-Tôi từng đi Hàn Quốc đôi lần, chưa từng đến Bắc Triều tiên nhưng đọc rất
kỹ về các tư liệu Bắc Triều tiên cả chính thức lẫn tài liệu mạng.
-Chủ đề nghiên cứu tôi yêu thích là sự chuyển đổi thể chế đương đại. Do vậy
tôi rất thích đi xem xét các xã hội chuyển đổi như Đông Âu, Ukraina, Nga, Lào,
Campuchia… Tổng số chuyến đi xem xét (nghiên cứu) và thời gian đi của tôi đến
các khu vực này tôi cho là ít người sánh kịp, (ví dụ ít nhất không có nhà nghiên
cứu nào đi Ukraina trong chiến tranh 1 tháng như tôi đi vừa rồi).
2. CHÉM GIÓ:
Kết thúc chiến tranh TG2, có 3 đất nước bị xẻ đôi do mâu thuẫn và cân bằng
thế lực giữa hai phe, hai hệ thống xã hội, hai ý thức hệ: Đức, Việt Nam và Triều
Tiên (thứ tự theo chiều từ Tây sang Đông, không có ý gì ở thứ tự).
Sau khi hệ thống XHCN sụp đổ, hệ tư tưởng cộng sản trở nên mờ nhạt, thất
thế trên thế giới (1991), đến nay:
- Đông Đức đã hội nhập gần như hoàn toàn và thành công vào Tây Đức. Nước
Đức thống nhất và không cộng sản đã trở nên ngày càng mạnh mẽ và phát triển,
nâng cao vai trò cả về chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội ở châu Âu và thế
giới.
- Việt nam đổi mới nửa vời (thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN
với thể chế chính trị và an ninh gần như giữ nguyên theo mô hình cộng sản của
thời mồ ma Liên Xô – đến cái tên nước cộng hòa XHCN, cấu trúc ngành an ninh, cờ
đảng… ở ngay Nga và các nước Liên Xô cũ họ bỏ hết rồi nhưng ở Việt nam lại vẫn
coi là thiêng liêng không bỏ, không thay đổi.
Nhưng thực chất việt nam đã đổi mới không còn xã hội cộng sản đúng như lý
thuyết nữa. Nó tự biến mình thành một xã hội hậu cộng sản với chủ nghĩa tư bản
thân hữu kiểu maphia cộng sinh lợi ích của giới cầm quyền nhân danh cộng sản cấu
kết với các thế lực kinh doanh dựa vào thể chế thị trường thân hữu. Xã hôi Việt
nam tương đối ổn định về chính trị (nhờ cộng sinh với bộ máy an ninh) , tăng
trưởng kinh tế khá (nhờ người dân năng động , tư duy thị trường của miền Nam
trước đây) , quân sự yếu kém, tư tưởng bát nháo và thiếu thống nhất, xã hội tiềm
ẩn rối ren, xuống cấp đạo đức… Về lâu dài, Việt nam khó có sự phát triển và
tăng uy tín do sự thiếu nhất quán, thiếu triêt để và định hướng rõ ràng về chuyển
đổi. Hơn nữa nó vẫn tiền ẩn nguy cơ bất ổn khi quyền tự do chính trị của con
người được nới lỏng. Xu hướng xã hội sẽ buộc phải phát triển sang hướng tự do
hóa và từng bước dân chủ.
- Triều Tiên thì cả hai bên Nam và Bắc coi như đã an bài tôn trọng quyền
độc lập của cả hai bên. Nhưng sự phát triển vượt bậc của Nam Triều Tiên (Hàn Quốc)
trước sự gồng mình cô lập thiết quân luật cách ly với thế giới của Bắc Triều
Tiên nghèo đói nhưng vẫn khá về quân sự đã chứng minh sức sống của mô hình dân
chủ tự do. Về lâu dài, bắc Triều Tiên sẽ bị diệt vong hoặc tự hủy diệt.
3. KẾT LUẬN (CHO NGƯỜI
VIỆT)
Cần thấy rõ định hướng đổi mới phải tiếp tục.
Cần tin vào con đường đổi mới sang tự do, dân chủ là cứu cánh của dân tộc
ta chứ không phải con đường độc taì hóa (dù là độc tài tập thể) và quay lại lý
thuyết tân cộng sản (như Nga, TQ hiện nay).
KimvanChinh: Đặc biệt trân trọng
các trải nghiệm của anh. Điều ít người làm được.
Xin bổ sung nhận định về thành
tựu trong kinh tế của VN: Cái giá tăng trưởng KT của VN là quá đắt. Bỏi tài
nguyên thiên nhiên cạn kiệt, đạo đức xuống cấp, môi truòng ô nhiễm, nông dân
xác xơ, hàng triệu con em họ giờ đi làm cu ly ở nước ngoài ( có nguòi
nói:" Giải phóng dân tộc khỏi tư bản bóc lột. Xong, xuất khẩu dân qua tư bản
cho nó bóc lột"). Cái giá để tăng trưởng như vậy là ăn cả vào tương lai
mai sau của cháu chắt.
Rồi vn cũng sẽ tiến tới DC và Tự
Do. Sông ngoằn ngèo rồi cũng ra biển lớn. Nhưng thời gian là bao lâu ?
Chắc chắn phải đợi tới lúc nước
tàn dân mạt. Bởi quyền lực và vật chất luôn làm cho con người ta ích kỷ.
Mặt khác cái xứ đông Lào này
còn co được thì người dân còn co. Sự hèn yếu cần được bảo vệ , sợ tự do dẫn tới
bất ổn, bệnh lãnh tụ còn. Thì bọn chóp bu vẫn cố dựa vào đó vì an ninh, tự do sẽ
bị bóp ngạt...
Minh
Khương Thế nào là 1 Cực. Và Đa Cực, Đơn Cực là gì.
1, Đầu tiên phải nói Cực là
khái niệm gì.
Đó là trung tâm của một hệ thống
địa chính trị, tài chính, kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự.
(CLICK XEM TIẾP, HƠI DÀI)
Về lập luận tôi phục bác KHÉO
& KHÁ.
VỀ LOGIC CỦA ĐỐI CHIẾU SO SÁNH
rất khó cho ai muốn phủ định.
Tuy nhiên :
Không dưới 3 lần bác nhấn mạng
TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, cần thấy rõ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHẢI TIẾP TỤC..
TIN VÀO CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ...
Là cứu cánh của dân tộc.
Kết luận :
Bác đích thực là một cộng sản cổ
điển trung thành với lý tưởng
* - khái niệm ĐỔI MỚI chỉ có
trong hệ thống xhcn và nhà nước CS, thế giới dân chủ tư sản xa lạ với khái niệm
này vì mọi hoạt động, mọi quy luật vận động đều thể theo tự nhiên, nó chưa bao
giờ cũ.
Các vận động ( kt, ct, văn hóa
...) của hệ thống CS đều đi ngược với sự vận động có tính quy luật tự nhiên nên
buộc phải quay về, chạy theo quy luật của nhà nước Tư bản, đó gọi là ĐỔI MỚI ?
Khái niệm ấy chỉ có trong phần
còn lại của một chính thể chậm chạp, phản lại quy luật vận động đi lên của thế
giới văn minh mà thôi
Nguyễn
Long Đại tôi đề nghi..nên gọi quá trình thay đổi mới từ 1986 đặc biệt sau
90 gọi là ĐỔI CŨ!
Vì ở MN đã nối tiếp..từ 1954..
theo phát triển tự do, kt tư bản rồi!
Stt của anh về Việt Nam thể hiện
cái nhìn rất rộng về diện, rất đúng về hiện tượng, nhưng chưa sâu và chưa đúng
bản chất.
Việt Nam "đổi mới" thực
ra là một tu từ mạng tính lừa bịp, đánh tráo khái niệm có chủ đích của ĐCSVN.
Thật vậy.
Chế độ Cộng Sản trên thực tế
chưa tồn tại bất cứ ở đâu kể cả ở Liên Xô và Đông Âu.
Tại Việt Nam, Lào,
Campuchia...thì lại không hề có Cộng Sản mà chỉ có những chế độ phong kiến mới
độc tài về chính trị, hủ bại về đạo đạo đức- xã hội, lạc hậu về kinh tế.
Trên thực tế hiện tại Việt Nam
"đang đi theo cơ chế thị trường" nghĩa là đi trên con đường TƯ BẢN,
con đường mà Ngô Đình Diệm và VNCH đã chọn cách đây 70 năm về trước; con đường
mà trước đây ĐCSVN và HCM cho là "giẫy chết", họ đã hy sinh mất triệu
sinh mạng người dân Việt Nam để chống lại với "ý thức hệ một mất một
còn" để "đào mồ chôn"(!?)
Nói chính xác là VN đang trên
con đường TB với xuất phát điểm là TB hoang dã về kinh tế, nhưng với cái đuôi
"định hướng XHCN" thực ra là định hướng độc tài phản động về chính trị.
Vì vậy "Đổi
mới" chỉ là một ngôn từ mang tính lừa bịp, mà phải nói là : Việt Nam đang
quay lại con đường cũ mà VNCH đã đi.
Cùng 1 đất nước ,cùng 1 dân tộc
mà theo 2 thể chế khác nhau, kinh tế văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật
vv...khác xa nhau 1 trời 1 vực đông đức hòa nhập thống nhất nhưng tây đức hỗ trợ
với đầu tư rất nhiều giờ so 2 bên đông đức vẫn kém hơn do bị trì trệ ,lạc hậu
so với đông đức quá nhiều, bắc Triều Tiên đói ăn cần viện trợ trong khi Hàn Quốc
là nước công nghiệp phát triển nằm trong tốp 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
hơn cả nga ,những nước theo cs như venezuela, cuba, bắc Triều Tiên,... Nước nào
cũng đói nghèo lạc hậu, người dân thiếu thông tin thế giới bên ngoài, hệ lụy cả
1 dân tộc
Anh Kim
Van Chinh,
Cơ hội bằng kim cương từ
1975-1980 để xoá bỏ hận thù, thống nhất đất nước cả về địa lý lẫn lòng người đã
mất đi để lại một nữa thắng cuộc, nữa kia thua cuộc. Hận thù và ghét bỏ nhau vẫn
âm ỉ.
Cơ hội bằng vàng để VN giao
thương mở cửa "thật sự 1980-1985 đã bỏ mất. Quan điểm " Mất đảng là mất
tất cả" đã đưa VN vào hạng chót hay gần chót của các nước trên thế giới.
Tôi tin rằng VN cho dù khá hơn
trước đây nhưng nếu những người cộng sản không thật sự đưa VN theo thể chế tự
do dân chủ thật sự thì VN sẽ không bao giờ vươn lên được. Chỉ làm thuê muôn
năm, không chỉ làm thuê cho các nước tiền tiến mà còn làm thuê cho TQ và các nước
Đông Nam Á luôn.
Trong vài chục năm tới VN không
có ngành kinh tế nào ra gì từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,... người VN giỏi
sẽ tìm cách ra nước ngoài học và làm việc. Người không ra nước ngoài sống thì ở
lại kéo bè kéo đảng bóc lột đồng loại. Cơ cấu cán bộ hiện nay và tương lai
không tuyển chọn được người tài giỏi và đưa họ vào lãnh đạo cao cấp.
Đâu chỉ kinh tế và quân sự kém
cỏi, giáo dục và đạo đức xã hội tiếp tục tàn phá và kìm hãm VN
No comments:
Post a Comment