Henry
Kissinger: Tên tội đồ của dân tộc Việt Nam và nhân loại
May 28, 2023
Nhân dịp ngày tên tội đồ
của dân tộc Việt Nam và của nhân loại, Henry Kissinger thọ đúng 100 tuổi ngày
hôm qua, thứ Bảy 27 tháng 5 và ngày lễ Memorial Day ở Hoa Kỳ vào ngày mai 29
tháng 5, để nhớ về những người lính Mỹ và Việt Nam đã nằm xuống trong cuộc chiến
tại Miền Nam Việt Nam, hôm nay tôi viết một bài tổng hợp, rút gọn nhất có thể để
nói về kẻ khốn kiếp, quỷ quyệt người Mỹ gốc Do Thái, một chính trị gia gian xảo,
bịp bợm, Henry Kissinger.
Đây chỉ là nỗ lực tìm hiểu
về bộ mặt thật của Kissinger liên quan đến chiến tranh Việt Nam.
Đa số tin tức trong bài
bình luận này đến từ những tài liệu tối mật của CIA và Hội Đồng An Ninh Quốc
Gia (National Security Council) sau khi được giải mật và nhiều tài liệu của nhiều
trí thức người Việt khắp nơi.
Mời xem video bài bình luận qua Youtube
Heinz Alfred Kissinger, sau này khi sang Mỹ đổi tên thành Henry Kissinger, sanh ra trong một gia đình người Đức gốc Do Thái năm 1923 tại thành
phố Fürth trong vùng Bavaria, nước Đức. Năm 1938, gia đình ông di cư qua New
York để lánh nạn Đức Quốc Xã, ông nhập quốc tịch Mỹ năm 1943 và ông bị động
viên gia nhập Quân Đội Mỹ.
Sau khi giải ngũ,
Kissinger vào học ở Harvard và đậu tiến sĩ hạng Ưu. Cuộc tranh cử tổng thống giữa
Hubert Humphrey và Richard Nixon năm 1968 là cơ hội giúp Kissinger chính thức
bước vào con đường hoạt động chính trị với biến cố “October Surprise”.
Theo thuật ngữ chính trị của Mỹ, “October Surprise” được xem là những
biến cố, tin tức xảy ra vào tháng 10 có tác dụng gây ảnh hưởng đáng kể tới kết
quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày thứ ba đầu tiên của tháng 11.
Kissinger là người mưu
trí và nhiều tham vọng muốn tập trung quyền hành trong tay. Theo đề nghị của
Kissinger, Nixon cải tổ Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council)
đã được thành lập năm 1947, trở thành cơ quan an ninh tối cao, kiểm soát tất cả
các vấn đề ngoại giao, quốc phòng và CIA do Kissinger đứng đầu. Những trưởng cơ
quan như Giám Đốc CIA, Tổng Trưởng Tư Pháp, Thứ Trưởng Ngoại Giao, Thứ Trưởng
Quốc Phòng, và Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân đều trực thuộc
Kissinger. Trong cương vị điều khiển Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Kissinger lần lần
lấn áp Ngoại Trưởng William Rogers khiến ông này từ chức ngày 16 tháng 8 năm
1973. Kissinger được đề cử làm Ngoại Trưởng thay Rogers.
Cũng cần lưu ý Kissinger
là người di dân thế hệ thứ nhứt đầu tiên (sinh đẻ ở ngoại quốc) đảm nhiệm chức
vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao và duy nhứt trong lịch sử Hoa Kỳ cùng đứng đầu Hội Đồng
An Ninh Quốc Gia.
Với sự kiêm nhiệm này,
Kissinger được xem như nhân vật thứ nhì tại Tòa Bạch Ốc vì Kissinger có quyền
sàng lọc các tin tức về an ninh, quốc phòng và ngoại giao trước khi trình lên Tổng
Thống với tư cách thi hành hay cố vấn. Với sự tập trung quyền lực lớn như vậy,
Kissinger đã trở thành một “Tổng Thống ngầm” mà không phải chịu trách
nhiệm với ai cả.
Từ năm 1968 đến ngày 30
tháng 4 năm 1975, Kissinger đã điều khiển chiến tranh Việt Nam bằng sự gian dối
với Quốc hội, với người dân Mỹ, với Đồng Minh theo phương thức:
Kissinger cố vấn và đề
nghị để các Tổng thống Richard Nixon, Gerald Ford ra lệnh thi hành và chịu
trách nhiệm. Đó là sự quỹ quyệt tuyệt vời của Kissinger.
Trong 15 năm chiến tranh
Việt Nam từ 1960-1975, Kissinger đã trực tiếp điều khiển bộ máy chiến tranh Mỹ
trong 8 năm dưới thời hai tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford và ông ta
cũng là người đã xóa tên chính phủ Việt Nam Cộng Hòa của Miền Nam Việt Nam.
Về vai trò của Kissinger
trong Hòa đàm Ba Lê, Kissinger đã lộ mặt một chính trị gia gian xảo, bịp bợm,
tàn nhẫn và bị cáo buộc là một tội phạm chiến tranh với một số tội trạng điển
hình như:
– Cố ý giết thường dân tại
Việt Nam, Cao Miên, Lào với vụ ném bom rải thảm của Hoa Kỳ vào Cao Miên (còn gọi
là Campuchia) từ năm 1969 đến năm 1973 đã khiến Henry Kissinger, phải chịu
trách nhiệm về những cái chết của khoảng 150.000 người Cao Miên vô tội. Thời
đó, báo chí gọi đó là “Những cánh đồng chết chóc của Kissinger,”. Con số
này cao gấp sáu lần số người được cho là đã thiệt mạng trong các cuộc không
kích của Mỹ ở Afghanistan, Iraq, Libya, Pakistan, Somalia, Syria và Yemen trong
20 năm đầu tiên của cuộc chiến chống khủng bố. Khi được hỏi ông nghĩ thế nào về
tội lỗi của mình đối với những cái chết này, Kissinger trả lời một cách mỉa mai
và từ chối đưa ra câu trả lời.
– Đồng lõa tội tàn sát tập
thể dân Bangladesh.
– Chủ mưu đảo chánh và giết
một lãnh tụ ở Chile.
– Chủ mưu và thực hiện tội
diệt chủng tại Đông Timor.
– Tham gia vào việc bắt
cóc và giết một ký giả người Hi Lạp ở Washington DC.
Theo ước tính của những
chuyên gia viết lịch sử, đôi bàn tay của henry Kissinger ít ra cũng đã nhuốm
máu của hơn 3 triệu người đủ mọi sắc tộc và quốc khác nhau, trong đó có 223.748
người Việt, gồm có dân thường và những người lính. Henry Kissinger đã luôn né
tránh các câu hỏi về vụ đánh bom và thảm sát ở Việt Nam, Lào, Campuchia trong
nhiều thập niên và đã dành nửa cuộc đời để nói dối về vai trò của mình trong
các vụ diệt chủng tại các quốc gia đó.
Nhiều tổ chức nhân quyền
còn đòi lôi cổ tên đại bịp lừa đảo chính trị gốc Do Thái này ra trước Tòa Án Quốc
Tế, để đền tội cho nhiều chục triệu người Trung Đông và Đông Dương, tan nhà mất
nước. Cuối cùng năm 2010, Kissinger xác nhận là mình đã bán đứng VNCH cho Cộng
Sản Đệ Tam Quốc Tế.
Với những tội trạng này,
Kissinger lẽ ra phải được đưa ra xét xử tại một Tòa án quốc tế. Nhưng những tội
của Kissinger mà tôi vừa nói không phải là tất cả, với những tài liệu lần lượt
được giải mật, thế giới càng ngày càng khám phá nhiều tội ác tầy trời của
Kissinger.
Sau gần 5 năm đàm phán với
204 lần công khai và 24 lần mật đàm giữa Mỹ và Cộng sản Bắc Việt để giải quyết
cuộc chiến Việt Nam, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris ra đời gồm có chữ ký của
Ngoại trưởng Hoa Kỳ William Rogers, Ngoại trưởng Cộng sản Bắc Việt Nguyễn duy
Trinh, Ngoại trưởng Chính Phủ Lâm Thời Cộng hòa Miền Nam tức Mặt Trận Giải
Phóng Miền Nam Nguyễn thị Bình, và Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa Trần văn Lắm.
Qua bản thỏa hiệp, chánh
phủ của Nixon tự xem như đã đạt được hòa bình trong danh dự. Nhưng trên thực tế,
Hiệp định Paris là một cuộc bại trận nhục nhã của Mỹ, một bản văn của
Nixon-Kissinger bán đứng miền Nam cho Cộng Sản để trao đổi những quyền lợi thực
dụng giữa Mỹ và khối Cộng Sản. Henry Kissinger, người đã được trao giải Nobel
Hòa bình năm 1973 nhưng báo chí mỉa mai rằng, đó là phần thưởng dành cho một
tên đồ tể quốc tế hợp pháp.
Hiệp định Paris tháng 1,
1973 do Kissinger dàn dựng đã đưa Miền Nam Việt Nam vào cửa tử vì đã cho phép Cộng
Sản để lại hơn 150.000 quân lính tại miền Nam trong khi quân đội Mỹ bắt buộc phải
rút đi. Miền Nam bị xâm chiếm, Cao Miên sụp đổ và Lào bị nhuộm đỏ toàn diện. Chỉ
trong vòng ba tháng mà Hoa Kỳ mất ba nước đồng minh. Lần đầu tiên cả thế giới
nhận thấy sức của Mỹ không nghĩa lý gì trước sự bành trướng của Cộng Sản. Chỉ đến
năm 1973, trong vụ bê bối Watergate, các cáo buộc đánh bom bí mật mới nổi lên,
thúc đẩy nỗ lực đầu tiên luận tội Nixon với lý do ông đã tiến hành một cuộc chiến
bí mật ở một quốc gia trung lập vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ. Cuối cùng, điều khoản
luận tội đó đã bị bỏ phiếu vì lợi ích chính trị. Tuy nhiên, trước những cáo buộc
khác, Nixon đã từ chức. Công chúng Mỹ đã mệt mỏi vì chiến tranh lại thêm vụ bê
bối Watergate đưa tới việc ông Nixon phải từ chức vào tháng 8, 1974. Nhưng
Kissinger thì lại bình an vô sự.
Đường lối ngoại giao của
Kissinger đã đưa tới hậu quả là cộng sản đã thống nhứt nước Việt trong nghèo
đói, bất công và độc tài trên toàn cỏi Việt Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Chiến tranh Việt Nam đã để lại bao thương đau cho cả mọi phía mà người chịu
trách nhiệm phần lớn là Kissinger bởi những hành động gian hiểm, lừa đảo với mục
đích mang lại quyền lợi cho cá nhân ông ta và phe nhóm của ông ta.
Theo các sử gia cận đại,
thì cái hệ lụy bi thảm mà Hoa Kỳ hứng chịu ngày nay khi phải đối đầu với Hồi
giáo cực đoan, Iraq, Iran, Trung Cộng, Bắc Hàn.. cũng như sự xem thường trắng
trợn của các đồng minh trung thành lâu đời như Pháp, Đức, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ
Kỳ, Nam Hàn, Phi luật Tân, Nam Dương.. phần lớn đều do chính sách sai lầm có chủ
ý của Henry Kissinger khi nắm quyền, hoàn toàn chỉ nghĩ tới Do Thái và những
nhà tài phiệt tư bản.
Sự thù địch khinh bỉ của
Kissinger đối với Việt Nam biểu lộ một cách lố bịch. Ron Nesson, Phụ tá báo chí
của Tổng Thống Gerald Ford đã kể trong hồi ký của ông là khi nghe tin Đà Nẳng
thất thủ và dân chúng bỏ chạy về phía Nam thì Kissinger đã nguyền rủa rằng: “Why
don’t people die fast? The worst thing that could happen would be for them to
linger on” – (Xin tạm dịch là: «Sao cái bọn này không chết lẹ
đi cho rồi. Điều tệ hại nhứt là chúng cứ sống dai dẳng mãi»)
Thực ra trước ngày Hiệp định
Ba Lê được ký kết rất lâu, Henry Kissinger đã quyết định bỏ rơi miền Nam Việt
Nam được xem là tiền đồn của Thế Giới Tự Do từ giữa thập niên 1950. Những tài
liệu giải mật cho thấy trong buổi họp mặt với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông vào
tháng 2 năm 1972, Henry Kissinger đã công khai nói cho giới lãnh đạo cao cấp
Trung Cộng biết rằng, nếu Hoa Kỳ có thể chấp nhận sống với một nước cộng sản rộng
lớn như Tàu thì Hoa Kỳ cũng có thể chấp nhận sống với một nước cộng sản nhỏ bé
như Việt Nam.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
của miền Nam Việt Nam, tuy không phải là một chính trị gia có nhiều xảo thuật
như Kissinger nhưng có thừa thông minh hơn Kissinger về sự am tường chủ nghĩa cộng
sản, do đó ông đã phản đối sự nhượng bộ nguy hiểm của Mỹ, bằng cách đòi hỏi nhiều
tu chính quan trọng trong Hiệp định Ba Lê. Tuy nhiên, dưới áp lực và đe dọa của
Mỹ về viễn cảnh bỏ rơi Việt Nam, Tổng thống Thiệu không còn chọn lựa nào khác
phải chấp nhận Hiệp định Ba Lê nhưng với sự “cam kết trên giấy trắng mực đen”
là Tổng thống Nixon sẽ áp dụng những biện pháp quân sự mạnh nếu Bắc Việt không
tôn trọng Hiệp ước. Và lịch sử đã cho thấy những cam kết của Nixon chỉ là sự lừa
dối trắng trợn.
Người Mỹ đã nói dối và bỏ
rơi người dân miền Nam Việt Nam, và sau này người Mỹ cũng đã nói dối và bỏ rơi
người dân Afghanistan, người Kurd ở Syria và tương lai, có thể sẽ là người dân
Ukraine.
Trong bản cáo trạng năm
2001, Christopher Hitchens kêu gọi truy tố Kissinger “về các tội ác chiến
tranh, tội ác chống lại loài người, và các tội chống lại luật pháp thông thường
hoặc thông lệ hoặc quốc tế, kể cả âm mưu giết người, bắt cóc. , và tra tấn”
từ Argentina, Bangladesh và Chile đến Đông Timor, Lào và Uruguay, đặc biệt là ở
Campuchia và Việt Nam. Kissinger đã sống ngoài vòng luật pháp gần nửa thế kỷ vì
được nước Mỹ che chở, bảo vệ và đây cũng chính là lý do tại sao Mỹ không hề muốn
là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc Tế ICC. Đại diện của Kissinger đã viện
vào lý do tuổi tác nhưng các tổ chức dân quyền đã khẳng định: “Chúng tôi tin
rằng tuổi tác không bao giờ là rào cản đối với công lý. Những kẻ phạm tội hoặc
cho phép tội ác chiến tranh đều phải chịu trách nhiệm, bất kể tuổi tác của họ,
miễn là họ có năng lực tinh thần để được xét xử công bằng, và trường hợp của
Kissinger không thể là một ngoại lệ.”
Lịch sử đã ghi lại những
thảm trạng đã xảy ra sau ngày Sài gòn thất thủ. Hơn một triệu quân nhân và công
chức của chính phủ miền Nam đã bị tù đày từ vài năm đến hàng chục năm, trong đó
hàng ngàn người đã chết trong các trại tù cải tạo hay còn gọi là trại lao động
khổ sai. Tài sản của gia đình họ bị tịch thâu và họ đã bị đuổi ra khỏi nhà rồi
đưa lên “vùng kinh tế mới” để sống trong cảnh bần cùng. Con cháu họ
bị cấm không được đi học, bị đàn áp, phân biệt không cho tham gia thi cử. Quyền
tư hữu bị tước đoạt.
Ròng rã 48 năm qua, dân tộc
Việt đã bị ép buộc sống dưới sự thống trị của người cộng sản. Việt Nam ngày nay
với dân số gần 100 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới về dân số nhưng ngược
lại vẫn còn là một trong những nước nghèo khổ nhứt. Thể chế cai trị lại đầy áp
bức với những vi phạm nhân quyền trắng trợn, tham nhũng lan tràn và lạm dụng
quyền thế khủng khiếp thường thấy trong một chế độ độc tài.
Dù chiến tranh đã chấm dứt,
cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục thao túng lịch sử, bịa đặt những huyền thoại vu
vơ để làm dao động các thế hệ mới lớn, mục đích để chạy trốn tội ác thiên cổ đã
gây ra trong mấy chục năm cuộc chiến tương tàn Nam Bắc. Riêng Hoa Kỳ, đã không
ngớt biện minh để tìm cách thoát ra cái hội chứng “Vietnam syndrom”,
trong đó chính họ là kẻ phản bội và thủ phạm của màn kịch trên là
Nixon-Kissinger. Một điều tàn nhẫn khác của người Mỹ, đó là sự vu cáo trắng trợn,
đổ tội cho đồng minh hèn nhát không chịu chiến đấu nên phải mất nước. Thật sự,
trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến, nếu không có sự chiến đấu can
trường của QLVNCH trên khắp các chiến địa, liệu một số người Mỹ, kể cả ông Đại
sứ có còn mạng để thoát khỏi Sài Gòn hay không?
Mỗi năm, vào dịp ngày Quốc
Hận 30 tháng 4 hay còn gọi là Tháng Tư Đen, chúng ta tưởng nhớ ngày Sài gòn thất
thủ và không thể quên vai trò quan trọng của kẻ đốn mạt Kissinger trong biến cố
lịch sử bi đát của dân tộc Việt Nam.
Phương thức Henry
Kissinger dùng để chấm dứt chiến tranh Việt Nam là cả một thảm kịch cho dân tộc
Việt Nam và một vết nhơ trong lịch sử 200 năm của quốc gia Hoa Kỳ. Đây là thời
điểm vô tiền khoáng hậu mà nước Mỹ đã không giữ trọn lời cam kết của mình và
không chu toàn lời hứa bảo vệ đồng minh trước kẻ thù.
Đã 48 năm trôi qua, nhưng
hai câu nói của hai nhân vật, một Mỹ một Việt nam đã ghi sâu vào nhận thức của
người dân Miền Nam Việt Nam. Như Henry Kissinger, người đã có câu châm biếm nổi
tiếng rằng: “Trở thành kẻ thù của Hoa Kỳ có thể nguy hiểm, nhưng làm bạn với
Hoa Kỳ thì chỉ có chết.” Và lời tuyên bố cay đắng, đầy nước mắt của
ông Trần Kim Phượng, đại sứ VNCH tại Hoa Thịnh Đốn ngay lúc xe tăng Bắc Việt tiến
vào Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975: “Làm đồng minh với Mỹ chỉ có chết, tốt hơn
nên làm bạn với cộng sản, ít ra còn được che chở và giúp đỡ”. Đây là lời cảnh
tỉnh tha thiết nhất cho những ai còn muốn nhờ ngoại bang để quang phục đất nước,
với câu nói này, tôi ước gì Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky nghe và hiểu
được ý nghĩa của câu nói này của một người trong cuộc chiến. Và như chúng ta
cũng thấy trong cuộc chiến Ukraine, Kissinger cũng gợi ý người dân Ukraine nên
đầu hàng, nhượng lãnh thổ để chấm dứt chiến tranh. Một quan điểm được Donald
Trump và ủng hộ viên MAGA của ông ta tán thành nhưng Ukraine cực lực bác bỏ. Và
đây là nhận định đốn mạt nhất thời cận đại của Henry Kissinger.
Đối với những quốc gia
châu Á ngày nay lo ngại về quyền lực của Trung Quốc, hãy nhìn những bài học của
Việt Nam, người Kurd ở Syria, người Afghanistan, họ có thể dựa vào nhưng đừng
quá phụ thuộc vào người Mỹ. Họ phải tự bảo vệ chính mình, họ chỉ có thể phụ thuộc
Mỹ tới mức độ nào đó mà thôi. Điển hình trước mắt là các quốc gia Châu Âu, họ
đang tự đứng lên bằng đôi chân của chính họ, họ không còn niềm tin vào một nước
Đồng Minh, bởi vì họ biết là nước Mỹ vẫn còn rất nhiều những người giống như
Henry Kissinger, sẵn sàng bán đứng anh em, đồng minh bằng mọi giá không biết xấu
hổ.
Chiến tranh Việt Nam cũng
là cuộc chiến đầu tiên mà người Mỹ phải bị thất bại, để lại những cảm xúc nặng
nề với hội chứng “Vietnam syndrom”, nhiều người Mỹ đã bị mất đi sự kiêu
hãnh vì thất bại. Hành động của Henry Kissinger là nguyên nhân chính cho sự bại
trận của Việt Nam Cộng hòa vì đã tạo sự chuyển biến về thế trận, quyền lực, khiến
Việt Nam Cộng hòa bị bất lợi và thua trận vì sự phản bội của nước Mỹ, những
quân đội Việt nam Cộng Hòa không đầu hàng. Nói một cách cay đắng hơn, là chính
phủ miền Nam Việt Nam đã bị bức tử trong tủi nhục.
VNCH đã là lịch sử, là
quá khứ không thể quay lại, nhưng sự phản bội của Henry Kissinger đã không bị
truy cứu mà lại biến thành một cách ứng xử quen thuộc của ngoại giao Hoa Kỳ. Vì
lợi ích riêng họ dễ dàng khấu đầu trước các thế lực độc tài bất chấp số phận
các dân tộc và uy tín của chính Hoa Kỳ. Do cách ứng xử này mà 50 năm sau Hiệp Định
Paris, phong trào dân chủ trên thế giới bị tổn hại sâu sắc. Các nước nhỏ không
muốn đi vào con đường tăm tối của chủ nghĩa cộng sản nhưng cũng không thể hoàn
toàn tin vào sự hợp tác của Hoa Kỳ với rủi ro có thể bị trở thành một VNCH
khác. Vụ Hoa Kỳ đàm phán với Taliban sau lưng chính phủ hợp pháp ở Kabul trong
thời gian cuối của chính quyền Donald Trump rồi quyết định rút khỏi Afghanistan
là một minh chứng, là sự lặp lại hoàn hảo thủ đoạn tráo trở mà Henry Kissinger
thực hiện với miền Nam Việt Nam 50 năm trước.
Henry Kissinger chủ
trương một học thuyết ngoại giao thực dụng, sẵn sàng thỏa hiệp với độc tài miễn
có lợi, trái ngược với hệ giá trị tự do dân chủ của Hoa Kỳ. Nước Mỹ cần gột rửa
những quan điểm thực dụng đó để lấy lại niềm tin của cộng đồng thế giới và
thoát ra khỏi hội chứng của cuộc chiến Việt Nam.
Bà Ngô Đình Nhu đã có một
câu nói đã đi vào lịch sử: “Chẳng thà có 10 kẻ thù vẫn an toàn
hơn là có một người bạn như Henry Kissinger”.
Lời kết:
Chúng ta đòi hỏi lịch sử và
nhân dân thế giới phải trả lại sự công bằng và danh dự cho Quân Dân VNCH, từ
người thứ dân cho đến các cấp lãnh đạo Quốc-gia. Từ trong nước, cộng sản Việt
Nam hãy chấm dứt những luận điệu tự phỉ nhổ mình bằng cách gọi các vị lãnh đạo
Quốc-gia, các tướng lãnh của VNCH bằng thằng nọ, thằng kia. Cuộc “đổi đời”
năm 1975 đã biến “THẰNG thành ÔNG” và đem “ÔNG xuống làm THẰNG”
nay đã chấm dứt rồi, vì đó là cái thang giá trị của một xã hội Việt Nam văn
minh đạo đức truyền thống, điều này phải được tái lập để làm nền tảng cho một
nước Việt Nam tốt hơn cho thế hệ mai sau.
Việt Linh, 28.05.2023
No comments:
Post a Comment