TT Biden và TBT Nguyễn Phú
Trọng điện đàm, bàn việc 'củng cố và mở rộng quan hệ song phương'
29/03/2023
https://www.voatiengviet.com/a/7027287.html
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vừa có cuộc điện đàm với
Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào sáng 29/3, giờ Washington, là buổi tối
cùng ngày, theo giờ Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo trao đổi về việc nâng cấp mối
quan hệ hai nước lên thành đối tác chiến lược, một trong những nội dung đang được
quan tâm nhân kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam,
và trên nền tảng đó, hai nhà lãnh đạo thảo luận một thoả thuận mới về hợp tác
quốc phòng, theo nguồn tin am tường nói với VOA.
https://gdb.voanews.com/C459AE16-DF73-4B2E-B022-14AC9194D834_cx0_cy0_cw99_w1023_r1_s.jpg
Tổng bí thư Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng (trái) từng gặp Phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào năm 2015.
Cuộc gặp giữa người đứng đầu chính quyền Mỹ và người nắm thực quyền
chính trị cao nhất ở Việt Nam diễn ra sau khi một cuộc gặp tương tự đã được lên
kế hoạch vào cuối năm ngoái của họ bị hoãn lại vào phút cuối.
Cuộc điện đàm lần này diễn ra sau khi có những thông tin và bình luận
cho rằng việc nâng cấp mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có thể có những trở
ngại và đây không còn là ưu tiên của phía Mỹ nữa.
“Điều đó cho thấy bên ngoài người ta không biết được những nỗ lực của cả
phía Việt Nam và Mỹ để tiến tới mối quan hệ bền vững hơn, tốt đẹp hơn”, Tiến sĩ
Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên
cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore, nói với VOA.
.
Nội dung điện đàm
Trong thông cáo phát đi vào chiều 29/3 theo giờ Washington, Nhà Trắng
cho biết Tổng thống Biden “củng cố cam kết của Hoa Kỳ đối với một Việt Nam mạnh
mẽ, thịnh vượng, kiên cường và độc lập”.
Thông cáo nói thêm rằng “hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về tầm quan trọng
của việc củng cố và mở rộng quan hệ song phương, đồng thời hợp tác giải quyết
các thách thức khu vực như biến đổi khí hậu, đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương -
Thái Bình Dương tự do và rộng mở, cũng như tình hình an ninh và môi trường đang
xấu đi dọc sông Mekong”.
Tổng thống Biden cũng nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ đối với vai trò
trung tâm của ASEAN, sự tôn trọng nhân quyền và hợp tác với Việt Nam trong các
mục tiêu khí hậu đầy tham vọng.
Trong khi đó, thông tin chính thức từ Việt Nam cho biết Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh những kết quả đạt được trong quan hệ giữa hai nước
là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước, được thúc đẩy trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của mỗi nước,
hiểu biết lẫn nhau, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi và theo tinh thần “gác lại
quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”. Phía Việt
Nam nói thêm rằng Tổng thống Joe Biden cũng nhất trí với các ý kiến của ông
Nguyễn Phú Trọng.
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đề nghị trong thời gian tới, hai
bên tiếp tục mở rộng và đưa hợp tác kinh tế, khoa học, công nghệ là trọng tâm
và động lực cho quan hệ, thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc phòng - an ninh,
coi trọng việc thúc đẩy thương mại hài hòa, bền vững, hợp tác bảo đảm chuỗi
cung ứng, cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực mới như logistics, kinh tế số, chuyển đổi
xanh, y tế, đẩy mạnh hợp tác trong khắc phục hậu quả chiến tranh, gìn giữ hòa
bình của Liên hợp quốc, trao đổi thông tin, phòng chống tội phạm và các lĩnh vực
khác.
.
Tiến triển chậm nhưng tốt
Không giống như cuộc điện đàm từng dự tính vào tháng 11 năm ngoái, cuộc
điện đàm lần này giữa hai lãnh đạo Mỹ-Việt không được thông tin chính thức cho
đến sau khi nó chính thức diễn ra.
Theo nguồn tin của VOA, cuộc điện đàm còn đề cập đến hai nội dung chính
là nâng cấp mối quan hệ Việt-Mỹ và ký thoả thuận hợp tác quốc phòng mới giữa
hai bên.
Tiến triển trong mối quan hệ Việt-Mỹ thời gian qua có phần chậm lại,
nhưng trong cái nhìn tổng quan, thực tế mối quan hệ này không hề xấu đi, theo
quan sát của TS. Hà Hoàng Hợp.
“Nói đến chất lượng của mối quan hệ (Việt-Mỹ) thì từ năm 1994, khi hai
nước bình thường hoá quan hệ, thì nó ngày càng tốt lên. Đấy là chất lượng. Còn
về mặt nhịp độ, có lúc nó chậm lại, có lúc lại nhanh lên. Có những lúc nhanh
lên nhưng dở đi một chút, có lúc nhanh và tốt lên. Bây giờ thì chậm lại nhưng kết
hợp với chất lượng thì tôi thấy dù chậm lại nhưng tốt lên”, TS. Hà Hoàng Hợp giải
thích thêm.
Theo ông, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiến triển chậm hơn mong muốn
trong việc phát triển mối quan hệ Việt-Mỹ, chẳng hạn như Hoa Kỳ thời gian qua tập
trung vào việc xử lý cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Ngoài ra, nước Mỹ cũng
đang tập trung giúp cho các đồng minh NATO vượt qua những khó khăn và thách thức
từ hệ luỵ của cuộc chiến tại Ukraine và chiến lược đối phó với Trung Quốc giữa
những căng thẳng trong quan hệ hai nước lớn.
Nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng không loại trừ khả năng Hoa Kỳ có thể
xem xét những đánh giá về nhân quyền, tôn giáo tại Việt Nam và điều này nếu có
cũng sẽ góp phần làm chậm lại tiến độ.
Bình luận về khả năng việc nâng cấp mối quan hệ lên mức chiến lược giữa
hai nước được thực hiện trong năm nay, là năm kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ
Đối tác toàn diện (2013-2023), TS. Hà Hoàng Hợp nói “Có thể không chắc chắn
nhưng khả năng là không thấp, bởi vì người ta đang cố đi đến đấy”.
Trong một bài viết trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược
Quốc tế (CSIS) vào ngày 28/3, nhà nghiên cứu cấp cao Murray Hiebert đề xuất rằng
Tổng thống Joe Biden nên viết tên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú
Trọng vào thiệp mời ngoại giao năm 2023 của mình.
Một số ý kiến cho rằng nếu điều này xảy ra, đây có thể là dịp tốt để
hai bên chính thức nâng cấp mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
.
Hợp tác quốc phòng
Theo quan sát của VOA, thông tin về cuộc điện đàm giữa ông Biden và ông
Nguyễn Phú Trọng tối 29/3 đã thu hút sự chú ý và đem lại hứng khởi cho nhiều
người theo dõi thời sự, bao gồm cả giới quan sát lẫn công chúng Việt Nam, giữa
bối cảnh những hoạt động của tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 4 ở Biển Đông đang
gây bức xúc công luận.
“Một (thoả thuận) hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam bây giờ là vô
cùng có ý nghĩa đối với Việt Nam bởi vì hàng ngày Trung Quốc quấy Việt Nam và
các nước có biển trong Đông Nam Á này”, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói.
Bình luận về quan điểm cho rằng việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ có thể bị
ảnh hưởng bởi những tác động từ phía Trung Quốc, TS. Hà Hoàng Hợp khẳng định
“Trung Quốc không có năng lực và không có quyền gì can thiệp vào mối quan hệ giữa
Việt Nam và Mỹ cả. Nhưng thỉnh thoảng, họ vẫn nói câu này câu kia. Hầu hết những
câu nói của họ mang tính chất can thiệp thì Việt Nam đều biết rất rõ”.
Nhà nghiên cứu sống tại Hà Nội cũng nhắc đến nguyên tắc của Việt Nam là
“không quan hệ với nước này để xâm hại lợi ích của một nước khác”, và nỗ lực
phát triển mối quan hệ với Hoa Kỳ, theo TS. Hà Hoàng Hợp, đơn thuần là “phục vụ
cho lợi ích quốc gia của Việt Nam và của Mỹ”.
“Quan hệ quốc tế bây giờ không phải là quan hệ ý thức hệ, mà nó là quan
hệ lợi ích quốc gia. Trên cơ sở lợi ích quốc gia của các nước thì phải làm thế
nào để khi quan hệ, các nước trong mối quan hệ đó đều có lợi. Cho nên, nói như
thế thì quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hoàn toàn không phải là mối quan hệ
về ý thức hệ, mà lợi ích quốc gia chắc chắn phải đứng cao hơn, cao nhất và trên
mối quan hệ ý thức hệ. Mối quan hệ ý thức hệ tồn tại là vì hai đảng cầm quyền của
hai nước đều là Cộng sản. Nhưng nhìn kỹ thực chất thì không còn đảng nào là cộng
sản nữa, mà cả hai đảng này đều đi theo một hình thái hoạt động mà người ta gọi
là chủ nghĩa tư bản nhà nước”, TS. Hà Hoàng Hợp nói.
Trước đây, ông Biden và ông Nguyễn Phú Trọng đã từng gặp nhau vào năm
2015 trong chuyến thăm chính thức của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ, nhân
dịp hai nước kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Ông Biden khi đó là
Phó Tổng thống Hoa Kỳ.
****
VIDEO :
Tin nói Tổng
thống Mỹ điện đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng | VOA Tiếng Việt
https://www.youtube.com/watch?v=SezTlYqlwM8
=================================================
.
.
Tổng
bí thư Việt Nam điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ
RFA
2023.03.29
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc điện đàm với
Tổng thống Hoa Kỳ- Joe Biden vào tối 29/3 (giờ Việt Nam).
TBT VN Nguyễn Phú Trọng
và TT Joe Biden đã từng gặp nhau vào năm 2015 .
AFP
Thông tấn xã Việt Nam loan tin trên trong cùng ngày
đồng thời cho rằng cuộc gọi đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan
hệ Đối tác toàn diện (2013-2023).
Nội dung cuộc điện đàm chưa được truyền thông Việt Nam tiết lộ tuy
nhiên trước đó, trong ngày 27/3, một bài viết trên trang csis.org có tựa “Biden should invite Vietnam’s Party Chief for a visit” của
tác giả Murray Hiebert có đề cập rằng, Tổng thống Hoa Kỳ nên mời ông Nguyễn Phú
Trọng sang Washington để bàn về việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược.
Bài báo có đoạn nhận định “Việt Nam trong những năm gần đây đã nổi lên
như một trong những đối tác quan trọng nhất của Washington ở Ấn Độ Dương-Thái
Bình Dương và là quốc gia tuyến đầu đối mặt với sự quyết đoán của Trung Quốc ở
Đông Nam Á, đặc biệt là ở Biển Đông”.
Reuters hôm 23/3 cũng có bài viết của tác giả Francesco Guarascio, cho
rằng Hoa Kỳ hy vọng sẽ nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong năm nay, lý tưởng nhất
là trùng với dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với nước
này vào tháng 7/2023.
Trả lời với Reuters trong bài viết, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu
viên cao cấp tại Viện ISEAS–Yusof Ishak của Singapore, cho biết Việt Nam chắc
chắn muốn nâng cấp quan hệ với Washington, nhưng khó có khả năng đồng ý điều đó
trong năm nay.
Nhưng, ông nói thêm "việc nâng cấp có thể không còn là ưu tiên của
Mỹ trong tương lai,"
Trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao diễn ra hôm 23/3, tờ Tuổi Trẻ
dẫn phát biểu của Phó phát ngôn Phạm Thu Hằng rằng: "Việt Nam mong muốn và
sẵn sàng hợp tác với chính quyền Tổng thống Joe Biden để thúc đẩy quan hệ hai
nước tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, vì hòa bình hợp
tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới".
Bà Hằng đồng thời cho hay trong các tuyên bố chung và các buổi tiếp xúc
giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Việt Nam và Hoa Kỳ cùng nhất quán khẳng định việc
tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc; luật pháp quốc tế; tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau.
Hoa Kỳ đồng thời nhiều lần khẳng định ủng hộ Việt Nam mạnh, độc lập và
thịnh vượng. Đây cũng là khẳng định của các quan chức cấp cao Hòa Kỳ trong mỗi
chuyến thăm đến Việt Nam thời gian qua.
Hai nhà lãnh đạo Việt Nam –Hoa Kỳ đã gặp trực tiếp vào năm 2015 khi ông
Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Mỹ nhân dịp tròn 20 năm thiết lập
quan hệ. Ông Biden khi đó đang là phó tổng thống dưới chính quyền Tổng thống
Barack Obama.
Hôm 13/11/2022, nhân cuộc gặp giữa hai bên tại Hội nghị cấp cao ASEAN
diễn ra tại Phnom Penh (Campuchia) Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chuyển lời mời
sang thăm Việt Nam của ông Trọng tới Tổng thống Joe Biden. Tổng thống Hoa Kỳ
lúc bấy giờ được cho là đã nhận lời, hứa sẽ thu xếp chuyến thăm vào thời điểm
thích hợp cho cả hai bên.
No comments:
Post a Comment