Người
giỏi không thể vào cơ quan công quyền vì vướng nghị định!
RFA
2023.03.27
Mới đây, một sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc hai
ngành Luật và Quản trị kinh doanh, thủ khoa Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
năm 2022, không đựợc tuyển thẳng vào các cơ quan nhà nước do vướng Nghị định
140/2017 của Chính phủ. Theo nghị định này, để được tuyển thẳng vào công tác
trong cơ quan công quyền thì ngoài việc tốt nghiệp hạng xuất sắc, sinh viên phải
đáp ứng được một trong ba tiêu chí sau: Đạt giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh/quốc
gia; đạt giải Olympic; đạt giải khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia/quốc tế.
Sinh viên nhận bằng tốt nghiệp tại Văn
Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội. Photo: RFA
Nhiều người cho rằng, đây là điều hết sức vô lý, bởi không phải sinh
viên nào học giỏi cũng muốn tham gia thi học sinh giỏi, hay thi Olympic, hay
tham dự một cuộc thi khoa học - kỹ thuật nào đó. Mà nếu không tham gia kỳ thi
nào như yêu cầu thì không đủ tiêu chuẩn được tuyển thẳng vào cơ quan nhà nước.
Chia sẻ với RFA suy nghĩ của mình vào sáng 27 tháng
3, Giáo sư Mạc Văn Trang nói:
“Nó lạ
thế đấy. Không hiểu được. Thế nhưng đứng về mặt kinh nghiệm cũng như lý thuyết,
thì ở Việt Nam, muốn vào cơ quan nhà nước thì đầu tiên phải có lý lịch tốt. Ít
nhất phải là đoàn viên, đảng viên. Thế cho nên việc tuyển vào những cơ quan nhà
nước thì có lẽ khó mà có được người tài.
Cái cải
cách về hành chính, cải cách về nhân sự trong bộ máy nhà nước hiện nay là một vấn
đề. Phải giảm biên chế tối đa, chọn những người tài, người giỏi và trả lương
cao thì mới thay đổi được thôi. Chứ với tình trạng hiện nay, biên chế thì thừa
thãi, quản lý thì quan liêu thì khó thay đổi lắm. Khó mà có người tài. Tuy
nhiên, để trở thành một người lãnh đạo thì cũng nhiều yếu tố chứ không chỉ là học
giỏi. Vào cơ quan nhà nước thì nó không khó nhưng nó cũng không dễ. Con ông
cháu cha thì dễ lắm, thậm chí đang học ở nước ngoài về là nhảy vào làm lãnh đạo
liền dù chẳng có một tí kinh nghiệm thực tiễn nào ở trong nước. Thế thì làm sao
mà chúng nó làm được!”
Có thể nêu trường hợp một nhân vật thuộc hàng ‘con ông cháu cha’, ‘hạt
giống đỏ’, chưa từng làm trong lãnh vực xây dựng nhưng lại được Bộ chính trị bổ
nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Đó là trường hợp ông Nguyễn Thanh Nghị, con
trai cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nghị lấy bằng tiến sĩ ngành Kỹ thuật
xây dựng dân dụng tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ năm 2006 và giữ chức Bộ
trưởng Bộ Xây dựng từ tháng 4 năm 2021 đến nay.
Một giảng viên đại học không muốn nêu tên vì lý do an ninh, nói với RFA
quan điểm của ông sáng 27 tháng 3 năm 2023:
“Việc sinh viên tốt nghiệp đại học hạng xuất sắc mà không được vào
thẳng cơ quan công quyền làm việc vì vướng nghị định nọ, nghị định kia không phải
là chuyện mới xảy ra đây. Nó là vấn nạn lâu nay rồi.
Điều
đáng nói là những nghị định đó do những con người ngồi trong phòng lạnh viết
ra. Đa số họ chỉ học chuyên tu, tại chức chứ chẳng tốt nghiệp xuất sắc một trường
đại học nào cả. Cần phải sửa nghị định để nhiều sinh viên giỏi có cơ hội phục vụ
trong bộ máy công quyền. Điều quan trọng nữa là phải đổi mới tư duy người giỏi,
người tài hiện nay. Không phải chỉ là bằng cấp.
Việc
tuyển dụng cán bộ, công chức hiện nay còn quá nhiều việc để bàn. Nếu không thay
đổi từ trong tư duy thì đội ngũ công quyền sẽ không có người giỏi, mà chỉ toàn
thành phần ‘con ông, cháu cha’. Và trí tuệ vẫn mãi mãi đứng sau quan hệ, hậu duệ
và tiền tệ.”
“Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ” là câu
thành ngữ được truyền miệng lâu nay trong nhân dân, để nói về việc bổ nhiệm
nhân sự các vị trí lãnh đạo trong cơ quan công quyền lâu nay.
Điều này cũng được cựu chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nhắc đến trong
bài viết riêng cho Tạp chí Cộng sản hôm 19 tháng 8 năm 2014, nhân kỷ niệm 69
năm Cách mạng Tháng Tám.
Ông Trương Tấn Sang viết: “Chúng ta
vẫn còn phải trăn trở, đau lòng khi nghe những câu truyền miệng lâu nay trong
nhân dân: “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ...” trong công
tác cán bộ và những nhận xét về thứ “đạo đức bốn mặt” (trước mặt, sau lưng, trước
cấp trên và trước đồng bào mình) đang là phương thức hành xử của không ít cán bộ,
đảng viên, cũng như trước tình trạng không ít cán bộ “tay đã nhúng chàm” bị dư
luận xã hội lên án hoặc đã và đang bị truy tố, xét xử. Đây chính là những điều
đã làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ ta, là mầm
họa đối với độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.”
“Hiền
tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh;
nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”, là một câu nổi tiếng của
Tiến sĩ Thân Nhân Trung, được khắc trên tấm bia tiến sĩ đầu tiên của Văn Miếu
Quốc Tử Giám, khi được Vua Lê Thánh Tông giao soạn bài văn bia cho bia tiến sĩ
đầu tiên khoa Nhâm Tuất (1442).
Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài được chính phủ Việt Nam đề ra từ
rất lâu và đã được thể hiện qua văn kiện của Đảng CSVN từ năm 1997. Nhưng tên
thực tế, người được gọi là “tài” có thực sự được chính quyền đãi ngộ và tạo điều
kiện cho họ làm việc hay không lại là vấn đề cần bàn. Giáo sư Nguyễn Đăng
Hưng, một chuyên gia giáo dục Việt Nam, từng nói với RFA vào tháng 4 năm
ngoái rằng:
“Họ ban
phát những cái bằng tại chức cho những người đã có chức quyền rồi mới đi học,
mà nhiều khi cũng không có giờ tới lớp và gần như không học hành gì cả nhưng vẫn
có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Do đó, những vị trí có quyền lực, những vị
trí có thể giúp được nhiều cho xã hội đã bị những người học bằng chuyên tu, học
bằng tại chức lấy hết, chiếm hết thì làm sao tuổi trẻ có động lực để phát huy
việc học thuật của mình sau này đóng góp cho xã hội, cho quốc gia?”
Một số chuyên gia giáo dục nhấn mạnh rằng, nếu nhà
nước Việt Nam không thay đổi đường lối tuyển cán bộ; không cải cách thể chế bằng việc bỏ hình thức độc
quyền đảng trị thì không thể nào tìm được người tài giỏi thật sự để làm
lãnh đạo và quản trị đất nước.
No comments:
Post a Comment