Chuyện
bốn nàng tiếp viên hàng không là một bi – hài kịch nhiều tập
Hải Lê
27/03/2023
Âu cũng là loại chuyện, nói như Đại tá Đỗ Hữu Ca
năm nào, thuộc vào xê-ri “trận đánh đẹp” có thể đưa vào chương trình giảng dạy
các tiếp viên hàng không (stewardess).
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-e1c5-08db2e6d711f_w650_r1_s.png
Hình ảnh 4 tiếp viên Vietnam Airlines
viết lời khai sau khi bị bắt vì vận chuyển ma túy được đăng trên báo chí Việt
Nam vào ngày 17/3/2023.
Thoát tội hay tạm cho tại ngoại?
Theo nguồn chính thống của ĐCSVN, vụ bắt giữ bốn tiếp viên hàng không
là kết quả của việc thực hiện chuyên án “triệt phá đường dây tiếp viên hàng
không vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam”. Dưới sự chỉ đạo của
Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh từ lâu đã lập một chuyên án, mật
danh là “Kế hoạch 134/KH-HQHCM”. Và chuyên án này bắt đầu được
thực thi từ ngày 19/1/2022. Như thế là sau gần 2 tháng “nuôi án”, tiến hành điều
tra, cụ thể qua công tác thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ cũng như rà soát
xác định trọng điểm, ngày 16/3/2023, Ban chuyên án đã bật
đèn xanh “phá án”, nhằm triệt tiêu đường dây tiếp viên hàng không vận chuyển
trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam. Trao đổi với Báo Thanh Niên và vài tờ
báo “lề phải” khác, Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh Đinh Ngọc Thắng khẳng
định, việc phát hiện, phá án dạng này không phải là câu chuyện tình cờ. Căn cứ
vào một loạt thông tin tình báo, các nghiệp vụ kiểm soát hải quan, một
loạt dấu hiệu nghi vấn, đối tượng trọng điểm, thông tin thu nhập… Cục Hải quan
TP.HCM mới chỉ đạo cho “phá án”. Hiện việc điều tra mở rộng để tìm đường dây, đối
tượng cầm đầu… đang
được lực lượng chức năng phối hợp điều tra.
Trong cuộc họp báo trực tiếp vào chiều ngày 17/3/2023 trước đó, Chi cục
trưởng Chi cục Hải quan Tân Sơn Nhất Bùi Lê Hùng cho biết thêm, trong khi các
cơ quan chức năng đang phối hợp nhằm mở rộng diện điều tra để bắt nhóm đối tượng
chính nhận hàng thì “đáng tiếc có một tờ báo lại đăng thông tin đó lên,
vì vậy nhóm đối tượng đó biết nên đã không xuất hiện nữa”. Ông Bùi Lê Hùng
cũng “dặn dò” các nhà báo có mặt, thông tin ông vừa nêu không cần thiết phải
đưa lên mặt báo, chỉ nhằm đề
nghị báo Nhà nước rút kinh nghiệm, hỏi trước các cơ quan chức năng trước khi
đăng tải. (!?) Ôi ông Địa ơi, “đồng chí” Chi cục trưởng này từ Sao Hỏa rớt
xuống Sài Gòn hay sao vậy? Ở xứ sở thừa thông tin giang hồ nhưng thiếu tự do
ngôn luận này, cha nội Tổng biên tập nào có gan bằng Trời cũng không dám xài loại
tin “ma túy” này (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng), mà không có sự chỉ đạo từ
trên thượng tầng! Vì “một lý do nào đó”, nguồn tin vụ bắt này bị rò rỉ
cho báo chí, bịt không kịp. (Nói cho trẻ mẫu giáo chắc chúng cũng cười!)
Theo các hãng Thông tấn vỉa hè, khi các cơ quan chức năng ập vào nhà kẻ sẽ nhận
hàng cách sân bay… 200 km, đối tượng đã kịp trốn thoát. Trên mặt bàn, máy tính
vẫn còn mở, màn hình dừng lại ở trang báo mạng đưa tin vụ bắt 4 tiếp viên, mà
chưa kịp “sign out”. Xem ra, vào giờ chót, chuyên án đã bị lộ, bể! E là rồi
đây, tờ báo nào đưa tin đầu tiên và nguồn rò rỉ thông tin sẽ được mời uống trà
miễn phí mệt nghỉ.
Về việc trả tự do cho bốn tiếp viên nêu trên, tờ Tuổi Trẻ dẫn lời ông
Tô Ân Xô, phát ngôn viên Bộ Công An, giải thích: “Các tiếp viên không biết bên
trong 327 tuýp kem đánh răng nhận vận chuyển, có 157 tuýp đã bị trà trộn, cất
giấu ma túy. Do đó, các cơ quan chức năng xác định chưa đủ căn cứ để xử lý hình
sự bốn tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines.”. Ông Tô Ân Xô nói thêm, kết
quả điều tra sơ bộ xác định khi bốn tiếp viên hàng không nêu trên đang lưu trú
tại Pháp thì có một nghi can người Việt Nam nhờ chuyển hàng tiêu dùng là 327
tuýp kem đánh răng và 17 chai nước súc miệng về Việt Nam qua phi trường Tân Sơn
Nhất, để “gửi cho người nhà.”. Phát
ngôn của ông Tô Ân Xô được cho là “bất nhất” với tường thuật của các báo ở Việt
Nam trước đó.
Với lại cách đưa tin nước đôi và đầy mâu thuẫn này, công luận không biết,
bốn nàng stewardess kia thoát tội hay là chỉ là được tại ngoại? Hoặc cũng có thể
có khả năng thứ ba, tất cả chỉ là một cái bẫy đang được giăng ra để đón con mồi
lớn?
Mạnh hơn kẻ cầm đầu dây buôn lậu?
Không phải ngẫu nhiên mà Facebooker Trần Quốc Quân nửa đùa, nửa thật:
Các bạn đừng thấy việc bốn cô tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy bất ngờ được
trả tự do mà ham. Bởi khi các bạn nổi cơn tham mà vận chuyển ma túy bị cơ quan
chức năng bắt quả tang, muốn thoát tội, CÁC BẠN PHẢI CHỨNG MINH MÌNH VÔ TỘI.
Trong khi bốn cô tiếp viên hàng không bị bắt quả tang vận chuyển ma túy với khối
lượng rất lớn, muốn buộc tội các cô ấy, CƠ QUAN CHỨC NĂNG PHẢI CHỨNG MINH CÁC
CÔ ẤY CÓ TỘI. Bản chất vụ việc tưởng giống nhau nhưng cách thức buộc tội rất
khác nhau. Bởi luật pháp xứ này là trò chơi quyền lực. Các
đã bạn hiểu chưa? Và trò chơi ấy lại có thể diễn ra ở thượng tầng Ba Đình.
Nhưng thật ra, đây không chỉ là trò chơi quyền lực, Công Lý xứ Đông Lào
từ lâu đã được công khai hóa là biểu tượng của một “nghệ sỹ hài”. Cũng không phải
tự nhiên mà Khanh Nguyen ngậm ngùi: Mừng cho bốn người bạn trẻ vì đường đời
không cụt lối, nhưng lại ngạc nhiên vì cả trăm người bị kết tội với các chứng cứ
mơ hồ như 117 và 331 lại bị xử rất nặng như vụ án Bùi Văn Thuận. Và một bạn trẻ
thắc mắc: Án ma túy chục kg mà cả 4 ngồi viết lời khai cùng nhau thế ạ? Trong
khi dân thường chống trả sau khi bị 3 thằng hội đồng rượt đến đường cùng thì được
bên kiểm sát nâng thành "có cách khác để xử lý" và toà xử tù. Thảo
nào lại đề xuất miễn trừ trách nhiệm, "vô ý" thôi mà.
Việc bốn 4 nàng stewardess được thả ra vì “vô tình phạm tội” và không
biết kẻ giao, người nhận ma túy là ai đã làm công luận chưng hửng. Bốn cô tiếp
viên được tha quá nhanh, khác với những vụ buôn lậu vài trăm gram ma túy bị
phát hiện qua máy soi, và người sở hữu cũng khai chỉ cầm hộ, không biết là cái
gì. Kết quả kẻ cầm hộ vẫn lãnh án tử hình. Không ít người đã dẫn lại một số trường
hợp cũng mang giúp, vận chuyển dùm hàng hóa có ma túy song bị kết án tử hình
như trường hợp bà Nguyễn
Thị Hương – 73 tuổi, người Úc gốc Việt, trường hợp ông Trần Minh Đạt – 43
tuổi, người Úc gốc Việt... bất kể sự ái ngại của nhiều người, nhiều giới về những
cáo buộc này. Vậy thế lực nào đã nhúng tay can thiệp, đổi trắng thay đen vụ
này, chưa nói là sẽ làm cho nó chìm xuồng, nhưng tha cho về, vì “không đủ cơ sở
để xử lý hình sự” quả thật không đủ sức thuyết phục dư luận, ngồi xổm trên đầu
dân chúng. Người ta tin rằng có một thế lực nào đó, mạnh không thua, hay có thể
hơn những kẻ cầm đầu đường dây buôn lậu, đã can thiệp trong phi vụ này.
Vì vậy, câu chuyện bi – hài kịch nhiều tập này (episodic tragicomic) sẽ
còn tiếp nối nhau. Ở đây, không phải là chuyên án thất bại, vấn đề được cho là
liên quan đến hai thế lực đối nghịch. Thế lực của phe bắt đường dây buôn lậu thế
nào chưa thể biết rõ, nhưng với một đảng cầm quyền độc tài, chuyên chế, không
có thế lực nào ngoài ĐCSVN hay trong chính phủ có thể điều hành các lực lượng
an ninh của chính phủ, liên hệ với hải quan quốc tế, trong trường hợp này là hải
quan Pháp, đề lừa được các con mồi về bị bắt tại Việt Nam, với các hình ảnh được
nhanh chóng tung lên truyền thông của nhà nước cho thấy quy trình theo dõi ngay
từ trên máy bay, xuống mặt đất, vào máy soi như thế nào, đề phòng đối phương có
thể chối, cho là bị lừa, bị gài. Thế lực phản đòn là kẻ nào mà có thể gỡ tội
cho bốn tiếp viên như trở lòng bàn tay? Hẳn cũng chẳng có thế lực tư nhân nào
siêu việt như thế. Ngược lại, thế lực ấy phải ngang sức, ngang tài trong đảng,
chính phủ với những kẻ bắt để có thế gỡ thế bị chiếu tướng. Nhưng dù vụ bốn cô
tiếp viên hàng không buôn lậu ma túy có thể được hoặc bị dàn xếp như thế chăng
nữa, sự thù ghét, chia bè cánh và nhất là suy thoái, tham nhũng, buôn lậu trong
đảng ngày càng thâm sâu hơn, sự chống đối nhau giữa các phe phái trong đảng vì
quyền lợi vật chất, rồi sẽ dẫn
đến việc họ đánh lẫn nhau, đánh đổ chế độ thối nát của chính ĐCSVN.
No comments:
Post a Comment