Wednesday, February 1, 2023

VÀI GẠCH ĐẦU DÒNG QUANH CHIẾN SỰ NGÀY 30/01/2023 (Phúc Lai)

 



Vài gạch đầu dòng quanh chiến sự Ukraine ngày 30/01/2023

Phúc Lai

01/02/2023

https://thuymyrfi.blogspot.com/2023/02/phuc-lai-vai-gach-au-dong-quanh-chien.html 

 

1. Bakhmut bị vây đến đâu rồi?

 

Hôm qua có bác bảo: Bakhmut bị vây đến nơi rồi. Hôm nay tui nhận được bản đồ gửi từ Ukraine, cập nhật muộn hôm kia – sáng sớm hôm qua, Chủ nhật ngày 29/01. Theo bản đồ này thì đến chiều hôm qua Krasna Hora ở đông bắc Bakhmut vẫn trong vùng chiến sự.

 

Hình : https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhW6oklXT6UIV3gUxc2j8B92iy12xJFKN3Fux2gndRR4r6fdqQ_YsQXtn13tRox0sEcMGOfytEKdPgGoKLMWQ1_sb8tOQDNYwRVOE8t0EPIQGNQIVU0TKW30E0avXtBrssD0OhpvM3DcK2cBdLwFm_dj7MiPOr2Ixd6QQOyeDekpQC6jTa0JksMmboNEw/w376-h400/pl_409.jpg

 

Đúng như bác NXB viết hôm 26/01, quân Nga đã vượt qua sông Bakhmutovka chiếm được Trung tâm sinh thái Paradyz (Эко-центр Парадиз). Từ đây đến nút giao đường M-03 và T-0513 chỉ còn non một cây số. Do vậy con đường M-03 tiếp tế cho Bakhmut coi như là không dùng được.

 

Ở phía nam, quân Nga đã chiếm được Opytne, nghĩa là chỉ còn cách trung tâm thị xã Bakhmut 7 ki-lô-mét. Từ đó quân Nga nỗ lực vừa tiến về trung tâm, vừa đột phá qua hệ thống phòng ngự của quân Ukraine ở tây nam thành phố theo hướng Khromove. 

 

Hình : https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgCv8G-6Xf9ZUbFIPxbj7bphCpB55JprF-2ga3n_2f03EpUUMkryM0C_gnrgr_R5wi2sSeUcthCM5uxNMxq912y858BwqwQnTnKdEXcSQow_KCqeEiG8TP1c2GTE5Orb_WdvdIMiq4GodzZXycyFxzK03b8eeTspRT4U2Du0oTNW9BmvGHeSpweawZLfQ/w400-h264/pl_407.jpg

 

Tất nhiên trận đánh vẫn rất khó khăn cho phía Ukraine. Người Nga đúng không hổ danh là “quân đội lớn nhất thế giới” bất chấp những tổn thất kinh khủng về người và vật chất kỹ thuật, bổ sung liên tục trong khi phía người Ukraine chỉ duy trì được lực lượng tối thiểu. Lý do người Nga đánh quá lâu còn chưa chiếm được vì hệ thống phòng ngự của Bakhmut là rất tốt (bây giờ thì cũng khó nói sau hàng tháng trời bị quân Nga bắn phá), đồng thời hiệu lực pháo binh của Nga cũng không còn được như trước.

 

So sánh một cách khách quan, khi người Nga cố chiếm một thị xã – người Ukraine cũng dùng lực lượng để giữ một thị xã nhưng Nga phải sử dụng quân số gấp nhiều lần. Theo thông tin khoảng 10 ngày trước đây thì lực lượng Nga gấp khoảng 8 lần so với phía Ukraine. Chúng ta cùng hình dung rằng cả một đội quân đến hơn 100.000 người các quân binh chủng mà dăng ra giữ cả mặt trận phía Nam và chỉ đủ khả năng tấn công chiếm hai thị xã là Bakhmut và Vulhedar (ngoại vi thành phố Donetsk).

 

Tui vẫn cho rằng Nga còn khướt mới chiếm được Bakhmut. Theo hình dung của tui là kể cả khi nó nguy ngập thì cũng đã có những diễn biến lớn trên chiến trường rồi.

 

2. Quan điểm của Thủ tướng Hungary

 

Ông V. Orban đã đưa ra “tầm nhìn của riêng mình” về lý do tại sao chúng ta không nên đợi cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine sớm kết thúc trong tương lai gần. “Putin sẽ không từ bỏ chiến tranh. Rốt cuộc, cuộc bầu cử tổng thống Nga đang đến, và những người thua trong cuộc chiến sẽ không giành được một chiến thắng trong cuộc bầu cử, dù có thể nó là một cuộc bầu cử gian lận”.

 

“Nước Nga trong lịch sử đã chứng minh rằng khi bắt đầu các cuộc chiến, nước này rất yếu kém do tham nhũng, cẩu thả, chỉ huy kém cỏi và những sai lầm chiến thuật khủng khiếp, nhưng rồi họ rất nhanh chóng chuyển hướng, huy động lực lượng và nhanh chóng học hỏi. Mục tiêu của Nga trong cuộc chiến này không phải là chinh phục hoàn toàn Ukraine, bởi vì điều này sẽ gây ra sự kháng cự của người dân và một cuộc chiến tranh du kích, mà là tạo ra một vùng đệm gần như suốt dọc theo giới tuyến ở Donbas. Quan điểm của Hungary là cần ngừng bắn ngay lập tức và sắp xếp các cuộc đàm phán là phương án tốt nhất”.

 

Đồng thời, V. Orban chỉ trích Mỹ và EU thiếu chiến lược rõ ràng cho cuộc chiến, bên cạnh việc tăng cường sức kháng cự chính đáng của Ukraine, theo logic này, NATO sẽ phải điều quân của mình đến Ukraine, vì "sớm muộn gì (Ukraine) cũng thiếu nhân lực.”

 

3. Như vậy, từ phần 1 trên đây tui xin phép đưa ra nhận xét rằng:

 

Tất cả những gì đang diễn ra hoàn toàn không xứng với một quân đội thứ hai thế giới và có lực lượng lớn nhất thế giới. Đúng là họ có lượng dự trữ cực lớn về khí tài và đạn dược, điều đó đang gây ra cho người Ukraine những khó khăn và cả những thiệt hại khủng khiếp. Ngày hôm qua là tròn 6 tháng cuộc thảm sát Olenivka ở Mariupol mà hiện nay chưa xác định được hết số lượng và danh tính các nạn nhân. Tuy vậy người Nga vẫn chưa dừng lại mà tiếp tục bắn phá các thành phố của Ukraine.

 

Thực sự “bước ngoặt xe tăng” từ tuần trước, theo nhìn nhận cá nhân của tui đã gây hoảng loạn đối với chóp bu Nga. Tại sao lại như vậy – xin các bác đọc lại các status của tui, nhất là status sau khi tui viết với ý: người Nga sẽ bế tắc với câu chuyện của xe tăng: duy trì sản xuất xe tăng kiểu cũ hay phát triển xe tăng kiểu mới đủ sức nghênh chiến được với phương Tây?

 

Hiện nay theo các Milblogger người Nga, bọn chúng cũng chỉ có thể hy vọng vào một trận “Prokhorovka mới” sẽ diễn ra. Lúc này chắc chắn công nghiệp quốc phòng Nga đang làm việc thật lực nhưng không phải là sản xuất ra xe tăng mới – tui dám chắc số lượng xuất xưởng chỉ nhỏ giọt thôi, do vậy họ sẽ phải phục hồi những xe tăng kiểu cũ còn trong kho, không rõ từ nay đến lúc đánh nhau thật họ sẽ phục hồi được bao nhiêu chiếc mỗi loại. Các loại chúng ta có thể thấy Nga đưa ra chiến trường chắc hẳn vẫn tập trung vào một số T-72, T-62 thậm chí còn có cả T-55 nữa. Như thế chắc chắn sẽ có một trận “Prokhorovka mới” ít nhất là trong ước muốn của những người Pro-Putox.

 

Vậy trận “Prokhorovka” là như thế nào? Ngày 12 tháng Bảy năm 1943, trong khuôn khổ trận đánh Kursk, Hồng quân do nhận định sai hướng tấn công chính của quân Đức mà mặt phía nam của chỗ lồi sông Kursk đã bị chọc thủng. Tuy vậy quân Đức cũng đã không đánh giá được lực lượng của Liên Xô – họ vẫn còn có thể tung vào trận đánh cả một Tập đoàn quân xe tăng để bịt lỗ thủng.

 

Và thế là trong ngày hôm đó trên cánh đồng làng Prokhorovka của Nga đã diễn ra trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Tham gia trận đánh này phía Đức có 587 xe tăng và pháo tự hành, phía Liên Xô có 877 xe tăng và pháo tự hành. Đến chiều phía Đức mất khoảng 300 xe tăng và pháo tự hành, Liên Xô mất khoảng 400. Tuy nhiên do dùng bộ binh để chặn xe tăng từ sớm, nên Liên Xô mất khoảng 5.500 người còn phía Đức chỉ mất 500 lính, nhưng chủ yếu là lính xe tăng. Đó là tổn thất mà người Đức không thể nhanh chóng bù đắp.

 

Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, chiếc xe tăng được mệnh danh là “tốt nhất thế giới” là chiếc T-34 thì ngay cả phiên bản sau này của nó – T-32-85 với khẩu pháo phòng không 85 mm, chưa bao giờ có cửa so với xe tăng Đức. Trong trận Prokhorovka Hồng quân đã phải sử dụng chiến thuật áp sát của 3 xe tăng T-34-76 đấu với một xe tăng Đức, “Cọp” hoặc “Báo” và hy sinh 2 chiếc để chiếc thứ ba hạ xe tăng Đức ở khoảng cách gần. Với chiến thuật như vậy, xe tăng Đức vốn là hạng nặng lại có động cơ khá yếu, không đủ đáp ứng tính cơ động của xe tăng, đã thua. Theo lý thuyết, dù bắn ở khoảng cách dưới 200 m thì đạn 76 mm của T-34 nhìn chung không phá được vỏ thép của “Cọp” và “Báo,” nhưng do dần dần thiếu thốn mà công nghiệp Đức đã cho ra những loại xe tăng với vỏ thép kém hơn, nếu không thì xe tăng Liên Xô cũng không có cơ hội.

 

Ở vào năm 2023, người Nga hiếu chiến cũng đang hy vọng một trận đánh như vậy. Rất nhiều ý kiến cho rằng cần khẩn cấp đưa ra chiến trường số lượng lớn xe tăng các loại, cũ cũng được để “đánh hội đồng” xe tăng NATO gửi cho Ukraine. Họ cho rằng khi người Ukraine bị bắn cháy hết số xe tăng NATO viện trợ đó, coi như họ thua và tất cả sẽ có thể kết thúc. Kịch bản người Nga hiếu chiến hy vọng đúng như trận Kursk năm 1943: (1) Lực lượng vượt trội về chất lượng xe tăng, là người Đức và bây giờ người Ukraine đang dùng xe tăng của… Đức (2) Lực lượng chờ đợi chủ động để tiêu diệt xe tăng Đức sản xuất, là người Nga.

 

Vậy người Ukraine có mong đợi một trận như vậy hay không, tui… không biết. Lịch sử có lặp lại hay không, chúng ta cần hỏi Trạng sư Trạm Biến Áp, tay này rất thích… biện chứng lịch sử.

 

Chỉ có điều là ngay xe tăng Nga mà người Ukraine thu được ở Kupyansk và Izyum cho đến nay cũng chủ yếu dùng để… rã xác, “dồn đồ” may ra chạy được một số. Còn thì cái chạy được thì không bắn được, cái bắn được thì không chạy được, các bác biết rồi. Bây giờ các ông ấy cần phải lôi ra chiến trường một số lượng xe tăng rất lớn – ví dụ với tỉ lệ gấp 3 lần của Ukraine để có thể thủ thắng. Nhưng năm 1943 để chuẩn bị cho trận đó, Liên Xô đã làm được những việc rất lớn đặc biệt là nỗ lực của công nghiệp quốc phòng và lực lượng hậu cần. Còn ở giai đoạn của năm 2023, người Nga có làm được như vậy không – tôi chẳng tin.

 

Kể cả Orban có phát biểu: “họ (người Nga) rất nhanh chóng chuyển hướng, huy động lực lượng và nhanh chóng học hỏi” thì chắc chắn họ cũng sẽ lại đưa ra chiến trường những hệ thống như ở Kupyansk thôi, vì lúc này đã tới hạn của mọi nỗ lực, hơn 70 năm trước người Liên Xô có Đồng minh đặc biệt là Mỹ đứng sau, còn bây giờ thì Mỹ lại… hỗ trợ Ukraine. Cá nhân tui rất lo cho phép biện chứng lịch sử của thằng, à ông Trạng sư Trạm Biến Áp.

 

Người Nga hoảng loạn như thế nào chúng ta chỉ cần ngó xem D. Medvedev hành xử ra sao sẽ rõ. Hắn lại đe dọa hạt nhân – và bây giờ thì Phương Tây họ chẳng sợ đâu. Đe dọa chẳng qua là để kích động dân trong nước là chính.

 

4. Đúng như trước khi Đức quyết định dỡ rào cản Leopard-2, tui nói chuyện riêng với các bạn Facebook: TDL, BH, HP… và bảo: chuyển mấy chục chiếc chỉ là khởi đầu thôi, còn anh Thổ sẽ không đứng ngoài và hôm qua anh Edorgan đã quyết định để nước mình tham gia vào… “Liên minh Leopard” rồi. Số lượng như vậy sẽ nhiều nhiều đấy.

 

Liên quan đến vụ “7 thành phố ở Iran bị tấn công” tui không theo dõi nên không nắm được cụ thể, nhưng có vẻ số lượng mục tiêu không nhiều đến thế. Tuy nhiên có một số điều hiển nhiên mà chúng ta cần khẳng định:

 

- Lâu nay Iran hỗn loạn.

 

- Việc Iran ti toe hỗ trợ Nga, chỉ đem lại cho nước này những bất lợi và hỗn loạn thêm.

 

- Có nhiều lực lượng trong và ngoài nước can thiệp vào tình hình Iran.

 

- Có nhiều nước xung quanh quan tâm đến nước này, một nước to, đủ có ảnh hưởng đến tiểu khu vực và cả khu vực, vì vậy đây sẽ là nơi quy tụ lợi ích chiến lược của nhiều bên. Chẳng ai đứng ngoài được cả.

 

- Bản thân người Ukraine cũng sẽ phải có chiến lược của mình với khu vực, dù đang ở thế rất yếu. Tui mà là họ tui sẽ thi hành kế “Dựa Thổ, cự Nga, phá Răng, hòa (Do) Thái.”

 

Đến đây thì các bác đoán giúp hộ xem nếu có phá hoại, tấn công… vào cơ sở quốc phòng của Iran thì ai có khả năng can dự nhiều nhất? Tui không cho rằng Mỹ sẽ tấn công Iran, to quá không vừa miếng. Bản thân Răng cũng đã loạn cào cào lên rồi.

 

Đức sẽ bàn giao một lô đầu kéo dùng để kéo thiết bị hạng nặng cho Ukraine. Gói viện trợ mới sẽ bao gồm 78 máy kéo hạng nặng và 86 sơ mi rơ-moóc kèm theo.

 

Hình : https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi5jHuBRcFy2X5C7b39g6Nk_JBRj7dNkoYsUSP2_vMFmIOu3bRpJALj-4ccgpCF-rvwVkX5mEGOlEXqh-iug4PyEAF4Wkp3_sxB_91T_HG0X4Aluk1MxZkg4u7Q1LL-YptYVvgqSdc3ycfpY8_kvNM-O0Bu_a0u9om6ghpUTTxt3nNihHtl9BKpboHpZw/w400-h266/pl_408.jpg

 

Ở Đức, các thiết bị hạng nặng hiện được vận chuyển bằng xe đầu kéo hạng nặng SLT 50-3 Elefant và Ukraine có thể sẽ nhận được loại này (ảnh). Những chiếc đầu kéo đầu tiên được đi vào phục vụ tháng 4 năm 1976 và hiện đang được sử dụng tại quân đội Đức. Kể từ cuối những năm 1990, tất cả các đầu kéo đã được hiện đại hóa để tăng khả năng kỹ thuật.

 

Ngoài ra, Bundeswehr (lực lượng vũ trang CHLB Đức) còn được trang bị đầu kéo SLT 56 Franziska và SLT-2 “Mammut” là loại mới nhất. Chúng đã được đưa vào hoạt động trong nhiều thập kỷ qua và cũng là ứng cử viên tiềm tàng có thể được cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.

 

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ý A.Tajani: “Tình hình ở Ukraine rất khó khăn và chúng tôi vô cùng lo lắng, tất cả chúng ta đang nỗ lực để đạt được hòa bình. Chúng ta sẵn sàng cung cấp vũ khí phòng vệ, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ gửi vũ khí tấn công – chúng tôi không gây chiến với liên bang Nga. Chúng tôi chỉ bảo vệ nền độc lập của Ukraine.”

 

Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich (MSC; tiếng Đức: Münchner Sicherheitskonferenz) Christoph Heusgen nói trên sóng của kênh truyền hình Đức ARD: “Tôi cho rằng việc viện trợ máy bay chiến đấu phản lực sẽ hiệu quả trong bảo vệ Ukraine tốt hơn trước các cuộc tấn công của Nga. Với mục đích này, có thể cân nhắc giữa F-16 của Mỹ hoặc các kiểu máy bay chiến đấu cũ thời Xô-viết từ kho dự trữ của CHDC Đức. Theo luật quốc tế, các lực lượng nước ngoài được phép cung cấp vũ khí cho Ukraine, bao gồm cả xe tăng chiến đấu chủ lực và máy bay chiến đấu.”

 

PHÚC LAI 30.01.2023

Publié par Thụy My RFI à 12:07

 

 



No comments:

Post a Comment