Saturday, February 25, 2023

LIÊN HIỆP QUỐC LÊN ÁN NGA : VIỆT NAM, TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ LẠI BỎ PHIẾU TRẮNG (BBC News Tiếng Việt)

 



Việt Nam lại một lần nữa bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine   

Lê Nguyễn Duy Hậu

23-02-/2023  23:41

https://www.facebook.com/lenguyenduyhau/posts/pfbid02q7RYeTEGdUvpzWVWGLE16ZGJkkBjimuZZ2sddzEJYLMu8PV2afAoB1dDBydSQCkTl

 

Tròn một năm trước, Putin xua quân đội và người dân Nga vào một cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Cho đến nay, dù có nói gì đi nữa, thì ai cũng hiểu cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” chỉ là lời nói dối nhằm che đậy cho cuộc chiến tranh ở Ukraine. Và cho dù biện minh bằng cách nào thì bản chất cuộc chiến tranh của Putin phát động tại Ukraine vẫn rất rõ ràng: một cuộc chiến tranh xâm lược theo đúng luật pháp quốc tế.

 

Tất nhiên, chuyện chính trị quốc tế vốn phức tạp và không phải lúc nào cũng có một phe chính nghĩa, một phe phi nghĩa. Việt Nam trong một năm qua đã bị đặt vào một thế khó, và ứng xử của Việt Nam đối với năm bản nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên quan đến cuộc chiến tranh của Putin chống lại Ukraine có thể giúp Việt Nam “tai qua nạn khỏi” lúc này, nhưng những hệ lụy của nó về sau thì có thể rất lớn. Rõ ràng, bằng cách bỏ 4 phiếu trắng và 1 phiếu chống, Việt Nam đã luôn chọn đứng về phe thiểu số trong cộng đồng quốc tế khi nói về cuộc chiến ở Ukraine. Lập luận cho rằng tuy số phiếu trắng và chống có phần ít hơn nhưng nó đến từ các quốc gia đông dân, chiếm hơn 1/2 dân số thế giới (như Ấn Độ, Trung Quốc, Nga) nên đó mới là đại diện cho quan điểm đa số thì lại là một lập luận tự bắn vào chân mình.

 

Trật tự thế giới mà Việt Nam đang tham gia vào được lấy cảm hứng từ trật tự Westphalia và Hiến chương Liên Hiệp Quốc: theo đó, bất kể giàu, sang, nghèo, hèn, đông dân, ít dân… các quốc gia đều có quyền bình đẳng ngang nhau. Nếu chỉ vì cuộc chiến này, hay vì tình yêu mù quáng nào đó với quá khứ của Liên Xô, hay sự sùng bái với Putin, mà ta chấp nhận rằng nước nào càng đông dân thì càng có chính nghĩa, thì cần nhớ rằng Việt Nam không phải là quốc gia đông dân nhất, và càng đang sống kế bên một quốc gia đông dân nhất thế giới, ngày đêm tranh cãi với chúng ta. Không chấp nhận một trật tự thế giới hiện đang có, mà cũng không mạnh dạn đạp đổ nó, thì rất có thể trong tương lai, những gì chúng ta đang làm sẽ chống lại chúng ta.

 

Đã không đứng về phe đa số, vậy Việt Nam có thực sự chọn chính nghĩa không? Điều quan trọng cần phải định nghĩa “chính nghĩa” ở đây là gì. Nếu chính nghĩa là các bên kiềm chế, hạn chế xung đột, hòa bình, tuân thủ pháp luật quốc tế như đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc từng tuyên bố, vậy chúng ta giải thích thế nào với các phiếu trắng (tôi không ý kiến gì, không có quan điểm gì?) với các nghị quyết của Đại Hội Đồng? Tất nhiên, sẽ có người nói rằng các nghị quyết kia thường bị thiên lệch sang phe phương Tây, chẳng hạn như nghị quyết ngày 2/3/2022 lên án gay gắt Nga và cho rằng hai xứ tự trị mà Nga công nhận là bất hợp pháp là hơi gây tranh cãi, hay nghị quyết ngày 7/4/2022 (nghị quyết duy nhất Việt Nam bỏ phiếu chống) đòi loại bỏ Nga ra khỏi HĐ Nhân quyền là quá đáng, hay thậm chí nghị quyết ngày 12/10/2022 lên án các cuộc bỏ phiếu ở bốn vùng thuộc Ukraine bị Nga sát nhập là chưa thỏa đáng. Nhưng Việt Nam giải thích thế nào với việc tiếp tục bỏ phiếu trắng với nghị quyết ngày hôm nay mà Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua?

 

Nếu bạn vẫn nghĩ rằng chắc có lý do gì đó quá đáng, thì hãy cùng xem một số điểm có thể gây tranh cãi của nghị quyết mà Việt Nam cho rằng quá tranh cãi và không có ý kiến:

 

– Lên án các hậu nhân quyền và nhân đạo của cuộc chiến của Nga tại Ukraine, bao gồm các cuộc tấn công vào các hạ tầng dân sự trên khắp cõi Ukraine (không nói rõ ai tấn công các hạ tầng này) >>> Điều này có phải lẽ phải không?

 

– Nhắc lại yêu cầu rằng Nga phải rút quân ngay lập tức, toàn bộ, và vô điều kiện khỏi lãnh thổ được quốc tế công nhận của Ukraine, và kêu gọi chấm dứt xung đột >>> Điều này có gì trái với các nguyên tắc mà Việt Nam vẫn theo đuổi? Có phải là lẽ phải không?

 

– Yêu cầu các bên tuân thủ luật nhân đạo quốc tế bao gồm việc đối xử tốt với tù bình chiến tranh và chấm dứt tấn công vào các cơ sở dân sự của Ukraine >>> có gì gây tranh cãi? Có khó để có ý kiến không?

 

– Nhấn mạnh yêu cầu phải quy trách nhiệm cho các tội ác nghiêm trọng đã xảy ra trong lãnh thổ Ukraine và đảm bảo việc xét xử công bằng (mà không nói là do Nga hay Ukraine gây ra, tức là ai gây ra tội ác đều phải bị xử lý) >>> đây nếu không phải lẽ phải thì là gì?

 

Không chống, không ủng hộ, thậm chí không đề xuất sửa đổi nếu thấy có gì lăn tăn, Việt Nam đơn giản bỏ phiếu trắng và nói rằng tôi không can dự. Rốt cuộc thì làm sao mà sự đi dây này lại là “đứng về chính nghĩa”? Mình trộm nghĩ, nếu có ai đó yêu cầu chúng ta vẽ lại bản đồ thế giới một cách chính thức, thì chúng ta sẽ vẽ Ukraine như thế nào? Đó là những câu hỏi mà mình hy vọng Việt Nam đã có câu trả lời, chứ không phải để lơ cho nó qua.

 

Nhớ lại sự gay gắt của Việt Nam khi lên án cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq (và mình ủng hộ sự gay gắt đó) ngay cả khi Bush nói rằng ai không theo họ là chống lại họ, mình hiểu rằng Việt Nam thực sự đã không chọn chính nghĩa như đang nói, mà đơn giản là đang chọn đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Chúng ta đang chọn nói thật lòng mình với những quốc gia quá quen với sự chỉ trích vì biết rằng sự trả đũa có thể không có, và chọn ve vuốt tránh né khi phải đối xử với những tên côn đồ và tiểu nhân như Putin. Vậy thì lựa chọn đã rõ. Chúng ta không chọn chính nghĩa, chúng ta cũng chẳng chọn theo số đông. Chúng ta đang chọn yên thân.

 

Hy vọng rằng chúng ta không phải rơi vào tình huống mà đến lượt chúng ta lên án sự yên thân của kẻ khác. Và hy vọng rằng khi nhìn thấy sự phản ứng khác nhau của Việt Nam với những đối tượng khác nhau trong cùng một hành vi, mọi người hiểu ai mới thật sự là côn đồ.

 

Hình :

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10160732359119532&set=a.143396314531

 

.

23 BÌNH LUẬN   

 

Le Nguyen Duy Hau

https://documents-dds-ny.un.org/.../58/PDF/N2304858.pdf...

Nghị quyết mà Việt Nam vừa bỏ phiếu trắng

DOCUMENTS-DDS-NY.UN.ORG

ODS HOME PAGE

ODS HOME PAGE

.

 ===============================================

.

.

LHQ lên án Nga: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ lại bỏ phiếu trắng

BBC News Tiếng Việt

24 tháng 2 2023, 16:25 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-64755047

 

Việt Nam cùng với Trung Quốc, Ấn Độ một lần nữa bỏ phiếu trắng trong nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án Nga xâm lược Ukraine tròn một năm.

 

Nghị quyết "tái khẳng định cam kết đối với chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong các biên giới được quốc tế công nhận, mở rộng ra cả lãnh hải của Ukraine." và cũng "nhắc lại yêu cầu của mình rằng Nga phải rút toàn bộ lực lượng quân sự của mình đi ngay ngay lập tức, triệt để và vô điều kiện khỏi lãnh thổ Ukraine trong phạm vi biên giới được quốc tế công nhận và kêu gọi chấm dứt chiến sự".

 

Nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc được sự ủng hộ của 141 quốc gia. Có 32 nước bỏ phiếu trắng (abstain) và bảy nước, bao gồm cả Nga, bỏ phiếu chống.

 

Đáng chú ý, 9/11 quốc gia Đông Nam Á đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết mới nhất này lên án việc Nga xâm lược Ukraine và kêu gọi Nga này rút quân nói trên. Việt Nam và Lào trở thành hai quốc gia duy nhất trong khối ASEAN bỏ phiếu trắng.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/176DB/production/_128736959_8c52ff68-11b1-4391-a352-f15cf4edd613.jpg

Việt Nam và Lào trở thành hai quốc gia duy nhất trong khối ASEAN bỏ phiếu trắng cho cuộc biểu quyết mới nhất của Đại hội đồng LHQ

 

"Điều này không có gì ngạc nhiên vì họ là những quốc gia cộng sản độc đảng có quan hệ lâu đời với Nga và trước đó là Liên Xô," Sebastian Strangio nhận định trên The Diplomat.

 

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào 24/02/2022, Hà Nội đã kiên trì chống lại áp lực và tiếp tục với chiến lược không chỉ trích trực tiếp Nga.

 

Cụ thể, đối với năm bản nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine, Việt Nam đã bỏ 4 phiếu trắng và 1 phiếu chống, nằm trong nhóm nước thiểu số trong cộng đồng quốc tế khi bày tỏ quan điểm về cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi 5/11/2022 nhấn mạnh đường lối đối ngoại Việt Nam "không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải".

 

Ông Chính nói "Chúng ta ứng xử với những vấn đề quốc tế phức tạp vừa qua, ví dụ như vấn đề Ukraine thì thái độ của chúng ta thể hiện ở Liên hợp quốc cũng được bạn bè chia sẻ trong bối cảnh khó khăn và trong bối cảnh chúng ta phải thể hiện chính kiến."

 

Cuộc chiến Ukraine: VN chọn đúng hay sai khi bỏ phiếu 'vì Nga'?

Từ Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói Việt Nam 'chọn chính nghĩa, không chọn bên'

Đức muốn Việt Nam có 'lập trường rõ ràng' về cuộc chiến Ukraine

 

Tuy nhiên, việc Hà Nội vẫn kiên định với lá phiếu trắng dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về lập trường "chọn chính nghĩa của Việt Nam".

 

Facebook tên Le Nguyen Duy Hau nhận xét:

 

"Nhớ lại sự gay gắt của Việt Nam khi lên án cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq (và mình ủng hộ sự gay gắt đó) ngay cả khi Bush nói rằng ai không theo họ là chống lại họ, mình hiểu rằng Việt Nam thực sự đã không chọn chính nghĩa như đang nói, mà đơn giản là đang chọn đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Chúng ta đang chọn nói thật lòng mình với những quốc gia quá quen với sự chỉ trích vì biết rằng sự trả đũa có thể không có, và chọn ve vuốt tránh né khi phải đối xử với những tên côn đồ và tiểu nhân như Putin. Vậy thì lựa chọn đã rõ.

 

"Chúng ta không chọn chính nghĩa, chúng ta cũng chẳng chọn theo số đông. Chúng ta đang chọn yên thân," người này kết luận.

 

Việt Nam và Nga có mối quan hệ tin cậy ngay từ những ngày đầu tiên của phong trào cộng sản, thời thập niên 1920, trong suốt những năm chiến tranh và tiếp tục cho đến ngày nay, ông Bill Hayton, học giả tại Viện nghiên cứu Chatham House, Anh Quốc từng viết trên BBC.

"Giới lãnh đạo Việt Nam biết rằng nếu họ phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng chính trị nào đó trong tương lai, Nga sẽ ủng hộ họ trước áp lực dân chủ hóa của phương Tây. Sự trung thành đó từ Moscow cần phải được đánh đổi bằng sự trung thành to lớn từ Hà Nội," ông Bill Hayton nhận định.

 

Hiện hơn 80% số lượng vũ khí tại Việt Nam cho đến nay vẫn được nhập khẩu từ Nga.

 

VIDEO :

Bà Nataliya Zhynkina: ‘Chúng tôi không sợ Nga đe doạ’

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-64755047

 

Báo chí Việt Nam im lặng

 

Về lá phiếu trắng mới nhất của Việt Nam tại Đại hội đồng LHQ, báo chí trong nước hầu hết chỉ đưa tin về cuộc bỏ phiếu, chứ không đề cập Việt Nam bỏ phiếu như thế nào, dù đây là những tờ báo phục vụ chính cho độc giả trong nước.

 

Đơn cử, báo Tuổi Trẻ viết Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine trong bối cảnh tròn một năm chiến sự.

 

"Nghị quyết này - không mang tính ràng buộc - được thông qua với số quốc gia ủng hộ áp đảo, gồm 141 phiếu thuận, 7 phiếu chống (Nga, Belarus, Triều Tiên, Mali, Nicaragua, Syria và Eritrea) và 32 nước (trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ) bỏ phiếu trắng." dẫn báo Tuổi Trẻ.

 

Báo chí VN không nhắc 'lá phiếu trắng của VN' tại Đại hội đồng LHQ

Nga-Ukraine: 'Phiếu của Việt Nam lộ quan điểm gần với Trung Quốc hơn Asean'

Ukraine: Kiên định với lá phiếu trắng, lập trường của Việt Nam có bị chất vấn?

 

Tương tự, VnExpress cũng đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ca ngợi nghị quyết và dẫn lời Đại sứ Mỹ tại LHQ nhận định "nghị quyết "sẽ đi vào lịch sử", thể hiện lập trường quốc tế về hòa bình."

 

Tuy nhiên, trang tin điện tử này cũng không để cập tới Việt Nam bỏ phiếu gì, dù nhắc tên Trung Quốc, Ấn Độ bỏ phiếu trắng.

 

Tại Việt Nam, nhiều trang sứ quán các nước như Anh Quốc, Canada, EU, Ba Lan... đã lên án chỉ trích công khai sự xâm lược của Nga và ủng hộ mạnh mẽ Ukraine cũng như một nền hòa bình thế giới.

 

Hình :

https://ichef.bbci.co.uk/news/676/cpsprodpb/128BB/production/_128736957_capture.png

Liên Âu tại Việt Nam

 

Với diễn biến mới nhất, nhiều người chỉ ra cả năm lần bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ, Việt Nam đều tình cờ biểu quyết "đồng điệu" với Trung Quốc.

 

Cụ thể, lần đầu tiên, ngày 1/3/2022, khi bỏ phiếu nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng LHQ, Việt Nam bỏ phiếu trắng.

 

Lần thứ hai, ngày 24/3, Đại hội đồng LHQ ra nghị quyết yêu cầu bảo vệ dân thường, Việt Nam cũng bỏ phiếu trắng.

 

Lần thứ ba, ngày 7/4/2022, đề nghị trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu chống.

 

Lần thứ tư, ngày 12/10 rạng sáng 13/10 theo giờ Việt Nam, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết kêu gọi các quốc gia trên thế giới chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine.

 

Lần mới nhất này, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng như Trung Quốc đối với nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine.

 

Trên trang Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam, nhiều người vào bình luận trước kết quả bỏ phiếu, thể hiện sự thất vọng, để lại lời xin lỗi về lá phiếu của Việt Nam.

 

Nhiều người cho rằng Việt Nam "ngoài lề" trong khối ASEAN vì hầu hết các thành viên của khối này đều bỏ phiếu ủng hộ. Chỉ có Việt Nam, Lào thuộc nhóm thiểu số. Trong cuộc bỏ phiếu lần thứ tư, báo chí Việt Nam cũng không nhắc đến lá phiếu trắng dù có đưa tin về nội dung Nghị quyết.

 

--------------------

TIN LIÊN QUAN

 

Đức muốn Việt Nam có 'lập trường rõ ràng' về cuộc chiến Ukraine

13 tháng 11 năm 2022

.

Việt Nam thực chất đã chọn phe khi bỏ phiếu ủng hộ Nga bất kể nước này xâm lược Ukraine?

12 tháng 4 năm 2022

.

Từ Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói Việt Nam 'chọn chính nghĩa, không chọn bên'

12 tháng 5 năm 2022





No comments:

Post a Comment