Vì
sao ngoại giao không thèm bận tâm đến... nội giao?
30/12/2022
https://www.voatiengviet.com/a/vi-sao-ngoai-giao-khong-them-ban-tam-den-noi-giao-/6897891.html
Ông Vũ Quang Minh – Đại sứ Việt Nam tại Đức mới đưa
lên trang facebook của ông một email của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức vừa gửi
chị... nào đó và anh... nào đó để cám ơn về... “cuộc trao đổi thẳng thắn, chân
thành ngày hôm nay”.
Hình : https://gdb.voanews.com/03370000-0aff-0242-f90f-08daea816a5d_w1023_r1_s.jpg
Trích đoạn email của Đại sứ quán Việt
Nam tại Đức vừa gửi chị... nào đó và anh... nào đó. (Hình: Trích xuất từ trang
Facebook của đại sứ Vu Quang Minh)
Ông Vũ Quang Minh – Đại sứ Việt Nam tại Đức mới đưa
lên trang facebook của ông một email của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức vừa gửi
chị... nào đó và anh... nào đó để cám ơn về... “cuộc trao đổi thẳng thắn,
chân thành ngày hôm nay”. Theo đó... Đại sứ quán đã tiến hành kiểm
tra nội bộ. Chúng tôi được biết nhân viên xử lý đã có những ứng xử không phù hợp,
đặc biệt trong buổi lễ đăng ký kết hôn là giây phút thiêng liêng và trang trọng
đối với mỗi vợ chồng. Tuy có những hoàn cảnh cá nhân đặc biệt do được tin người
thân mắc bệnh hiểm nghèo khiến tâm trạng nóng nảy, bất an nhưng cũng không thể
biện minh cho việc không tuân thủ quy tắc ứng xử trong giao tiếp với người dân.
Đại sứ quán xin gửi lời xin lỗi chân thành tới anh chị và gia đình và sẽ tiến
hành các biện pháp xử lý nội bộ nghiêm khắc để không xảy ra các vụ việc tương tự
trong thời gian tới...
Ngoài email của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức,
status mà ông Minh mới đưa lên trang facebook của ông còn đính kèm email của...
người trong cuộc – chị... nào đó và anh... nào đó nhấn mạnh... tất cả quá trình trao đổi giữa chúng
tôi và Đại sứ quán Việt Nam tại Đức chỉ bằng hình thức trực tiếp qua điện thoại
và email. Chúng tôi không làm việc với bất kỳ bên thứ ba nào khác về nội dung
này để bảo đảm chất lượng khiếu nại và sự tôn trọng trách nhiệm của Đại sứ quán
Việt Nam tại Đức trong việc giải quyết khiếu nại của công dân, đồng thời
bày tỏ rằng... lời hứa về việc sẽ tiến hành kiểm điểm nghiêm khắc cán bộ
làm sai quy định đã củng cố niềm tin của chúng tôi về sự minh bạch của Đại sứ
quán Việt Nam tại Đức, nơi đại diện bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam tại
CHLB Đức và... việc cán bộ giải quyết không chủ động, thiện
chí giải thích chi tiết các chi phí dịch vụ phát sinh và có những cư xử không
đúng chuẩn mực đã khiến chúng tôi bức xúc, gây ra những vấn đề không đáng có vừa
qua nhưng... là công dân Việt Nam, chúng tôi hoàn toàn không
mong muốn và gây ra hiểu lầm không đáng có về hình ảnh nói chung của Đại sứ
quán (1).
Nếu chỉ đọc status của ông Minh người ta sẽ không biết chuyện gì đã xảy
ra và không hiểu tại sao lại thế nhưng nếu chịu khó theo dõi group “Tôi
và sứ quán” trên facebook được lập ra như một chỗ để người Việt xa xứ
than phiền, cũng như chỉ dẫn nhau cách đối phó với tệ nạn nhũng nhiễu, thái độ
“mục hạ vô nhân” của những nhân viên ngoại giao và các cơ quan ngoại
giao của Việt Nam ở ngoại quốc thì sẽ tìm ra câu trả lời... Cách nay vài ngày,
rất nhiều người trong số gần 50.000 thành viên của “Tôi và sứ quán” sôi
lên sùng sục khi nghe một đồng bào cũng xa xứ như họ dùng nickname là Marquina
Sergio cùng vị hôn thê lên Đại sứ quán Việt Nam tại Đức để nhận hôn
thú mà hồ sơ đăng ký kết hôn đã được gửi trước đó ba tuần và đã được xác nhận
là đầy đủ, hợp lệ nên phải cùng hiện diện theo hẹn để ký vào Giấy chứng nhận
Đăng ký kết hôn (GCN ĐKKH)...
Tại đó, sau khi in GCN ĐKKH và bảo cả hai cùng ký, một “chú”
nhân viên ngoại giao bảo đôi vợ chồng trẻ trả 300 Euros vì chi phí đăng ký là
180 Euros và 100 Euros cho hai bản dịch. Bởi đó là “mức lạm thu tỉ lệ lũy thừa”
nên cặp vợ chồng trẻ mới thắc mắc tại sao lệ phí vượt nhiều lần mức quy định...
Sau khi ấp a ấp úng viện dẫn đủ loại lý do nhưng cặp vợ chồng trẻ không...
thông, đã vậy lại còn đòi biên lai ghi đủ số tiền mà “chú” đòi, “chú”
xé vụn hai tờ GCN ĐKKH rồi đuổi cả hai về... Bởi cần GCN ĐKKH, cuối cùng đôi vợ
chồng trẻ chấp nhận trả 300 Euros nhưng biên lai chỉ ghi đã thu 63 Euros, chấp
nhận khuyến mãi cho khoản thu bỏ ngoài biên lai là vài tờ trích lục GCN ĐKKH đã
được dịch và xác nhận... Status của ông Đại sứ Việt Nam tại Đức xuất hiện khi
câu chuyện vừa kể trở thành sự kiện khuấy động dư luận trong group “Tôi và sứ
quán”: Hàng loạt cán bộ trong ngành ngoại giao đã bị bắt vì lợi dụng
dịch bệnh để kiếm ăn. Những tưởng các cán bộ trong ngành ngoại giao phải lấy đó
làm bài học. Thế nhưng không, ngựa quen đường cũ, họ vẫn tiếp tục lợi dụng chức
vụ của mình để tiếp tục gây phiền hà, sách nhiễu, kiếm ăn trên chính đồng loại
của mình... và nạn nhân đột nhiên đục bỏ tự sự của anh ta (2).
***
Van Bu Bi Phan – một trong những thành viên
của “Tôi và sứ quán” tham gia bình luận về sự kiện này – nhận định: Có
lẽ nhiều người thắc mắc vì sao phí lãnh sự ở các sứ quán Việt Nam
ở nước ngoài bị làm giá cao hơn rất nhiều so với mức quy định, ví
dụ như miễn thị thực có giá $10 thì được làm với giá $70, $80,
$90... Passport lẽ ra $70 thì được thổi lên giá $300, $400,
$500 thậm chí hơn $1.000. Nếu công dân thắc mắc tại sao phí
cao như vậy thì sẽ bị hành cho lên bờ xuống ruộng, nào là gửi về Việt Nam
xác minh, nào là thiếu hồ sơ, nào là hình chụp không đúng,... để
rồi vài tháng sau cũng chưa nhận được Passport, miễn thị thực hay
các loại giấy tờ khác. Tuy nhiên liên hệ qua dịch vụ, ngoan ngoãn
trả giá trên trời thì thủ tục gì cũng nhanh, gọn... Phải làm giá như
vậy, phải kiếm tiền bằng mọi giá như vậy thì các đại sứ mới có
khả năng đi lại bằng vé hạng thương gia dành cho cả gia đình. Ngay cả
pet cưng của cựu Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Vũ Quang Minh,
cũng được ngồi ghế hạng thương gia từ Việt Nam sang Đức trên
chuyến bay của hãng Bamboo Airline vào ngày 11/03/2022 (3)...
Không chỉ bình, Van Bu Bi Phan còn cung cấp đường dẫn đến những
status mà ông Vũ Quang Minh từng đưa lên trang facebook của ông. Ít nhất cũng
có hai status ông Minh khoe con trai và con... mèo có tên là Tenet cùng ngự
chung với ông trong khoang thương gia khi đến Đức nhận nhiệm sở. Thậm chí, sau
status đầu tiên (4), khi có một số người thắc mắc tại sao ông Minh
lại có thể đưa thú cưng của ông vào khoang hành khách trên phi cơ, ông Minh còn
viết thêm một status khác, dài hơn có tựa là “Ghen với Tenet, hờn cả bầu trời”,
kể rằng Tenet của ông từng là... “Hầu tước xử lý chuột” tại Đại sứ quán
ta ở London (2011-2014) và nay... xuất ngoại nhận nhiệm vụ mới
tại Đức sau khi ông đã dụng công, dụng lực để có thể đưa Tenet sang Đức.
Theo ông Minh, bởi chuyện đi lại hồi tháng 3/2022 vẫn còn nhiều trở ngai do các
biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nên... có ai ghen tỵ với Tenet cũng là dễ
hiểu vì chính ông cũng... rất ghen tị khi thấy các cô
chiêu đãi viên rất chuyên nghiệp, xinh đẹp, dễ thương đi qua lại cúi xuống, ngồi
cạnh âu yếm Tenet, khen sao mắt đẹp thế, lông mượt thế, mềm mại và bay ngoan thế (5)…
Sau khi đọc status “Ghen với Tenet, hờn cả bầu trời”, một
facebooker tên là Trần Quang Long đã để lại thắc mắc thế này: Kính
gửi ông Đại sứ. Chắc chắn phải tốn chi phí để vận chuyển “Tenet”. Xin hỏi, chi
phí vận chuyển có phải từ tiền cá nhân hay từ tiền của nhà nước? Cám
ơn! Ông Vũ Quang Minh lập tức hồi đáp cho Trần Quang Long: Bạn
thân mến, theo bạn thì kế toán nào dám thanh toán từ ngân sách nhà nước việc
này ạ? Và nếu bạn muốn tỏ ra quan tâm minh bạch thì bản thân cũng nên đàng
hoàng minh bạch face của mình... Tính đến tối 30/12/2022 theo giờ Việt Nam,
những status về Tenet trên trang facebook của ông Minh vẫn còn nguyên. Ông Minh
chẳng ngại gì khi khẳng định chính ông tự trả cho mèo cưng xuất ngoại
nhận nhiệm vụ mới tại Đức. Ai cũng biết thu nhập chính thức của một
cán bộ ngoại giao là bao nhiêu nhưng ông Minh không hề ngại khoe ông giàu và tất
nhiên Tenet của ông phải hơn hơn xa vô số đồng bào của ông. Vì sao? Câu trả lời
nằm ở chỗ chắc chắn đảng ta, nhà nước ta không bận tâm chuyện ông Minh giàu.
Chuyện đảng ta, nhà nước ta đã và đang xử lý hàng loạt cán bộ ngoại giao trong
thời gian gần đây rõ ràng không phải vì họ giàu bất thường, vì có nhiều tố cáo,
thắc mắc mà vì... lý do khác. Ngoại giao luôn liên quan mật thiết đến nội trị
mà!
-------------
Chú thích
(2) https://www.facebook.com/groups/toivasuquan/posts/5673576056025558
No comments:
Post a Comment