Uỷ ban 6/1 công bố 5 yếu tố kết tội hình sự Donald Trump
Mai Vũ Phạm - Saigon Nhỏ
30 tháng 12, 2022
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/GettyImages-1230451801-scaled.jpg
Trump xuất hiện ở
Washington DC, đứng sau tấm kính chắn, kích động những người ủng hộ thực hiện
cuộc tấn công vào Điện Capitol và lật đổ kết quả bầu cử tổng thống 2020, phản đối
Đại cử tri đoàn công nhận tổng thống đắc cử là ông Joe Biden. Ảnh: Samuel
Corum/Getty Images
Ủy ban
điều tra cuộc tấn công Điện Capitol ngày 6 tháng Giêng năm 2021 (Uỷ ban 6/1) của
Hạ viện Hoa Kỳ đã công bố bản báo cáo cuối cùng cho công chúng vào tuần trước,
vài ngày sau khi ủy ban đề nghị Bộ Tư Pháp nên truy tố hình sự đối với Donald
Trump.
Bản báo
cáo dài 814
trang, là kết quả sau nhiều tháng điều trần công khai. Trong đó, Uỷ ban 6/1
gọi cuộc tấn công là “không thể tưởng tượng nổi”, đã làm rung chuyển không chỉ
riêng Hoa Kỳ, mà còn khắp thế giới. Đây gần như là bản cáo trạng hình sự, cung
cấp nhiều chi tiết đáng ngại về hàng loạt nỗ lực của Trump nhằm lật ngược kết
quả bầu cử tổng thống 2020.
Sau đây
là 5 điểm quan trọng trong báo cáo của Uỷ ban 6/1, làm rõ vai trò then chốtcủa
Trump trong việc kích động cuộc tấn công Điện Capitol, ngăn cản Quốc Hội chứng
nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử (lúc đó) Joe Biden.
.
1. Tuyên bố gian lận bầu cử được Trump tính toán từ trước
Bản báo cáo cho biết: “Quyết định của Tổng thống Trump tuyên bố sai sự
thật về chiến thắng trong đêm bầu cử và kêu gọi ngừng kiểm phiếu một cách bất hợp
pháp không phải là một quyết định tự phát. Nó đã ĐƯỢC TÍNH TOÁN TỪ TRƯỚC.” Thực
tế phản ánh kết luận này.
Trước khi cuộc bầu cử tổng thống 2020 diễn ra vào ngày 3 Tháng Mười Một,
hai thân hữu của Trump là Steve Bannon và Roger Stone, đã ‘hiến kế’ đề nghị cựu
tổng tống cứ tuyên bố chiến thắng trong đêm bầu cử, mặc kệ kết quả ra sao.
Bản báo cáo đã trích dẫn các đoạn ghi âm, bao gồm đoạn
thu âm buổi nói chuyện của chiến lược gia thân cận của Trump, là Steve
Bannon, vào tối ngày 31 Tháng Mười năm 2020. Ông Steve Bannon vừa cười, vừa nói
với nhóm cộng sự: “Những gì ông Trump sẽ làm là tuyên bố chiến thắng. Ông
Trump sẽ tuyên bố chiến thắng. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Trump là người
chiến thắng.”
Ông Bannon nói thêm rằng ông Trump biết rõ việc kiểm các lá phiếu bằng
thư có khuynh hướng bầu cho đảng Dân Chủ sẽ mất nhiều thời gian và ông Trump sẽ
lợi dụng thực tế này để tuyên bố thắng cử.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/GettyImages-1294949346.jpg
Những người biểu tình
(theo lời kêu gọi của Trump) xâm nhập vào Điện Capitol. Ảnh: Win McNamee/Getty
Images
.
2. Donald Trump nhận được trợ giúp
Người vạch ra chiến lược nhằm giúp Trump thay đổi kết quả bầu cử 2020
là ông John Eastman, cựu luật sư riêng cho Trump và là giáo sư của trường Đại Học
Luật Chapman, bang California. Trước khi cuộc bầu cử 2020 diễn ra, ông Eastman
đã thừa nhận rằng cựu phó tổng thống Mike Pence sẽ không thể “từ chối việc kiểm
phiếu đại cử tri chính thức một cách hợp pháp”, nhưng ông vẫn nung nấu một kế
hoạch để yêu cầu ông Pence phải làm như vậy.
Theo ông Greg Jacob, cựu cố vấn của ông Pence, ông Eastman đã thừa nhận
hai ngày trước ngày 6 tháng Giêng rằng kế hoạch của ông ta sẽ không thành công
trước tòa ,nếu Pence làm theo và sẽ vi phạm đạo luật kiểm phiếu đại cử tri
(Electoral Count Act). Bản thân ông Pence cũng công khai khẳng định ông ấy
không có bất kỳ thẩm quyền nào như vậy. Ngoài ra, theo ủy ban điều tra, ông
Eastman cũng bị cáo buộc ủng hộ việc chọn một danh sách đại cử tri giả nhằm
giúp Trump tại vị.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/GettyImages-1230452803-2048x1328.jpg
Trước khi cuộc bầu cử
2020 diễn ra, ông Eastman đã thừa nhận rằng cựu phó tổng thống Mike Pence sẽ
không thể “từ chối việc kiểm phiếu đại cử tri chính thức một cách hợp pháp”. Ảnh:
Saul Loeb – Pool/Getty Images
Sau khi nhận được kế sách từ ông Eastman, cựu tổng thống tìm kiếm sự trợ
giúp từ Đảng Cộng hòa để thực hiện kế hoạch. Trump đã đích thân gọi điện cho bà
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng Hòa (RNC) vài ngày trước ngày 14 Tháng MườiHai
để tranh thủ sự hỗ trợ của RNC trong kế hoạch này.
Theo báo cáo, “Tổng thống Trump đã mở đầu cuộc gọi bằng cách giới
thiệu cho bà chủ tịch ông John Eastman, người đã mô tả “tầm quan trọng của RNC”
trong việc giúp tập hợp những đại cử tri giả. Sau đó, bà chủ tịch RNC đã gọi
lại cho Trump, nói rằng bà đồng ý với kế sách và thành viên của RNC sẽ sẵn sàng
hỗ trợ nỗ lực này.
Cựu Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, ông Newt Gingrich, cũng đã gửi
cho trợ lý của ông Trump một tin nhắn vào ngày 10 tháng Mười Một, đề nghị Trump
thúc giục “các cơ quan lập pháp Cộng hòa không gửi chứng nhận đại cử tri”
để trì hoãn việc chứng nhận kết quả ở Hạ viện.
Lịch
sử thế giới cho thấy các nhà độc tài chuyên chế không thể tự mình đưa bản thân
lên nắm quyền. Nói cách khác, họ không thể lên cầm quyền và bám chặt quyền lực
nếu không có sự trợ giúp đắc lực, bất chấp của thành phần trí thức.
.
3. Trump biết mình đã thua trong cuộc bầu cử 2020
Bản báo cáo nhấn mạnh rằng hầu hết các cố vấn cấp cao của ông Trump đã
nhiều lần giải thích với ông ấy rằng không có bằng chứng về gian lận bầu cử,
nhưng ông vẫn tiếp tục lan truyền ‘Big Lie’. Cụ thể, Trump vẫn tiếp tục
gieo rắc dối trá với sự trợ giúp của nhóm pháp lý, đứng đầu là Rudy Giuliani.
Nhóm này đã tiến hành hơn 60 vụ kiện nhằm lật đổ chiến thắng của ông Joe Biden.
Tuy nhiên, tất cả các vụ kiện này đều thất bại tại tòa án tiểu bang và liên
bang.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/GettyImages-1438263766.jpg
Rudy Giuliani, người đứng
đầu nhóm pháp lý giúp Trump tiếp tục gieo rắc dối trá sau khi thất bại
trong cuộc bầu cử tổng thống 2020 . Ảnh: Michael M. Santiago/Getty Images
Báo cáo cũng cho biết đội ngũ chiến dịch tái tranh cử tổng thống 2020 của
Trump đã tìm cách vận động hành lang để thuyết phục các nhà lập pháp Đảng Cộng
hòa ở các bang Michigan, Arizona, Georgia – nơi ông Biden thắng cử, nhằm lật
ngược phiếu đại cử tri cho Trump bất chấp thất bại của cựu tổng thống. Trong một
thư thoại gửi tới một nhà lập pháp bang Michigan đã bị lộ, một nhân viên chiến
dịch tranh cử của Trump đã thúc giục thông qua một nghị quyết “cho phép bang
Michigan gửi các đại cử tri ủng hộ Trump tới Đại cử tri đoàn” nhằm lật ngược
kết quả bầu cử.
Bản báo cáo còn đưa ra 18 trường hợp cụ thể về việc các cố vấn của
Donald Trump trình bày các bằng chứng vạch trần các cáo buộc gian lận bầu cử
trong các cuộc họp riêng với ông ta. Cụ thể, cố vấn hàng đầu của Trump, bà Hope
Hicks, đã trả lời Uỷ ban 6/1 rằng Trump đã cười nhạo đội ngũ pháp lý của mình với
tuyên bố các quốc gia đã giúp Joe Biden thắng cử bằng cách thao túng hệ thống bỏ
phiếu của Dominion.
Nhân chứng kể lại, trong cuộc gọi, cựu tổng thống đã bấm nút tắt tiếng
chỉ để cười nhạo luật sư của ông và nói với những người trong phòng rằng “điều
này nghe thật điên khùng.” Nghĩa là, ông Trump hiểu rất rõ thất bại của
mình, nhưng vẫn cố ý và ác ý khuếch đại thông tin sai lệch trên mạng xã hội và
trong các email gây quỹ sau đó.
.
4. Trump đã ‘làm giàu’ từ việc tuyên truyền ‘Big Lie’
Ủy ban đưa ra bằng chứng việc Trump đã thu hơn $250 triệu từ tuyên truyền
thông tin sai lệch về cuộc bầu cử 2020 bằng cách gây quỹ kéo dài.
“Tổng thống Trump và chiến dịch tranh cử của ông đã lừa gạt những
người ủng hộ khi thu hơn $250 triệu bằng cách tuyên bố rằng họ muốn chống gian
lận bầu cử mà họ biết không tồn tại và lật ngược kết quả cuộc bầu cử mà họ biết
rằng ông ấy đã thua,” báo cáo của ủy ban cho biết.
Chiến dịch tranh cử của Trump và Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa đã gửi
hàng triệu email tới những người ủng hộ, kêu gọi quyên góp tiền để ngăn đảng
Dân chủ trong “nỗ lực đánh cắp cuộc bầu cử.”
Ủy ban điều tra cáo buộc rằng số tiền gây quỹ thực sự là “lừa đảo” vì
phần lớn số tiền đã được chuyển hướng cho các mục đích khác. Một phần lớn trong
số $250 triệu được đã được chuyển đến tổ chức ‘Save America’ do Trump thành lập.
Khoản chi lớn nhất mà Save America đã thực hiện là $40 triệu vào một tổ chức
khác trợ giúp ông Trump trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2024.
ĐỌC THÊM:
·
Nền
Dân Chủ Hoa Kỳ, ‘ngàn cân treo sợi tóc’
·
Trump
có thoát khỏi bánh xe công lý?
.
5. Dân Chủ không thể tự bảo vệ
Ở những quốc gia độc tài chuyên chế, việc chuyển
giao quyền lực thường diễn ra trong bạo lực. Ngược lại, ở các quốc gia dân chủ,
việc “chấp nhận đối thủ” bằng cách chuyển giao quyền lực trong hòa bình sau các
cuộc bầu cử là một thành tố quan trọng.
Nghĩa là các đối thủ chính trị không nhất thiết phải ưa nhau, nhưng cần
hiểu rằng họ phải tuân theo các nguyên tắc dân chủ. Khi các cuộc bầu cử đã
xong, nếu đảng cầm quyền thất bại, đảng đó phải phải chấp nhận nguyện vọng của
cử tri và chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Phe đối lập tiếp tục tham gia
đóng góp vào tiến trình dân chủ, vì “các cuộc bầu cử dân chủ không phải là một
cuộc đấu tranh sinh tồn, mà là một cuộc cạnh tranh để phục vụ” lợi ích cử
tri.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/GettyImages-1294946010-2048x1416.jpg
Một trong những hình ảnh
không thể quên trong ngày 6 Tháng Giêng ở Điện Capitol. Ảnh: Win
McNamee/Getty Images
Tuy nhiên, thành tố cốt lõi này đã bị Trump và đội ngũ cố ý dẫm đạp để
bám víu quyền lực. Lo sợ điều tương tự sẽ xảy ra trong tương lai, ủy ban đã đưa
ra 11 khuyến nghị yêu cầu Quốc Hội xem xét nhằm chống lại các nỗ lực kích động
bạo lực và bảo vệ truyền thống chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Hai khuyến
khị nổi bật bao gồm yêu cầu Quốc hội thực hiện Tu Chính Án 14 để ngăn cấm những
người tham gia cuộc bạo loạn giữ chức vụ công trong tương lai, và phải có những
hình nghiêm khắc hơn đối với bất kỳ ai phá hoại tiến trình chuyển giao quyền lực.
Báo cáo còn cho thấy những khiếm khuyết của nền dân chủ Hoa Kỳ, khi chi
tiết một âm mưu đảo chính có kế hoạch gần như đã thành công. Nếu như Bộ trưởng
Bộ Tư Pháp hoặc Bộ Quốc Phòng của chính quyền Trump chấp nhận hợp tác với ông
Trump trong việc thay đổi kết quả bầu cử, thì kế hoạch của ông Trump có thể đã
thành công. Hãy tưởng tượng viễn cảnh dân chủ Hoa Kỳ ra sao, nếu như một tổng
thống tương lai thành công lật đổ kết quả bầu cử?
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/GettyImages-1294933307-2048x1365.jpg
Cuộc tấn công Điện
Capitol dưới sự kích động của Trump đã làm rung chuyển không chỉ riêng Hoa Kỳ,
mà còn khắp thế giới. Ảnh: Win McNamee/Getty Images
Sẽ không có cuộc bạo loạn tấn công Điện Capitol nếu
như ông Trump bị quốc hội truất phế sau hai lần luận tội trước đó. Hiến pháp
Hoa Kỳ có giải pháp truất phế nhằm kiểm soát các tổng thống bất tài, phạm pháp,
và phản quốc. Tuy nhiên, giải pháp này của các nhà Lập quốc Hoa Kỳ chưa từng xảy
ra trong lịch sử, vì chính đảng của tổng thống nắm quyền tại Hạ viện hoặc Thượng
viện đã chọn bao che tổng thống bằng mọi giá.
“Tam quyền phân lập” chỉ có giá trị khi ba nhánh Lập pháp, Hành pháp,
và Tư pháp hoạt động độc lập và công bằng. Nếu Lập pháp hoặc Tư pháp bao che để
tổng thống ngang nhiên đứng trên pháp luật, điều này dễ dẫn tới sự lạm quyền và
thâu tóm quyền lực của tổng thống. Chẳng hạn như Putin (Russia), Erdoğan
(Turkey), Maduro (Venezuela), Morales (Bolivia)… là các tổng thống đã thành
công kéo dài thời hạn nắm quyền, nhờ vào sự bao che của chính đảng ở cả lập
pháp và tư pháp.
Nền dân chủ Hoa Kỳ không thể nào tự bảo vệ nó trước các lãnh đạo độc tài,
lạm quyền, và vô đạo đức. Sự tồn tại khỏe mạnh của nền dân chủ phụ thuộc vào
các nhà lập pháp biết đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích đảng phái, cũng như
vào sự tham gia có hiểu biết của cử tri vào tiến trình dân chủ. Như Tổng thống
thứ 39 của Hoa Kỳ (1977-1981), Jimmy Carter, đã cảnh báo:
“Quốc gia vĩ đại của chúng ta hiện đang đứng
trên bờ vực thẳm ngày càng lan rộng. Nếu không có hành động ngay lập tức,
chúng ta thực sự có nguy cơ xung đột dân sự và đánh mất nền dân chủ quý giá của
mình. Người Mỹ phải gạt sự khác biệt sang một bên và liên đới cùng nhau trước
khi quá muộn.” |
No comments:
Post a Comment