Friday, December 2, 2022

TIẾP TỤC NHẬN ĐỊNH về CUỘC CHIẾN TRANH NGA ĐANG TIẾN HÀNH Ở UKRAINE, NHÂN KẾT THÚC THÁNG 11/2022 (Phúc Lai)

 



Tiếp tục nhận định về cuộc chiến tranh Nga đang tiến hành ở Ukraine, nhân kết thúc tháng 11/2022

Phúc Lai

01/12/2022

https://thuymyrfi.blogspot.com/2022/12/phuc-lai-tiep-tuc-nhan-inh-ve-cuoc.html

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEizvjpImSN797qmdMO-fVwxcyDy7WcGBTUi4CErRSFHmoDkvQBQgaCSywUTZ7znAFFokBpuciezKlGXXtZS63MO0iInjieh87IKfu8mY40O5GMGYA1fTBsDE7awLzfNkMYm0JWIivO-PLLqAcMiKPpQvRSTAvriOln_JbMiZCwa9Kmh0RDcxEmu0aOR8Q/w400-h266/pl_12.jpg

 

 

1. Nga có kế hoạch đưa hơn 20 nghìn trẻ em ra khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine

 

Tương tự như những gì bọn Đức quốc xã đã làm, các bác sĩ Nga đang tiến hành kiểm tra y tế bất hợp pháp cho trẻ em Ukraine, sau đó quân đội Nga đưa chúng đi Siberia. Việc mở rộng các biện pháp trừng phạt và cung cấp vũ khí kịp thời cho Lực lượng Vũ trang Ukraine là cách duy nhất để ngăn chặn sự tội ác mới này của giới cầm quyền liên bang Nga.

 

Liên bang Nga tiếp tục thực hiện kế hoạch trục xuất cưỡng bức người Ukraine về lãnh thổ của mình. Theo báo cáo của lực lượng tình báo Ukraine, tính đến ngày 15 tháng 10, Liên bang Nga đã đưa trái phép khoảng 1,2 triệu người Ukraine khỏi đất nước của mình về lãnh thổ Nga, trong đó có 240 nghìn trẻ em. Chính quyền Nga cố tình tách trẻ em Ukraine khỏi cha mẹ chúng và bắt cóc trẻ em từ các trại trẻ mồ côi, sau đó cho chúng làm con nuôi ở Nga.

 

Khi bắt đầu cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine, thông tin về việc cưỡng bức đưa trẻ em đến lãnh thổ của quốc gia xâm lược bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên, hoạt động bắt đầu từ năm 2014 và từ ngày 24 tháng Hai năm 2022, hiện tượng này trở nên ồ ạt. Bắt cóc trẻ em là tội nghiêm trọng ở Liên bang Nga. Với mục đích tiêu diệt người Ukraine với tư cách là một quốc gia độc lập bằng mọi cách, quốc gia khủng bố - Liên bang Nga đang cố gắng đánh cắp và giáo dục lại thế hệ trẻ. Do đó, trẻ em Ukraine không chỉ trở thành con tin của “đế chế Nga” mà còn là nạn nhân. Những gì Liên bang Nga hiện đang làm với trẻ em Ukraine đã xảy ra trong lịch sử: Đức Quốc xã làm ở Châu Âu và phát xít Nhật làm ở Trung Quốc là những ví dụ về việc đồng hóa trẻ em đã trở thành chính sách của nhà nước như thế nào.

 

Trong các bản tin khác nhau, số lượng trẻ em bị trục xuất cũng rất rất khác nhau, vì những hoạt động như vậy có thể nói không thể theo dõi được. Ủy viên Nhân quyền Dmytro Lubynets đã thông báo rằng có tới 7.000 trẻ em bị trục xuất khỏi đất nước sang Nga kể từ tháng 9 năm 2022. Tuy nhiên, đây chỉ là con số đã xác minh được và trên thực tế nó có thể nhiều hơn thế. Người Nga tuyên bố rằng khoảng 119.000 người đã trốn sang đất nước của họ, các em nhỏ có thể nằm trong số này.

 

Phía Ukraine coi hành động của Nga là vi phạm các công ước quốc tế khác nhau, trong khi Nga theo truyền thống chối bỏ trách nhiệm và tuyên bố rằng người Ukraine đã rời khỏi lãnh thổ của mình một cách tự nguyện. Tuyên truyền của Nga coi tội ác chiến tranh của họ là “hành động thiện chí” còn người dân Nga thì thờ ơ trước thực trạng. Trên thực tế, đầu tiên Liên bang Nga khiến trẻ em Ukraine trở thành trẻ mồ côi bằng chính bàn tay của mình: họ giết chết cha mẹ và các thành viên trong gia đình của chúng bằng đạn pháo; sau đó chia cắt gia đình chúng khi bị trục xuất, không cho chúng quyền học tập và lớn lên ở đất nước của chúng, phá hủy trường học và cơ sở hạ tầng dân sự của các thành phố và thị trấn; và (nực cười thay!) sau đó thể hiện “sự hào phóng” của mình.

 

Những người dân từ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ở phía đông và phía nam Ukraine bị Liên bang Nga trục xuất đến “cái gọi là LPR/DNR” hoặc Crimea, và từ đó đến Nga. Tất cả những người chiếm đóng bị buộc “sơ tán” bao gồm cả trẻ em đều được gửi đến các trại thanh lọc. Đây là những nơi họ bị giam giữ, thẩm vấn, khám xét, thu thập dữ liệu cá nhân và cấp giấy chứng nhận, chẳng hạn như cái gọi là “MFA của DPR” (Bộ ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Donetsk), hoặc buộc họ phải chấp nhận quyền công dân của cái gọi là “LPR” (Cộng hòa Nhân dân Luhansk).

 

Để khuyến khích người Nga nhận nuôi những đứa trẻ bị cưỡng bức, họ được đề nghị thanh toán một lần trợ cấp thai sản và hỗ trợ của nhà nước 20 nghìn rúp (khoảng 12.000 UAH) cho mỗi đứa con nuôi và khoảng 150.000 (khoảng 91.000 UAH) – cho trẻ khuyết tật; một đứa trẻ lớn hơn 7 tuổi sẽ được “nhận nuôi” ở chế độ anh chị em ruột. Được biết, hơn 1.000 trẻ em đã bị cho làm “con nuôi” chỉ riêng ở vùng Krasnodar của Nga, là các trẻ em Ukraine bị trục xuất khỏi Mariupol. Bộ Gia đình và Trẻ em của Vùng Krasnodar báo cáo rằng những đứa trẻ được quân chiếm đóng Nga đưa ra khỏi thành phố Ukraine bị ném bom hiện sống ở Tyumen, Irkutsk, Kemerovo và Altai Krai.

 

Theo các phương tiện truyền thông đại chúng Ukraine, chính quyền chiếm đóng đã trục xuất trái phép một số lượng lớn trẻ vị thành niên khỏi Tavria và Zaporozhye. Tính đến ngày 25 tháng 10, đã có hơn 2.000 trẻ em từ 4 đến 17 tuổi là người ở Feodosia bị cưỡng bức rời khỏi miền nam Ukraine.

 

Người Ukraine ở Nga dự kiến sẽ được Nga hóa để họ ngừng xác định mình là người Ukraine và trở thành công dân của Nga. Quá trình “Nga hóa trẻ em Ukraine” sẽ diễn ra thông qua việc hòa nhập vào quá trình giáo dục của Nga và các hoạt động của các tổ chức quân sự dành cho trẻ em, chẳng hạn như Quân đội, cũng như thông qua việc cấp hộ chiếu Nga cho trẻ em Ukraine và cả cha mẹ của chúng. Điều này đã xảy ra ở các vùng lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng của Ukraine.

 

Đây không phải là trường hợp đầu tiên người Ukraine bị cưỡng bức trục xuất. Trong thế kỷ XX, người dân bản địa Ukraine đã trải qua nhiều lần bị trục xuất vì người Nga. Ví dụ, vào năm 1944-1952, chính phủ Liên Xô đã buộc 700.000 người rời khỏi miền tây Ukraine, những người sau đó được ghi là “người nhập cư” trong các tài liệu chính thức.

 

Một trong những lý do cho việc trục xuất là do khu vực bị xóa sổ mệnh danh “Những người Bandera”, tức là gia đình của các thành viên OUN và UPA, những người bị coi là “không đáng tin cậy”. Việc trục xuất này đã dẫn đến sự phá hủy các giá trị lịch sử, vật chất, đạo đức và văn hóa của toàn bộ khu vực và đe dọa sự hủy diệt của toàn bộ các nhóm dân tộc của người Ukraine. Mục tiêu của việc trục xuất người Tatars ở Crimea vào năm 1944 cũng tương tự – hủy hoại danh tính của những người mà chính sự tồn tại của họ đã phá hủy luận điểm về “Crimea nguyên thủy thuộc Nga”.

 

Chú thích: “Những người Bandera” - tên của các thành viên của “Tổ chức những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine” từ năm 1940 đến 1959 do Stepan Bandera lãnh đạo. Sau những năm 1940, thuật ngữ “Bandera” thường được dùng để chỉ tất cả những gì thuộc về chủ nghĩa dân tộc Ukraine. Thuật ngữ đặc biệt này thường được sử dụng bởi tuyên truyền của Liên Xô, biểu thị toàn bộ lực lượng dân tộc chủ nghĩa ngầm của Ukraine trong và sau Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, cũng như những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine ở nước ngoài và những người ở Ukraine phản đối chính sách quốc gia của Liên Xô.

 

Khái niệm “Bandera” ở Liên Xô dần trở thành một cái tên quen thuộc và được áp dụng cho tất cả những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine, bất kể họ là thành viên của OUN hay không. OUN: “Организация украинских националистов (бандеровское движение)” = “Tổ chức những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine”. UPA = “Украинская повстанческая армия” – “Quân nổi dậy (khởi nghĩa) Ukraine.”

 

Công dân Ukraine phải được sơ tán đến lãnh thổ Ukraine theo quy định của luật pháp quốc tế. Họ chỉ có thể xuất cảnh sang lãnh thổ của quốc gia xâm lược nếu nhà nước bản quốc của họ không đồng ý tiếp nhận thường dân, nhưng điều này hiện không xảy ra ở Ukraine, một quốc gia đang cố gắng đưa công dân của mình trở lại các vùng lãnh thổ do họ kiểm soát. Người Nga vi phạm một cách có hệ thống các nền tảng của luật pháp quốc tế liên quan đến việc tiến hành chiến tranh. Một trong những ví dụ về những vi phạm như vậy là việc buộc trục xuất người Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời. Liên bang Nga nổ súng vào các hành lang nhân đạo chính thức, ngăn cản người dân sơ tán đến các khu vực do Ukraine kiểm soát, đồng thời tước hộ chiếu của những người Ukraine bị trục xuất đến lãnh thổ của mình và hạn chế quyền đi lại của họ.

 

Liên bang Nga cũng hành động ở cấp độ lập pháp: vào ngày 13 tháng Năm, Hội đồng Liên bang nước này đã tuyên bố tại một cuộc họp rằng không phải tất cả trẻ em từ các vùng bị gọi là “vùng lãnh thổ được giải phóng” đều nói tiếng Nga ở mức đủ để đi học, vì vậy các khóa học ngôn ngữ sơ cấp sẽ được tạo ra cho họ. Ngoài ra, vào tháng Năm, Tổng thống Liên bang Nga đã ký một sắc lệnh theo đó trẻ mồ côi từ các vùng bị chiếm đóng tạm thời của Ukraine (các vùng Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporozhzhia) có thể nhận quốc tịch Nga theo thủ tục đơn giản hóa (tổng cộng 2 triệu người Ukraine đã bị trục xuất sang Nga, tổng thống Ukraine hồi mùa hè cho biết như vậy). Và điều này không tính đến kết quả của các hoạt động phản công thành công của Ukraine ở các khu vực Kharkiv và Kherson vào mùa thu này.

 

Các chương trình cưỡng bức nhận con nuôi và trục xuất trẻ em dưới chiêu bài “an dưỡng và phục hồi chức năng” có lẽ là cứu tinh cho quá trình giảm dân số quy mô lớn của Nga. Như đã lưu ý trong Viện Nghiên cứu Chiến tranh Hoa Kỳ, việc nhận con nuôi như vậy là bất hợp pháp và có thể bị coi là vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về ngăn ngừa và xử phạt tội ác diệt chủng. (Công ước ngăn ngừa và xử phạt tội ác diệt chủng là thỏa thuận quốc tế được thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 9 tháng 12 năm 1948).

 

Theo Công ước Geneva, dân thường không thể bị di chuyển đến lãnh thổ của quốc gia chiếm đóng – xâm lược. Điều này áp dụng cho trường hợp nhiều người Ukraine bị cưỡng bức đưa đến các vùng xa xôi của Nga; cũng như các trẻ em, số phận của hầu hết các em vẫn chưa được biết. “Trộm cắp dân số” – cướp trẻ em, trục xuất và sau đó sắp xếp vào các gia đình là dấu hiệu của sự diệt chủng của một quốc gia. Đây là một trong những cách bao gồm việc xóa bỏ mọi thứ liên quan đến gia đình, quốc gia và đất nước khỏi cuộc sống của đứa trẻ.

Pháp luật đơn giản hóa của Nga về việc nhận con nuôi góp phần vào tội ác của Liên bang Nga chống lại loài người. Mọi trường hợp trục xuất người Ukraine – trẻ em và cha mẹ hoặc người han của họ – đều vi phạm các văn kiện quốc tế. Đặc biệt, Công ước Liên hợp quốc năm 1948 “Về ngăn ngừa và xử phạt tội ác diệt chủng”, Công ước Geneve IV năm 1949 “Về bảo vệ thường dân trong thời chiến” và Công ước năm 1989 “Về quyền của trẻ em”.

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiALBKCoCZ06tOYrRZukkKwIbaTH4eenMPJtuH6HV2pWT1baXFVjfNhPOgrgVU4WI3CXKkE0SsnLOBQsfzLSFcLLjkZSYL615kzFaA2mVYtQvtp4Q9VzJJIGsHYagkB27nGsEDJdcQ3KS3DyZFrPbvXzIEu9xTzTGdue_vUB1YdeqLwLuBCSOAfBuDAGQ/w400-h266/pl_10.jpg

 

2. Tội ác lớn nhất thế kỷ XXI: Putox chính thức phạm tội diệt chủng đối với người dân Ukraine bằng giá rét

 

Việc phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine là một cuộc diệt chủng người Ukraine do Putox thực hiện. Nga đã đang và sẽ tấn công một cách có hệ thống các cơ sở năng lượng để gây ra sự hủy diệt tối đa và khiến các thành phố của Ukraine trở nên những nơi “không thể sống được”. Điều này đã xảy ra đúng như dự đoán, các cuộc tấn công bằng tên lửa đã tăng cường khi mùa đông lạnh giá bắt đầu.

 

Ukraine cần phải được trang bị hệ thống phòng không và chống tên lửa, đó là sự bảo đảm chính để bảo vệ chống lại tên lửa của Nga. Ngành năng lượng của Ukraine cũng cần các thiết bị cần thiết cho công việc sửa chữa, và các thành phố cần máy phát điện để giúp người dân Ukraine không bị chết cóng. Phương Tây hoàn toàn có khả năng giúp Ukraine sống sót qua mùa đông này – có lẽ là mùa đông khó khăn nhất trong 80 năm qua, và điều này sẽ góp phần mang chiến thắng chung trước Putin – kẻ thù chung của toàn thế giới văn minh – lại gần hơn rất nhiều.

 

90 năm trước, Stalin đã tạo ra “Holodomor”, một cuộc diệt chủng người Ukraine do nạn đói được lên kế hoạch cẩn thận, dẫn đến cái chết của gần 10 triệu người. Lịch sử có xu hướng lặp lại, và những ngày này, Putox đã bắt đầu một Holodomor khác, sử dụng cái lạnh mùa đông làm vũ khí hủy diệt hàng loạt.

 

Quân đội Nga đã phải chịu một loạt thất bại và buộc phải rút lui khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine, Putox đã không thể đạt được đàm phán cho tạm ngừng bắn để câu giờ hòng củng cố vị trí của quân đội Nga tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine và tích lũy đủ vũ khí cho một chiến dịch khác trong mục tiêu xâm lược toàn diện Ukraina. Putox tức giận vì người Ukraine không cam chịu bị Nga xâm lược và chiếm đóng do đó lão ta đã phạm tội diệt chủng.

 

Trên thực tế, Nga sẽ không bao giờ chấp nhận sự tồn tại của một Ukraine độc lập. Trong lịch sử, Ukraine từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh với Nga, nước luôn theo đuổi một mục tiêu chính: chiếm đóng hoàn toàn Ukraine và tiêu diệt hoàn toàn những người Ukraine bất tuân, trong khi Mátxcơva luôn cố gắng biến những người còn lại thành nô lệ không thể tự vệ. Ngay cả trong thế kỷ XXI, Putox lại sử dụng phương pháp man rợ tương tự người Nga đã làm trong lịch sử.

 

Bất kỳ cuộc đàm phán nào với Nga đều là cuộc đối thoại với một kẻ điên bị ám ảnh bởi cơn thèm khát giết chóc. Chỉ có một cách duy nhất để ngăn chặn Nga là đẩy quân đội của họ đến chỗ kiệt quệ nghiêm trọng. Sau cái gọi là “chạy đua vũ trang” với phương Tây, nước Nga đã kiệt quệ và bại trận. Kết quả là thế giới đã không còn các cuộc xâm lược đẫm máu của Nga trong 30 năm. Putox đã liên tục gia tăng tiềm lực quân sự của Nga, tài trợ rất nhiều cho quân đội, nhằm mục đích tiến hành những cuộc bành trướng đẫm máu trong tương lai. Năm 2022, Ukraine trở thành mục tiêu đầu tiên của Điện Kremlin và cũng là thất bại đầu tiên. Thời điểm định mệnh này nên được phương Tây sử dụng để làm suy yếu Nga trong tương lai và điều này có thể đạt được bằng cách tăng cường sức mạnh cho quân đội Ukraine.

 

Các hành động của quân đội Nga ở Ukraine là sự kết hợp của chủ nghĩa khủng bố và tội ác chiến tranh. Putox cần thấy mình bị quốc tế cô lập hoàn toàn, phương Tây nên đưa ra mọi biện pháp trừng phạt có thể có đối với Nga và cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước này. Nga trước tiên là một quốc gia khủng bố, và điều này phải được công nhận ở cấp độ chính thức. Đây không phải là những bước cực đoan, mà là một sự cần thiết nghiêm ngặt, bởi vì chỉ trong trường hợp này, Nga mới kiệt sức đến mức không thể mở rộng lãnh thổ của mình.

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEijulq3STHAyZU-OBwRj7g66jWEDIG_L3-9JW3qi7DKWIrDu8qCRbPLeeP4m1Lw3wlXmy2OyrjKOMaI9B9NPUM1AaUliLy1haUnthZTzc605F3PJRq9uTeXMfkhgWi6fhbXLcQwH2vw_Pa0fM88GWfbTdJQzlBsAobe96R8LBrmELAEtx-H-RhMwHvSIg/w400-h260/pl_09.jpg

 

3. Tiếp tục nhìn lại cách tiến hành chiến tranh của hai bên

 

Trong bài báo mới nhất của mình (29/11) tướng về hưu quân đội Australia Mick Ryan đã viết rằng “Surovikin sau khi nhậm chức đã ngay lập tức thi hành những hành động có tính chiến lược” – đó là chỉ hành động cho bắn tên lửa (lúc đầu dùng UAV tự sát của Iran) phá hoại hàng loạt hệ thống năng lượng (điện năng) Ukraine. Không hề khó hiểu khi hắn ta hy vọng “nguyên soái mùa đông” sẽ làm nốt phần còn lại. Nếu Chính phủ Zelensky sốt ruột vì dân bị rét khi mùa đông sắp tới mà chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Putox, coi như Surovikin thắng.

 

Có thể vào phần tiếp theo (chưa phát hành) ông Mick Ryan sẽ viết ra một điều mà tui viết bây giờ: Surovikin trong thẩm quyền của mình đã làm được điều ở cấp lãnh đạo cao hơn – tức là vượt qua cấp chiến dịch đạt cấp chiến lược; nhưng trên chiến trường, lão ta vẫn chỉ đưa ra những quyết định ở cấp chiến thuật.

 

Thứ nhất, Surovikin cho đặt một cái bẫy (set a trap) ở xung quanh thành phố Kherson và hy vọng người Ukraine sẽ cho quân lao vào đó. Trong bài trước tui đã viết: đây là một quyết định sai lầm vì nó được dựa trên một địa hình thấp và dễ ngập lụt. Người Ukraine đã sử dụng tài tình HIMARS để phá bẫy.

 

Thứ hai, Surovikin đã không thể làm gì để thay đổi cách đánh của quân Nga ở khu vực Donbas, cụ thể là các cuộc tấn công ròng rã của họ vào các khu dân cư xung quanh Bakhmut. Kém về trinh sát chiến trường, việc sử dụng hỏa lực để “làm mềm khu vực tác chiến” có hiệu quả rất thấp. Sau đó tấn công của bộ binh rất ít kết quả vì xe tăng Nga đã thể hiện những vai trò rất kém cỏi do nhiều nguyên nhân. Nếu như người Ukraine quyết tử thủ, thì chắc chắn quân Nga chẳng bao giờ chiếm được mét đất nào ở đây cả. Việc đó là vô nghĩa nên sau những núi xác biển máu của lính Nga, quân Ukraine cũng nhường cho chiếm vài mét đất.

 

Thứ ba. Ở cấp độ chiến dịch, muốn giải được bài toán dù theo hướng nào: cố thủ giữ đất đã chiếm được hoặc tấn công để chiếm thêm, Surovikin đều phải xử lý được những vấn đề thuộc về hậu cần. Điều này một khi nó đã là “lỗi hệ thống” thì lão ta không bao giờ giải quyết được. Cụ thể như thế nào, tui xin viết chậm lại một chút.

 

                                                            *

Về phần mình, người Ukraine khi bắt đầu cuộc chiến chỉ tập trung giải một số phần khó nhất của bài toán.

 

Thứ nhất. “Bổn cũ soạn lại” – Nga dùng bài đánh úp: sử dụng các lực lượng tinh nhuệ để tóm gọn đầu não lãnh đạo đối phương bằng vài nghìn quân dù lao vào tây bắc Kyiv – sân bay Hostomel (Antonov). Trong lịch sử họ đã dùng cách này vài lần, như ở Praha (Tiệp Khắc) năm 1968 và ở Kabul (Afghanistan) năm 1979. Có những thông tin cho rằng người Ukraine đã biết trước kế hoạch này và tổ chức đón đánh – tôi nghĩ việc này có thể có thật, nhưng cũng có thể chưa chắc đã đúng như vậy.

 

Từ sân bay Hostomel về Dinh tổng thống (Mariinskyi Palace) xa 35 ki-lô-mét, một quãng đường nói là gần, nếu VDV Nga mang theo được xe bọc thép thì vài cú thốc ga là tới, thì cũng là gần. Nhưng nếu nói nó là xa, thì cũng là xa và rõ ràng thực tế là nó xa đến mức... vô tận, rất nhiều lính dù Nga đã nằm yên và không bao giờ đi tới đích. Để bảo vệ thủ đô chắc chắn người Ukraine phải bố trí nhiều đơn vị mà phải là bộ binh bình thường, chứ không phải là bộ binh nhẹ như lính dù Nga.

 

Do đó dù cho là không biết trước, thì đây rõ ràng là một kế hoạch hết sức phiêu lưu của người Nga và chỉ áp dụng được với trường hợp đối thủ không có ý định phản kháng. Như thời 1968, bài không vận sau khi chiếm Sân bay quốc tế Ruzyně đã được tiến hành, đặc nhiệm Xô-viết đã đột vào tận trung tâm thủ đô nhưng nó còn được hỗ trợ bằng 200.000 quân các nước thuộc khối Vác-xa-va tham gia cấm trại binh lính Tiệp Khắc. Ở năm 2022, Nga không có cái lực lượng 200.000 quân đó, hay nói chính xác là chúng chưa kịp vào phối hợp vì còn bị chặn đánh.

 

Thứ hai. Gần như chắc chắn và thực tế đã diễn ra đúng như vậy, người Nga sẽ tổ chức những mũi tấn công mạnh và nhanh bằng xe tăng, và người Ukraine giải bài toán bằng cách dựa vào... đủ thứ, từ Javelin đến pháo binh của chính mình; nhưng cái chìa khóa của thành công của họ chính là cách tác chiến mới dựa trên nỗ lực cải tổ quân đội sâu rộng. Các nhóm cơ động cấp 3 người cho đến cấp tiểu đội đều nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và liên tục, theo cách chỉ huy tác chiến theo mạng lưới có cả hàng dọc, hàng ngang và đường chéo vì sử dụng các phương thức tiên tiến là... app trên thiết bị di động. Rõ ràng người Ukraine đã dùng các phương thức tác chiến cấp chiến thuật rất tài tình để đối phó với những hành động cấp chiến dịch của người Nga.

 

Ở đây cần đưa ra một phép so sánh. Trong khi người Nga rất nỗ lực tổ chức một chiến dịch nhưng bằng những năng lực cấp chiến thuật còn chưa đạt, thì người Ukraine lại đi từ những thứ rất nhỏ mà đánh bại cả một đạo quân khổng lồ. Điều này tui đã viết từ đầu chiến tranh: người Ukraine tài tình trong thi hành chiến tranh phi đối xứng. Đối phó với những đạo quân xe tăng của người Nga, người Ukraine không phải lúc nào cũng chơi đôi công, mà tránh đánh vào hậu cần của chúng: xe dầu, xe đạn bị chặn đánh liên tục; chính các mũi tấn công bằng xe tăng cũng bị phục kích: bắn cháy chiếc đầu chiếc cuối là những chiếc ở giữa vừa mù vừa què.

 

Thứ ba. Có thể nói để đánh thắng một đạo quân lớn như Nga đã mang vào đất mình, người Ukraine đã cạn vốn. Người ta ước tính quân đội Ukraine có thể mất đi 2/3 số xe tăng, một con số tương đương máy bay và một nửa số pháo binh. Đến giai đoạn hai của cuộc chiến, khi Nga thu hẹp mục tiêu chỉ còn chiếm cấp huyện, họ tiêu tốn một lượng cực lớn trong kho bom đạn khổng lồ của mình còn người Ukraine thì tiêu sạch vốn. Ở đây tui muốn nói là số vốn thời Liên Xô để lại. Nhưng đó cũng chính là thời gian mà họ tìm ra chìa khóa cho cánh cửa tương lai: những vũ khí chính xác cao có thể nhận được từ phương Tây. Dùng những vũ khí này họ giải được bài toán hậu cần của chính mình khi số lượng đạn phải phục vụ chiếm khối lượng chỉ bằng 1% so với nhu cầu hỏa lực của Nga hoặc của chính họ nếu còn dùng vũ khí “hệ Xô-viết.”

 

Điều thú vị là người Ukraine vẫn tiếp tục cách tiếp cận của người ở thế yếu, tức là giải bài toán ở cấp chiến thuật. Dùng những vũ khí mới có độ chính xác cao kết hợp với thông tin trinh sát tốt, họ tàn phá hậu cần Nga một cách có hệ thống. Điều tài tình ở chỗ do quá hiểu đối phương, nên dù những đòn đánh “cấp chiến thuật” lại có những tác động ở cấp chiến dịch thậm chí cấp chiến lược. Chúng ta có thể nói rằng vụ bắn cháy rồi chìm Tuần dương hạm Moskva đã góp phần bảo vệ Odesa, khi nó làm nhuệ khí của Hạm đội Hắc hải Nga xuống... Zero. Cú đánh vào cầu Kerch, chắc chắn nó không chỉ làm tê liệt hậu cần của cả chiến trường miền nam Ukraine, mà còn làm rung động đến tận Kremlin. 

 

Ở đây không thể không nói đến vai trò của lệnh cấm vận và trừng phạt, nó đã giúp người Ukraine giải quyết bài toán ở cấp chiến lược. Công nghiệp quốc phòng Nga nếu không bị cấm vận và trừng phạt sẽ có khả năng phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ. Những cú đánh để ghìm giá dầu mỏ, cũng góp phần không nhỏ đến kết cục của cuộc chiến.

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgCp7XqPnFNmBAXkq-KvrtWNLVu9cy_3bUseAmzqNFn92owDuwh6Sk4BlU22RimR2XiNgXiN1AHsQUwizBKOqWsaYTDzsDpUAjN4LieN66m8xg9k7LPYvl14NwYEaIZAVcd5sYF5hoC_ZzVu1yxN1WFOCePG42tOwdM4VYwogkcAmr4-OrAE8jSgwT42w/w400-h225/pl_11.jpg

 

4. Thử hình dung

 

Trước những cải cách quân đội của Ukraine, hai bên tham chiến trong cái gọi là “nội chiến ở đông Ukraine” có chung một nền tảng, do đó khi quân đội Nga cải tổ (bắt đầu năm 2008) có những kết quả đầu tiên, họ đã tỏ ra vượt trội so với quân đội Ukraine. Do vậy thực tế là quân đội Ukraine hiện nay ngoài những cải cách sâu sắc, vẫn còn có những nền tảng nhất định của quân đội Xô-viết.

 

Vì vậy cho dù anh em Tây Phi pro-Putox có háo hức với “nguyên soái băng giá” đến mấy, cũng phải nhắc anh em quay lại với thực tại: giá rét sẽ khó khăn với cả hai bên, nhưng nếu bên nào muốn tấn công thì hãy lợi dụng mùa đông, đất đóng băng cứng. Lớp tuyết dày ở trên không không cản trở xe tăng hoạt động như thằng, à ông Trạng sư Trạm Biến Áp có lần giải thích (thằng, à ông này không tin là Hồng quân Putox có thể đưa những cái xe tăng thổ tả ra chiến trường).

 

Vì vậy nếu Surovikin muốn tấn công, lão ta phải có được trong tay ít nhất 500 xe tăng, giả định là pháo còn đủ thì phải có được hàng chục, trăm nghìn tấn đạn. Ngoài ra lão ta phải bổ sung được quân số vào cỡ 80.000 quân chiến đấu cùng 120.000 quân phục vụ nữa. Để thu thập được từng đó, nước Nga thân yêu của lão ta phải lao vào sản xuất thục mạng và nếu mọi sự xuôi chèo mát mái, nhanh cũng phải 3 tháng nghĩa là hết tháng Hai 2023.

 

Nếu mọi việc ổn thỏa được như vậy, Surovikin sẽ có được tháng Ba để tấn công khi trời còn băng giá, nếu có đợt lạnh muộn nào thì tuyệt vời cho lão ta. Sau đó sang tháng Tư lại bắt đầu mùa rasputitsa lầy lội từ 3 tuần đến một tháng.

 

Về mục tiêu, với lực lượng như vậy Surovikin chỉ có thể tấn công được theo hướng Bakhmut về phía cặp hai thành phố Kramatorsk và Slovyansk. Ngoài ra các mục tiêu phụ có thể là chiếm lại Kupyansk... Nhưng riêng Kherson thì không bao giờ tái chiếm được.

 

Rõ ràng đến bây giờ chúng ta đã nhận ra: những trận tấn công bằng tên lửa vào hạ tầng năng lượng Ukraine là một đòn kép. Thứ nhất, nó tác động lên cuộc sống từng người dân Ukraine và gây sức ép lên lãnh đạo Ukraine để đàm phán. Thứ hai, nó giúp Surovikin câu giờ để chuẩn bị cho chiến dịch tiếp theo.

 

Và cũng như vậy, chúng ta đã nhận ra rằng người Ukraine sẽ phải tận dụng 3 tháng sắp tới để làm nên chuyện. Cách thực hiện như thế nào chúng ta cũng đã bàn với nhau rồi.

Chắc chắn để trả đũa lại vào Nga theo cách họ đang làm, là tấn công hạ tầng năng lượng chẳng hạn người Ukraine không làm được vì chính đó cũng đang là quân bài tuyên truyền lên án tội ác của người Nga. Như vậy người Ukraine cũng sẽ lại tiếp tục dùng các đòn chiến thuật để phá chiến dịch của người Nga. Chuyện mới nhất là Thổ Nhĩ Kỳ chuyển cho Ukraine cái nhà máy điện 300 MW, thì coi như đòn chiến lược của thày trò Putox – Surovikin vứt sọt rác.

 

Có những con số biết nói: mặc dù người Nga chỉ tấn công tại một số điểm dân cư ở Donbas với quy mô không thể nói là lớn, nhưng báo cáo của Bộ Tổng tham mưu Ukraine trong giai đoạn này vẫn... rất đều về số thiệt mạng của lính Nga. Cuối báo cáo thường có những thông tin về “bộ đội tên lửa, pháo binh chúng ta tập kích thành công...” Có thể nói đó là kết quả của những loại đạn có tính chính xác cao và tính sát thương ghê gớm của người Ukraine hiện nay.

 

Quá trình bào mòn vẫn đang tiếp tục và có lẽ Surovikin không làm gì được để ngăn quá trình này lại. Xin các bác hiểu cho rằng mặc dù báo chí Tây Phi cố đưa những bài ca ngợi rằng Nga có vũ khí tương tự có thể đôi công với HIMARS, nhưng câu chuyện ở đây là người Ukraine dùng HIMARS để nện vào điểm yếu hệ thống của Nga... Tức là báo chí Tây Phi cần đăng những bài kiểu: “Nga nỗ lực cải tổ hệ thống hậu cần đầy tham nhũng của mình” thì mới có hy vọng. Báo dốt thì viết cho độc giả dốt là như thế.

 

Cho đến nay, có một số thông tin đến với chúng ta cần xem xét.

 

- Tình hình chiến sự vừa qua cho thấy các BTG Nga (Cụm tác chiến cấp tiểu đoàn) bị tổn thất nặng không còn được bổ sung và phục hồi nữa. Dần dần các đơn vị được bổ sung quan sát thấy đang quay lại với kiểu tổ chức cũ (Cái này tui không rõ lắm, theo như tui hiểu là lấy đại đội làm trung tâm – nhờ bác nào thạo quân sự làm rõ thêm). Nguyên nhân thì có nhiều: BTG tỏ ra mạnh mẽ nhờ cơ động và hỏa lực, nhưng rõ ràng là không đủ tay súng bộ binh để bảo vệ hai bên sườn, nên dễ bị thiệt hại nặng. Ngoài ra, yêu cầu của nó là phải đủ hỏa lực pháo binh, mà ở đây là biên chế về cấp tiểu đoàn những lực lượng pháo binh trước đây thuộc về cấp sư đoàn. Cuối cùng, là không đủ xe bọc thép chở quân và xe tăng hỗ trợ tấn công. Một lý do nữa có thể nói thêm, là mô hình BTG thích hợp hơn cho tấn công, không thích hợp cho phòng ngự hiện nay.   

 

- Cuộc chiến tranh Nga thi hành ở Ukraine cho thấy một lực lượng chưa thực sự được quan tâm chứ chưa nói gì đến cải tổ: công binh. Công binh Nga ở chiến trường Ukraine không làm mới được một ki-lô-mét đường nào, chỉ tập trung vào sửa đường, thậm chí các cầu bê-tông cũng không sửa được. Câu chuyện họ không chú trọng cho sản xuất xe ủi đất tui đã báo cáo trước đây vài tháng, dù đã có những thiết kế rất tốt.

 

Trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp quốc phòng Nga đã nhận được những đơn đặt hàng sản xuất gấp với số lượng lớn... cầu phao kim loại. Cho đến nay, thực tế quân Nga nếu có còn cầu phao thì cũng với số lượng không đáng kể. Nếu sắp tới muốn tấn công mà không có cầu phao, thì không tấn cái công nào được cả. Dù là mùa đông sông đóng băng, thì xe tăng và khí tài nặng vẫn không đi trên băng được và buộc phải dùng thuốc nổ phá băng rồi bắc cầu phao, sau đó còn phải lập hàng rào để băng không lao vào phá vỡ cầu.

 

- Để đáp ứng cho một chiến dịch cỡ lớn, ngành giao thông Nga lại một phen vất vả, đồng thời Surovikin vẫn phải giải bằng được bài toán xe tải. Trừ phi Tập Cận Bình bán xe tải Giải Phóng cho Putox, còn không thì “hãy đợi đấy.”

 

- Công nghiệp quốc phòng Ukraine không chỉ sản xuất trở lại những đạn dược kiểu cũ hay “đạn ngu” theo format Xô-viết, mà còn có thể cho ra được những đạn dược, tên lửa... kiểu mới có độ chính xác cao theo chuẩn phương Tây. Có tin đạn HIMARS phiên bản Ukraine sản xuất tầm bắn 150 ki-lô-mét cũng đã được thử nghiệm thành công đi vào sản xuất hàng loạt. Nếu như Nga khôi phục các dây chuyền sản xuất của thời Xô-viết, thì những dây chuyền đó cũng có ở các nước Đông Âu chưa bán đồng nát hết và nếu Nga khó khăn đến thế vì cấm vận mà vẫn khôi phục được thì chẳng có lý do gì những dây chuyền kia không phục hồi được. Trong khi Nga cần phục hồi 10 thì bên này người ta chỉ cần phục hồi lấy 1 là đủ.

 

- Gần như chắc chắn Nga sẽ có một đợt động viên mới, cũng chưa rõ nó là “động viên một phần” hay tổng động viên. Nếu như tui không nhầm thì lệnh “động viên một phần” Putox đã ký, là cỡ ngày 20/09. Chúng ta hãy cùng nhìn lại: ngày 23/09 số quân Nga thiệt mạng ở Ukraine cán mốc 56.060 người. Ngày 23/11, báo cáo ghi nhận con số là 85.410 người. Như vậy chỉ trong 2 tháng họ đã tổn thất đến 29.350 người, rõ ràng đã ghi một kỷ lục Guiness mới. Cũng trong hơn 9 tháng chiến tranh, quân đội Putox “đã mất gần 160 tướng và đại tá trong số 1.500 sĩ quan” kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine. Nếu hồi tháng Chín, họ mất gần 60.000 người thì cũng đồng nghĩa với việc gần như toàn bộ đội quân 200.000 người hồi đầu chiến tranh đã mất sức chiến đấu cả bị chết, thương tật và mất tinh thần. Vì thế nếu hồi đó gọi được 120.000 người (có nguồn cho biết là 190.000) cũng chỉ để bù đắp số đã mất đi này, không đủ để tấn công tiếp. Còn nếu lần này muốn tấn công thì họ lại phải gọi lính một con số tương đương như vậy nữa.

 

- Tin tình báo Ukraine cho biết học viên sĩ quan Nga lứa ra trường trong quý Tư năm nay đáng nhẽ đúng lịch là vào cuối xuân sang năm (tháng Tư-Năm) nhưng chương trình học tập và đặc biệt là thực tập bị rút ngắn để tung vào chiến trường.

 

- Nếu Nga có động viên vào tháng sau (khoảng từ 10 đến trung tuần tháng Mười Hai) thì cũng chỉ nhằm hai mục đích (1) Bổ sung cho chiến trường để tiếp tục chiến dịch phòng ngự và (2) Toan tính cho một kế hoạch tấn công mới mà trên đây chúng ta đã bàn.

 

- Có những thông tin cho biết hiện nay các nhóm nhân viên đặc biệt Nga đang tích cực thu gom linh kiện, microchip từ khắp thế giới, đặc biệt từ các nước khó kiểm soát như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, Nam Mỹ và cả Châu Phi để tiếp tục... sản xuất tên lửa và cả đạn pháo, đạn phản lực thông minh. Đây cũng sẽ là một lý do để người Ukraine nỗ lực giải quyết xong sớm cuộc chiến trong chiến cuộc đông xuân này, nếu không thì mùa đông tiếp theo 2023 – 2024 sẽ rất khó khăn. Nhìn chung (nếu) chỉ cần để kéo dài đến hè đã rất khó khăn cho cả hai bên rồi. Về phần mình nếu đến hè, kinh tế Nga sẽ còn lao đao nữa.  

 

PHÚC LAI 01.12.2022

Publié par Thụy My RFI à 16:14

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment