Saturday, December 31, 2022

HY LẠP và THỔ NHI KỲ BÊN BỜ VỰC CHIẾN TRANH LÃNH HẢI (Phạm Bá / Saigon Nhỏ)

 


Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bên bờ vực chiến tranh lãnh hải

Phạm Bá  -  Saigon Nhỏ

30 tháng 12, 2022

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/hy-lap-va-tho-nhi-ky-ben-bo-vuc-chien-tranh-lanh-hai/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/turkeyvsgreece.jpg

Hình minh hoạ: Greek City Times

 

Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nicholas Panagiotopoulos cho biết mối đe dọa chiến tranh của Thổ Nhĩ Kỳ là dấu hiệu của chủ nghĩa xét lại khiêu khích hơn là hành vi của một đồng minh NATO.

 

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm thứ Năm đã đưa ra những lời đe dọa trực tiếp chống lại Hy Lạp và cảnh báo Athens phải ngừng việc mở rộng lãnh hải của mình ở Biển Aegean.

 

Theo Cavusoglu, trong những ngày gần đây, báo chí Hy Lạp đã viết rằng lãnh hải của Hy Lạp sẽ được mở rộng đến 12 dặm xung quanh đảo Crete, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không cho phép mở rộng lãnh hải của Hy Lạp dù chỉ một dặm ở Biển Aegean. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng quyết định của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ năm 1995 về vấn đề này là rõ ràng và vẫn có hiệu lực. Thổ Nhĩ Kỳ trước đây cho biết họ sẽ coi việc mở rộng vùng biển của Hy Lạp là một sự khiêu chiến.

 

Các nhà báo đã đề nghị Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp bình luận về “đòn võ mồm mới” của Cavusoglu.

 

“Tuyên bố này về “sự khiêu chiến”, ngụ ý đến khả năng Hy Lạp thực thi quyền hợp pháp, là một biểu hiện của chủ nghĩa xét lại mang tính khiêu khích hơn là về hành vi của một đồng minh trong Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Vì vậy, đây sẽ là mối quan tâm của nhiều người”, ông Panayotopoulos nói.

 

Nói về sự leo thang những luận điệu cực đoan của Ankara, ông Bộ trưởng nói rằng Hy Lạp không đe dọa ai, nhưng cũng không muốn bị đe dọa. “Chính phủ cai trị đất nước và hành động trên cơ sở lợi ích quốc gia và trên cơ sở các quy tắc chung sống hòa bình giữa các quốc gia, đó là luật pháp quốc tế, và mọi hành động đều phải dựa trên luật pháp quốc tế”, Panagiotopoulos nói.

 

Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng nếu Hy Lạp mở rộng lãnh hải của mình, hiện là 6 dặm, lên 12 dặm, thì trên thực tế, họ sẽ đóng cửa vùng biển của Thổ Nhĩ Kỳ và cắt đứt khả năng tiếp cận vùng biển quốc tế của Thổ Nhĩ Kỳ, và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị khóa cứng trong lãnh hải của mình.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/turkey-map-crete-greek-islands-turkish-credit-ulku-ocaklari-twitter.jpg

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (phải) trưng bản đồ và vùng biển giữa hai nước. Ảnh: Greek Reporter

 

Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar kêu gọi NATO ngăn chặn “các hành động khiêu khích” của Athens đối với Ankara.

 

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đã báo cáo về một nỗ lực của phía Hy Lạp nhằm đánh chặn máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ trong các chuyến bay thực hiện nhiệm vụ của NATO.

 

“Athens đang vi phạm luật pháp. NATO cuối cùng nên nói “stop!” với những hành động như vậy. Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ việc biến biển Aegean và Địa Trung Hải thành khu vực hữu nghị. Hy Lạp phải từ bỏ quan điểm không khoan nhượng và rút ra bài học từ lịch sử”, hãng thông tấn Anadolu dẫn lời ông Akar.

 

“Khối NATO, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ luôn là một cấu trúc mạnh mẽ”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

 

Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu chấm dứt quân sự hóa các đảo của Hy Lạp ở khu vực phía Đông Biển Aegean. Theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, việc quân sự hóa các đảo là vi phạm các hiệp ước quốc tế lâu đời và đặt ra câu hỏi về chủ quyền của các đảo. Theo ông, Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm thảo luận và thách thức chủ quyền đối với các đảo này nếu Hy Lạp không chấm dứt các hành vi vi phạm.

 

Mối quan hệ tồi tệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp ngày càng xấu đi sau khi Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 17 Tháng Năm, nơi ông tuyên bố một số lượng chưa từng có máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ bay qua quần đảo Hy Lạp và kêu gọi không bán máy bay F-16 “cho những quốc gia phá hoại sự ổn định ở Biển Địa Trung Hải” (ngụ ý Thổ Nhĩ Kỳ). Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sau đó cáo buộc thủ tướng Hy Lạp vi phạm các thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp của họ và nói rằng từ nay trở đi sẽ “không gặp cũng như không giao dịch với ông ta”. Theo ông, Ankara chỉ hợp tác với các chính trị gia trung thực, những người luôn giữ lời hứa.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/12/2022-05-17_knb_1207-2048x1365.jpg

Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ hôm 17 tháng 5. Ảnh: House.gov

 

Trong một bài phát biểu của mình, Erdogan bày tỏ hy vọng rằng “người dân Hy Lạp sẽ đưa ra một thông điệp và bài học một cách dân chủ cho những nhà cầm quyền của họ, những người đang theo đuổi những cuộc phiêu lưu sẽ mang lại kết cục thảm khốc cho người dân nước mình”.

 

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cũng dọa “gây bão” với Hy Lạp vì tình hình quần đảo

 

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu đe dọa Hy Lạp bằng một “cơn bão” vì Athens công nhiên trang bị vũ khí trên các đảo phi quân sự.

 

Phát biểu trong cuộc họp báo với người đồng cấp Romania Bogdan Aurescu, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết Hy Lạp nên ngừng quân sự hóa các đảo ở phía Đông Biển Aegean.

 

“Athens nên ngừng triển khai vũ khí trên các đảo, mà theo các thỏa thuận quốc tế, được coi là khu vực phi quân sự”, Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời ông nói.

 

Nhà ngoại giao nhấn mạnh rằng Ankara sẽ không bỏ qua các mối đe dọa chống lại Thổ Nhĩ Kỳ.

 

“Ai gieo gió sẽ gặt bão! Nếu Hy Lạp phản đối hòa bình trong khu vực và không lùi bước, thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện tất cả các bước cần thiết trên mặt đất”, ông Cavusoglu cảnh báo.

 

Trước đó, Cavusoglu gọi việc quân sự hóa các đảo của Hy Lạp là vi phạm các hiệp ước quốc tế lâu đời. Theo ông, Ankara quyết tâm thảo luận và thách thức chủ quyền của các vùng lãnh thổ này nếu Athens không chấm dứt các hành vi vi phạm.

 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã nhiều lần tuyên bố rằng “người Thổ Nhĩ Kỳ có thể ra đòn phủ đầu bất ngờ” nếu Hy Lạp tiếp tục thực hiện các hành động khiêu khích của mình. Mitsotakis gọi các mối đe dọa của Ankara và nỗ lực đặt câu hỏi về chủ quyền của đất nước là không thể chấp nhận được.





No comments:

Post a Comment