NỘI DUNG :
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Năm lý
do vì sao sự kiện này quan trọng?
Anthony Zurcher, BBC Bắc Mỹ
.
Bầu cử giữa kỳ: Tôn giáo
có ảnh hưởng quá lớn trong chính trị Mỹ?
Võ
Ngọc Ánh, từ
Tacoma, bang Washington, Hoa Kỳ
.
Bầu cử giữa kỳ:
Người Mỹ gốc Việt trên con đường tham gia vào chính trị
Song Chi,
từ Leeds, Anh Quốc
=============================================
.
.
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Năm lý
do vì sao sự kiện này quan trọng?
Anthony Zurcher
BBC Bắc Mỹ
1 tháng 11
2022, 11:36 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/world-63467372
Bầu cử
giữa kỳ của Mỹ vào 8/11 sẽ có tác động rộng lớn lên đường lối phát triển của quốc
gia này, cũng như số phận của người lãnh đạo và đảng lãnh đạo của Nhà Trắng.
Joe Biden
không có tên trong cuộc bỏ phiếu - cuộc bầu cử giữa kỳ quyết định ai kiểm soát
Quốc hội cũng như các cơ quan lập pháp tiểu bang và văn phòng thống đốc. Nhưng
các cuộc bầu cử sẽ trao cho người bỏ phiếu cơ hội bày tỏ trực tiếp quan điểm của
họ về nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden và đường hướng hiện tại của đất nước.
Với việc nền
kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn và người bỏ phiếu quan ngại về tội phạm và người
nhập cư không giấy tờ, kết quả có thể khắc nghiệt đối với tổng thống đương nhiệm.
Hơn nữa, kết quả sẽ ảnh hưởng tới chiến dịch bầu cử tổng thống 2024, và đặc biệt
là khả năng Donald Trump tái tranh cử.
Dưới đây
là năm lý do vì sao cuộc bầu cử này lại quan trọng như vậy:
1. Quyền hoặc hạn chế phá thai
Một Quốc hội
trong hình hài mới có thể trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người
Mỹ trên khắp đất nước. Phá thai là một ví dụ điển hình.
Vào tháng
Sáu, Tòa án Tối cao đã bãi bỏ quyền phá thai được bảo vệ trong hiến pháp. Cả
hai đảng đã đề xuất các luật mới trên toàn quốc nếu họ giành được quyền kiểm
soát Quốc hội vào giữa nhiệm kỳ.
Đảng Dân
chủ đã hứa sẽ duy trì quyền phá thai trong khi đảng Cộng hòa đề xuất cấm phá
thai sau 15 tuần trên toàn quốc.
Ở cấp tiểu
bang, kết quả của các cuộc chạy đua bầu cử thống đống trong các chiến trường
chính trị truyền thống như Pennsylvania, Wisconsin và Michigan có thể đồng
nghĩa với việc các luật hạn chế phá thai sẽ được áp dụng tại đó.
Ai sẽ kiểm
soát Quốc hội và ai sẽ lên nắm quyền tại các tiểu bang cũng sẽ ảnh hưởng tới những
gì các chính sách khác tập trung vào, bên cạnh vấn đề phá thai.
Nếu đảng Cộng
hòa chiếm ưu thế, vấn đề người di cư, quyền tự do tôn giáo và tội phạm bạo lực
có thể là các ưu tiên.
Đối với đảng
Dân chủ, môi trường, chăm sóc sức khỏe, quyền bỏ phiếu và kiểm soát súng sẽ tiếp
tục là các vấn đề trọng tâm.
2. Đến lượt đảng Cộng hòa điều tra đảng Dân
chủ
Tuy nhiên,
các cuộc bỏ phiếu giữa kỳ sẽ có tác động vượt lên trên các vấn đề chính trị.
Kiểm soát
Quốc hội có nghĩa có quyền thành lập ủy ban điều tra.
Trong hai
năm, đảng Dân chủ đã giới hạn số lượng các cuộc điều tra mà Nhà Trắng phải đối
mặt, và đặt trọng tâm ưu tiên lên điều tra vụ tấn công vào Quốc hội Mỹ ngày
6/1/2021.
Đảng Dân
chủ đã phỏng vấn hàng trăm người và tổ chức các phiên điều trần trong các khung
giờ vàng về vụ việc, nhằm tìm hiểu xem điều gì Nhà Trắng của Trump đã biết từ
trước và đã phản ứng ra sao.
Họ kỳ vọng
sẽ xuất bản một báo cáo trước khi bước sang năm mới 2023.
Nhưng tất
cả những điều này dường như đã sẵn sàng để thay đổi. Đảng Cộng hòa, những người
đã đoán trước họ sẽ kiểm soát Hạ viện, nói rằng họ sẽ dập tắt ủy ban điều tra vụ
tấn công vào Quốc hội hôm 6/1 và sẽ tiến hành một phiên điều trần về mối quan hệ
của con trai Joe Biden, ông Hunter, với Trung Quốc.
Họ cũng muốn
rà soát lại các chính sách nhập cư của chính quyền Biden, việc Mỹ rút quân khỏi
Àghnistan và nguồn gốc dịch Covid-19 ở Trung Quốc. Nếu đảng Cộng hòa kiểm soát
Thượng viện, thì quá trình xác nhận những người mà Biden lựa chọn để làm việc
cho tòa án liên bang và các cơ quan chủ chốt của chính phủ sẽ đi vào bế tắc.
3. Tương lai của Joe Biden
Các cuộc bầu
cử giữa kỳ thường được coi là một cuộc trưng cầu dân ý trong hai năm đầu tiên của
một nhiệm kỳ tổng thống - với việc đảng cầm quyền thường bị đánh bại.
Tỷ lệ tín
nhiệm của ông Biden rất thấp trong vòng hơn một năm qua. Trong khi vận may của
đảng Dân chủ có vẻ đã phục hồi sau trong mùa hè, lạm phát cao và lo ngại về nền
kinh tế lại bồi thêm vào giai đoạn cuối của chiến dịch giữa kỳ, khiến đảng Dân
chủ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để nắm giữ cả hai viện của Quốc hội.
Trong hai
năm đầu tiên làm tổng thống, ông Biden đã thúc đẩy thông qua các luật mới về biến
đổi khí hậu, kiểm soát súng, đầu tư hạ tầng và chính sách cho trẻ em nghèo bất
chất việc ông có đa số hẹp trong Quốc hội.
Nếu một
trong số hai viện chuyển sang đảng Cộng hòa kiểm soát, họ sẽ có quyền chặn các
dự luật của đảng Dân chủ trước khi nó được Quốc hội thông qua, và kết quả sẽ là
sự bế tắc.
Một đêm tồi
tệ cho đảng Dân chủ sẽ nhanh chóng bị diễn dịch thành một dấu hiệu cho sự yếu
kém về chính trị của ông Biden - và có thể lại làm dấy lên các lời kêu gọi ông
Biden nhường đường cho một đảng viên Dânn chủ khác khi mùa tranh cử tổng thống
2024 bắt đầu.
Tuy nhiên,
tổng thống Mỹ và các cố vấn của ông khẳng định ông sẽ tái tranh cử, và việc một
tổng thống đương nhiệm bị mất chức trong một kỳ bầu cử so bộ - khi các ứng cử viên
của cùng một đảng cạnh tranh vị trí ứng cử viên - chỉ mới xảy ra một lần trong
kỷ nguyên chính trị hiện đại.
4. Khi
Trump tái tranh cử
Không giống
các vị tổng thống bất bại gần đây, ông Trump không để chính trị ngủ yên.
Ông có vẻ
vẫn còn nuôi dưỡng mối quan tâm của mình vào việc quay trở lại Nhà Trắng trong
năm 2024 - và bầu cử giữa kỳ có thể củng cố hoặc làm tan vỡ hi vọng của ông.
Trong khi ông không có tên trong danh sách bầu cử, hàng chục ứng cử viên mà ông
lựa chọn đang chạy đua trên khắp nước Mỹ.
Cựu tổng
thống đã có thể cất nhắc một số ứng cử viên Thượng viện, như cựu cầu thủ bóng
đá Herschel Walker ở Georgia, bác sỹ truyền hình Mehmet Oz ở Pennsylvania và
tác giả nền dân túy JD Vance ở Ohio, trong số các chính trị gia Cộng hòa truyền
thống, bất chấp phản đối từ các lãnh đạo Cộng hòa cao tuổi.
Nếu họ chiến
thắng, điều này có thể chứng minh rằng bản năng chính trị của ông Trump rất sắc
bén - và thương hiệu chính trị bảo thủ của ông có một sự quyến rũ mang tầm quốc
gia. Nhưng nếu đảng Cộng hòa không giành đủ ghế trong Quốc hội, điều này là do
thất bại của các ứng cử viên do chính tay ông Trump chọn không theo quy luật, cựu
tổng thống có thể cùng gánh vác trách nhiệm.
Một kết quả
như vậy có thể sẽ làm tăng hi vọng cho các đối thủ của ôgn Trump trong đảng. Cả
thống đốc Florida, Ron DeSantis và thống đốc Taxas, Greg Abbott, đều đang sẵn
sàng tranh cử vào tháng 11, và có thể dùng các kết quả này làm bàn đạp cho chiến
dịch của chính họ để giành được đề cử của đảng Cộng hòa để chạy đua tranh chức
tổng thống vào 2024.
5. Liệu
những người phản đối kết quả bầu cử có kiểm soát bầu cử không?
Các cuộc bầu
cử giữa kỳ 2022 sẽ là những cuộc bầu cử liên bang đầu tiên kể từ vụ tấn công Quốc
hội ngày 6/1, khi những người ủng hộ ông Trump cố gắng ngăn việc xác nhận chiến
thắng của ông Biden.
Các kỳ bầu
cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 sẽ là cuộc bầu cử liên bang đầu tiên kể từ cuộc tấn
công ngày 6 tháng 1 vào Điện Capitol của Mỹ, khi những người ủng hộ Trump cố gắng
ngăn cản chiến thắng bầu cử của Joe Biden được chứng nhận.
Không bị
trừng phạt bởi cuộc bạo loạn nói trên, ông Trump tiếp tục đặt câu hỏi về kết quả
của cuộc bầu cử đó và đã tích cực ủng hộ các ứng cử viên Đảng Cộng hòa, những
người nói rằng chiến thắng của Trump đã bị đánh cắp khỏi họ.
Nhiều ứng
cử viên trong số này, như ứng cử viên chức bộ trưởng Mark Finchem ở Arizona và
Jim Marchant ở Nevada và ứng cử viên thống đốc Doug Mastriano ở Pennsylvania,
đang tranh cử các chức vụ nơi họ sẽ có ít nhất một số quyền kiểm soát đối với hệ
thống bầu cử của các tiểu bang này cho tới cuộc tranh cử tổng thống năm 2024 .
Những
chính trị gia này, nếu được bầu, có thể từ chối xác nhận kết quả bầu cử của
bang họ trong một cuộc bầu cử có kết quả sát nút.
Họ cũng có
thể tham gia các vụ kiện chống lại các địa phương dựa trên các cáo buộc tham
nhũng bầu cử, hoặc ban hành các quy tắc và quy định mới hạn chế một số phương
thức bỏ phiếu, chẳng hạn như qua đường bưu điện hoặc thông qua các thùng bỏ phiếu.
Vào năm
2020, dưới áp lực của Trump để đảo ngược một số kết quả, các quan chức đảng Cộng
hòa ở nhiều bang đã từ chối yêu cầu của ông.
Hai năm kể
từ bây giờ, nếu một cuộc bầu cử có tranh chấp tương tự diễn ra, kết quả của những
cuộc bầu cử này có thể hoàn toàn khác.
.
=============================================
.
Bầu cử giữa kỳ: Tôn giáo có ảnh hưởng
quá lớn trong chính trị
Mỹ?
Võ Ngọc Ánh
Gửi
bài tới Diễn đàn BBC từ Tacoma, bang Washington, Hoa Kỳ
1 tháng 11
2022, 18:39 +07
Cập nhật 1
tháng 11 2022, 18:49 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c51gwenj4l7o
Bầu
cử giữa kỳ tại Mỹ năm nay là một dịp để các quan điểm tôn giáo
xuất hiện mạnh, gây tác động đến chính trị.
Nhưng đây
không phải là hiện tượng mới, vì từ châu Âu sang Mỹ các đảng phái phe hữu
đã thường đưa căn cước tôn giáo, chủng tộc vào cuộc vận động để thu hút cử
tri.
Người
tranh cử hay cử tri đều dùng tôn giáo để tìm sự ủng hộ, sự chính danh của đảng
phái và gây sức ép trong các cuộc bầu cử.
Nước Nga và cuộc chiến tại Ukraine
Không chỉ
ở Phương Tây mà gần đây, vào năm 2020, nhà nước Liên bang Nga thời
Vladimir Putin đã ghi Chúa vào hiến pháp mới.
Nhiều người
bạn cùng niềm tin với tôi đã chia sẻ trên mạng xã hội điều này như một tin vui.
Lúc đó, tôi đã phản ứng lại, “Chẳng có gì vui mừng với một tay độc tài như
Putin ghi Chúa vào hiến pháp”.
Tôi cho
rằng quan điểm của Tổng thống Vladimir Putin và Giáo hội Chính thống giáo Nga
là vì một nước Đại Nga như thời trung cổ.
Những gì
ông Putin và nước Nga đang làm với Ukraine đang cho thấy Vladimir Putin chẳng
xem Chúa được ghi trong hiến pháp Nga ra gì. Cuộc tấn công, bắn phá giết
hại dân lành của quân đội Putin chỉ được Giáo hội của Nga ban phước.
Sinh nhật
lần thứ 70 của Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 7/10 vừa rồi, người đại diện
cao nhất của Chính Thống giáo Nga, Thượng phụ Kirill đã gởi lời chúc mừng đến
chủ nhân điện Kremlin, “Chúa đã đưa Vladimir Putin lên cầm quyền”.
Gần 8
tháng Nga đưa quân xâm lược, người lãnh đạo cao nhất của Chính Thống giáo Nga
chưa một lần lên án chiến tranh.
Thái độ
đó hoàn toàn khác với cách nhìn của người lãnh đạo Giáo hội Công giáo La
Mã. Đức Giáo Hoàng Francis đã nói Ngài muốn làm tất cả những gì có thể để
“chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa này”.
Ngay từ đầu
cuộc chiến Giáo hoàng đã có nhiều cố gắng ngoại giao không chính thức để chấm
dứt chiến tranh của Nga ở Ukraine.
Hai thái độ
khác biệt nhau làm cho quan hệ Toà thánh Vatican và tòa thượng phụ Chính Thống
giáo Moscow hiện đang bị ‘đóng băng’.
Chúng ta
cần hiểu Putin đề cao Chính Thống giáo và văn hóa Nga làm hệ quy chiếu cho thế
giới Nga với mục tiêu đề cao chủ nghĩa dân tộc Nga.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/bd5f/live/25097c20-59d8-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp
Thượng phụ Kiril trong lễ phục
màu xanh, ban phước cho các quân nhân Nga
Châu Âu và Hoa Kỳ thì sao?
Tại châu
Âu và cả Mỹ các đảng phái cực hữu hóa ra cũng chia sẻ nhiều điểm chung với ông
Putin ít ra là trong lĩnh vực đề cao một chủ nghĩa.
Các đảng
phái cực hữu trên thực tế ngấm ngầm hoặc công khai coi người da trắng là
chủng tộc bản địa phải có quyền lực chi phối quốc gia. Họ cũng thường
xuyên lên án người di cư, mà đa số có màu da khác, và coi dân nhập cư như
công dân hạng hai…
Trong khi
đó, Tòa thánh Vatican luôn quan tâm đến những người phải rời bỏ nhà của, quê
hương để tìm sự an toàn, phát triển. Trong lúc bế tắc nhất của người di cư,
Giáo Hoàng đã đến thăm họ.
Và không
ít lần khi trở về Rome, ngài đã mang theo các gia đình di cư có tính biểu tượng,
để gợi mở các chính phủ hành động cứu người.
Giáo hội
Công giáo hiện nay tôn trọng niềm tin của các tôn giáo, và văn hóa của dân tộc.
Giáo hội Công giáo khởi xướng đối thoại giữa các tôn giáo, thúc đẩy làm việc
chung và cùng trách nhiệm với thế giới, cho tương lai.
Quan điểm
của Giáo hội Công giáo với những người LGBT quan tâm, tìm cách để đồng hành với
họ tốt hơn chứ không phải loại trừ.
Hồi tháng
5 năm nay, nước Pháp và thế giới dân chủ qua một phen lo lắng khi bà Marine Le
Pen không trở thành tổng thống Pháp.
Bà Le Pen
dành nhiều tình cảm và sự ngưỡng mộ của mình cho Tổng thống Putin và được ông
cho gặp nhiều lần. Đảng Mặt trận Quốc gia Pháp do bà Le Pen lãnh đạo được các
ngân hàng của Nga ưu ái cho vay tiền.
Tháng 9 vừa
rồi, các đảng cực hữu thắng thế trong cuộc bầu cử ở nước Ý đã như món quà dành
cho Tổng thống Putin. Đa số lãnh đạo các đảng này không bạn hữu thì cũng ngưỡng
mộ Putin.
Trong Liên
minh châu Âu, một Viktor Orban, thủ tướng Hungary theo cánh hữu, thân Nga đã
khiến cho EU gặp nhiều khó khăn trong các quyết sách chung. Việc bà Giorgia
Meloni, lãnh đạo đảng cực hữu Huynh đệ Italia trở thành thủ tướng nước Ý đang
khiến cho EU lo lắng thêm sóng gió thời gian đến.
Tại Mỹ, cựu
tổng thống Donald Trump cũng dành nhiều tình cảm cho Tổng thống Putin. Ngay khi
cuộc chiến nổ ra, Donald Trump, đã khen Putin có hành động thông minh. Từ ngày
Nga đưa quân tấn công Ukraine, Donald Trump chưa một lần lên án Putin. Ông ấy
chỉ khen và bảo vệ cho Putin.
Trong giai
đoạn 2017 – 2021, thái độ của Donald Trump với Tổng thống Putin đã không ít lần
đặt các quan chức chính quyền Mỹ vào sự ngạc nhiên, bối rối.
Tôn giáo của người Mỹ bị chính trị hóa
ra sao?
Sau một buổi
sinh hoạt tôn giáo của một nhóm người tại nhà thờ Công giáo có gần 20 người
tham dự, hồi tháng 9 vừa rồi. Người phụ trách buổi sinh hoạt xin mé chuyện về
chính trị một chút.
Rồi người
này lên tiếng. Vào tháng 11 này chúng ta phải đi bầu cử để lấy lại thượng viện
và hạ viện. Nếu chúng ta không đi bầu cử lần này, thì Tổng thống Donald Trump sẽ
không thể trở lại Nhà Trắng vào năm 2024.
Một người
lên tiếng, tại sao lại phải bầu cho Donald Trump, vì ông ấy tự ví mình chỉ sau
Chúa.
Ngay lập tức
các thành viên khác lao nhao cả lên. Đó là tin fake news người ta gán ghép cho
tổng thống Donald Trump.
Họ nói
“Chúng ta phải đi bầu cho đảng Cộng Hòa. Vì đây là đảng của Chúa. Còn đảng Dân
Chủ là đảng ma quỷ, vì ủng hộ phá thai.”
Nhiều
người gốc Việt tôi gặp sau sáu năm tại Mỹ mặc định Chúa Giê-su ủng hộ
đảng Cộng Hòa.
Thế
nhưng, chúng ta thử nghĩ xem. Chúa Giê-su đâu phải là người của một đảng
phái. Nhiều người theo đạo Chúa, cả Công giáo lẫn Tin Lành cố tình gán ghép đảng
cho Chúa để thêm khẳng định tính chính danh của đảng phái, ứng viên mình ủng hộ
và thông qua đó để lên án người khác.
Là người
Công giáo, tôi được dạy Chúa Giê-su là người của sự thật, “Chính Thầy là con
đường, là sự thật”, Tin mừng theo Thánh Gioan, chương 14, câu 6.
Việc một
người tin vào Chúa ủng ủng hộ một ứng viên, hay đảng phái là một thái độ dân chủ.
Tuy nhiên,
ủng hộ một cá nhân, đảng phải người tin Chúa trước tiên phải hành xử, tôn trọng
sự thật, trong thái độ văn minh và phân định. Chúa Giê-su đã nói, “Sự thật sẽ
giải thoát anh em”, Tin mừng theo Thánh Gioan ở chương 8, câu 33.
Theo trung
tâm nghiên cứu PEW (Pew Research Center) có trụ sở tại Washington DC, cả hai viện
quốc hội Mỹ số người tin vào Chúa Giê-su chiếm đa số.
Trong 435
người ở Hạ Viện hiện nay có 383 người thuộc các giáo hội Kitô. Chiếm hơn 88.5%.
Trong khi đó chỉ có 20% người Mỹ trưởng thành theo Công giáo.
Trong số
này có 135 dân biểu theo Công giáo. Chiếm 31% trong tổng số dân biểu. Còn lại
là các giáo hội Tin Lành. Trong số dân biểu Công giáo này có 77 người là của đảng
Dân Chủ. Chiếm 57% so với đảng Cộng Hòa 43%.
Hạ Viện
khóa trước số 141 người theo Công giáo. Trong số này có 87 người thuộc đảng Dân
Chủ.
Trong tổng
số 100 người ở Thượng Viện hiện nay, có 86 người thuộc các giáo hội Kitô. Trong
đó có 25 người theo Công giáo. Trong số này có 14 người là của đảng Dân Chủ.
Thượng Viện
khóa trước có 22 người theo Công giáo. Trong đó 12 người thuộc đảng Dân Chủ.
Vatican đã
từ bỏ vai trò chính trị từ những thế kỷ trước, đặc biệt là sau Công đồng
Vatican II. Hướng dẫn của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, các cha xứ không được
khuyên bảo, hướng người có đạo ủng hộ đảng này, đảng kia, hay ứng cử viên
nào.
Tuy nhiên,
một thực tế là ở Mỹ tôn giáo luôn bị chính trị hóa. Các chính trị gia, ứng
viên tranh cử tại Hoa Kỳ luôn bị hỏi về căn cước tôn giáo. Hoặc chính họ cố
tình kéo tôn giáo vào các cuộc bầu cử.
Mới đây,
ông Kevin Mccarthy, lãnh đạo nhóm thiểu số tại Hạ Viện Hoa Kỳ hiện nay nói, đó
không phải là kế hoạch của Chúa Trời nếu ông ấy không trở thành lãnh đạo nhóm
đa số sau bầu cử vào ngày 8/11 này.
Tôi không
tin một nền chính trị, một chính quyền bị chi phối, ảnh hưởng quá lớn của một
tôn giáo là một đất nước có dân chủ thật sự. Điều này dễ dàng nhìn thấy qua lịch
sử và tại các quốc gia thần quyền hiện nay.
Bầu cử giữa
kỳ vào ngày 8/11 này, người tôi đánh dấu chọn vào phiếu bầu cử không được quyết
định ở căn cước tôn giáo.
---------------
Bài viết
thể hiện quan điểm của tác giả Võ Ngọc Ánh, hiện sống ở Tacoma, tiểu bang
Washington, Hoa Kỳ.
.
================================================
.
Bầu cử giữa kỳ:
Người Mỹ gốc Việt trên con đường tham gia vào chính trị
Song Chi
Gửi
bài cho BBC từ Leeds, Anh Quốc
19 tháng
10 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c145we9r2pqo
No comments:
Post a Comment