Tuesday, November 1, 2022

BẢO VẬT QUỐC GIA (Trương Nhân Tuấn)

 



Bảo vật quốc gia

Trương Nhân Tuấn

01/11/2022

https://baotiengdan.com/2022/11/01/bao-vat-quoc-gia/

 

Báo chí Việt Nam hiện thời đang bàn tán về các “bảo vật quốc gia” của Việt Nam đang rao bán (đấu giá) trên sàng nước ngoài. Nếu có theo dõi các bài viết của học giả Phạm Cao Phong trên BBC hôm qua (và hôm kia) thì các “bảo vật quốc gia” được rao bán gồm có cái ấn “hoàng đế chi bảo” và cái chén vàng. Quan trọng là cái ấn, vì nó nặng trên 10 kí vàng. Cái chén thì đã bán xong, giá được đấu khoảng 680.000 euros. Cái ấn thì chưa bán được. Nghe nói là vụ đấu giá cái ấn bị dời lại cho tới tháng 11, vì sự “khiếu nại” của phía Việt Nam.

 

Câu hỏi đặt ra là VN có quyền khiếu nại để lấy lại cái ấn hay không? Hay là VN có quyền ưu tiên để mua lại cái ấn?

 

Được hay không là tùy thuộc vào luật lệ của VN về “bảo vật quốc gia”. Theo luật VN thì “Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học…”

 

Và: “Bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho”.

 

Đối với người cộng sản Việt thì “đất nước ta” là đất nước Việt Nam do được ông Hồ “sáng lập” vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Ngoài khoảng thời gian đó, VN không phải là “đất nước ta” mà là “đất nước của chúng nó”. Chúng nó có thể là “phong kiến”, có thể là “ngụy” hay còn có thể là “thực dân”.

 

Quốc gia VN hiện nay không hề “thừa kế” di sản của “phong kiến”, “thực dân” hay “ngụy”, nếu nói theo “luật”. Những gì họ có trong tay là do họ “cướp” được. Cướp được chính quyền thì tất cả những gì của “phong kiến”, của “thực dân”, của” ngụy”… đều thuộc về họ. Điều này phù hợp với “luật chiến tranh” thời hồng hoang. “Chiến tranh là phương cách chuyển đổi quyền sở hữu về của cải, lãnh thổ, dân chúng… từ đế quốc này sang tay đế quốc khác”.

 

Bảo vật quốc gia của VN thời xã nghĩa, thuộc hàng “thượng đẳng”, là “Cục gạch của bác Hồ”, được trưng bày ở Viện Bảo tàng HCM. Bảo vật thượng đẳng khác là cây búa (nghe nói đã được sử dụng để đập đầu tên phản động nào đó quên tên rồi), được trưng bày ở viện bảo tàng chiến tranh (thì phải).

 

 

Cái ấn triều Nguyễn nặng 10 kí vàng (hoặc là cái chén vàng) nếu CSVN “cướp” được thì đó là “chiến lợi phẩm” của họ. Nhà Nguyễn, cũng như thực dân hay “ngụy”, trên danh nghĩa pháp lý thì không có “lưu truyền” lại bất cứ cái gì cho CSVN hết cả. CSVN từ khước nhìn nhận mọi di sản văn hóa và lịch sử của “ngụy” và thực dân đã đành. Họ còn “sổ toẹt” di sản các triều đại VN, nhứt là di sản thời Nguyễn.

 

Vì vậy cái ấn “hoàng đế chi bảo” hay cái chén bằng vàng hiện đang đấu giá trên sàng nước ngoài không phải là “bảo vật quốc gia”, nếu ta hiểu từ “bảo vật quốc gia” theo định nghĩa của người cộng sản Việt.

 

Để cái ấn (và cái chén) vàng này trở thành “bảo vật quốc gia”, về phương diện pháp lý, là chuyện không dễ.

 

Lịch sử cái ấn “hoàng đế chi bảo” này cũng rất ly kỳ. Theo “Con rồng Đại nam” của Bảo đại thì cái ấn này (cùng thanh kiếm) đã được giao cho đại diện của Việt minh rồi (30 tháng Tám 1945). Nhưng sau đó, theo Phạm Cao Phong, cái ấn và thanh kiếm bị “lưu lạc”, lại lọt vô tay Pháp và Pháp trả lại cho Bảo Đại (8 tháng Ba 1952). (Điều không hiểu là ai bẻ gãy thanh kiếm làm hai? Để làm chi vậy?). Vấn đề là lúc Pháp trả ấn kiếm, được tổ chức tại Văn phòng phủ Thủ hiến Hà nội, thì không có mặt của Bảo Đại.

 

Rốt cục ấn và kiếm về tay Nam Phương Hoàng hậu, do bà thứ phi Mộng Điệp từ VN qua Pháp trao lại. Hành vi trao ấn cho bà hoàng hậu Nam Phương, mẹ đẻ của Hoàng tử Bảo Long, người chính thức kế thừa triều Nguyễn (vì Bảo Đại đã thoái vị) là hợp cách.

 

Chuyện chưa chấm dứt tại đây. Lúc Bảo Đại ra cuốn sách “Con rồng Đại Nam” thì muốn lấy cái ấn từ Bảo long về để “ịn” lên sách mình, để sách có giá trị. Bảo Long đếch cho, vì lo ngại ông vua cờ bạc mê gái bán ấn lấy tiền. Bảo đại kiện hoàng tử con mình ra tòa Pháp. Tòa phán của cải chia hai: Bảo Đại lấy ấn và Bảo Long lấy kiếm. (Ghi nhận: phiên tòa này chứng minh rằng cái ấn và thanh kiếm không phải là “bảo vật quốc gia” của quốc gia VN mà là của cải của tư nhân).

 

Vấn đề kiếm là kiếm gãy. Bảo Long lấy một vật vô nghĩa, về mặt biểu tượng quyền lực quốc gia. Còn Bảo Đại ẵm cái ấn có giá trị trên 10 kí vàng.

 

Chuyện mọi người đã biết, là từ khi ấn về tay Bảo Đại, vài năm sau thì nó “long đong” trên sàn đấu giá của tư nhân nước ngoài.

 

Bất kể lý do nào, Bảo Đại là người cuối cùng chịu trách nhiệm, nếu bảo vật của nước Đại Nam lọt vào tay người nước ngoài. Trách nhiệm thứ hai là nhà cầm quyền CSVN. Khi mà họ sổ toẹt mọi thứ công lao dựng nước và giữ nước của “phong kiến” và “ngụy” thì họ không có thẩm quyền gì ở cái ấn này hết cả.

 

Chuyện “kế thừa quốc gia” là chuyện thuộc về pháp luật. Đâu phải hễ “cướp” được là có tất cả đâu? Chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa cũng vậy. Không kế thừa “phong kiến” và “ngụy” thì CSVN lấy tư cách gì để đòi lại?

 

Các viện Bảo tàng thời VNCH cũ nay đã trống trơn. Các “bảo vật quốc gia” đã được VNCH sưu tầm và bảo vệ, làm như “có chân”, sau 1975 cũng “di tản” qua các các quốc gia khác. Các bảo vật này không “tị nạn”, một số lớn được trưng bày trong các viện bảo tàng của quốc giẫy chết. Số khác thì “lưu lạc” trên các sàn bán đấu giá. Số không nhỏ khác thì chuyền tay qua các nhà sưu tập tư nhân.

 

Vụ cái lư hương trước tượng Đức Thánh Trần, theo tôi, không có gì bảo đảm rằng nó là lư hương thật, truyền lại từ thời VNCH.

 

Ai đã thay thể đồ thật bằng đồ dổm? Ai đã đưa các “bảo vật quốc gia” trưng bày trong các viện bảo tàng “ngụy” qua nước ngoài để bán đấu giá?

 

7 BÌNH LUẬN   

 

 

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=5051202948314573&set=p.5051202948314573&type=3

Cục gạch của Bác Hồ

 

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=5051253768309491&set=p.5051253768309491&type=3

Cây búa

 

=============================================

 

Vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn, kiếm như thế nào?  

Trích sách "Bảo Đại - Hoàng đế cuối cùng"

Chủ nhật, 25/2/2018 12:58 (GMT+7)

https://zingnews.vn/vua-bao-dai-thoai-vi-trao-an-kiem-nhu-the-nao-post821582.html 

 

Khi nghe trình lại cụ Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc thì Bảo Đại giơ hai tay lên và buột miệng nói câu tiếng Pháp “Ca vaut bien le coup alors” (Như thế thì thật đáng thoái vị).

 

Mới đây, cuốn sách Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang đã gây chú ý với độc giả khi cung cấp nhiều thông tin, sử liệu mới mẻ và thú vị về nhân vật đặc biệt này.

 

Vừa qua, cuốn sách thứ hai của cùng tác giả mang tên Bảo Đại - Hoàng đế cuối cùng cũng đã ra mắt. Cuốn sách không chỉ tập hợp khối lượng tư liệu đáng kể về vị vua cuối cùng của Việt Nam mà giống như sự quan chiếu thêm về Nam Phương hoàng hậu qua vua Bảo Đại và ngược lại.

 

Được sự đồng ý của Sài Gòn Books, Zing.vn trích đăng một phần nội dung sách. 

 

XEM TIẾP >>>>   





No comments:

Post a Comment