NỘI DUNG :
Vụ
ông Hồ Cẩm Đào được hộ tống ra khỏi Đại hội Đảng khơi dậy nhiều đồn đoán
Reuters
.
Đại
hội ĐCSTQ 20 : « Chuyện gì đã xảy ra với Hồ Cẩm Đào ? »
Minh Anh - RFI
==================================================
.
Vụ
ông Hồ Cẩm Đào được hộ tống ra khỏi Đại hội Đảng khơi dậy nhiều đồn đoán
25/10/2022
Ở một đất nước nơi các sự kiện được
lên kế hoạch chi tiết đến từng phút và nền chính trị được che giấu trong bí mật,
việc cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được hộ tống ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng
sản đã khiến những người theo dõi Trung Quốc tò mò đồn đoán.
https://gdb.voanews.com/80470000-c0a8-0242-41b6-08dab40e5d45_w1023_r1_s.jpg
Cựu
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được hộ tống ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản
Trung Quốc tại Băc Kinh ngày 22/10/2022.
Theo truyền
thống, ông Hồ, 79 tuổi, đã ngồi bên trái người kế nhiệm Tập Cận Bình vào ngày
22/10. Ông Tập được đảm bảo nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba vào ngày 23/10.
Trong đại
hội 5 năm một lần, ông Tập đã củng cố quyền lực của mình bằng cách chỉ định một
Ủy ban Thường vụ gồm toàn những người trung thành - và loại trừ ba thành viên
cao cấp nhất trong Đoàn Thanh niên Cộng sản hùng mạnh một thời của ông Hồ.
Do đó, thời
điểm và hoàn cảnh đã dẫn đến phỏng đoán nóng bỏng về những gì chính xác đã xảy
ra và tại sao: có phải ông Hồ được hộ tống là vì lý do sức khỏe vì ông đã xuất
hiện không vững, phải có người dìu khi bước lên sân khấu này một tuần trước?
Hay là vì một cái gì đó nham hiểm hơn: do ông Hồ có thái độ phản đối mà bị ông
Tập ‘thanh trừng’?
Nhiều nhà
bình luận cho rằng sự việc đó, ít nhất, đã nói lên sự sụp đổ của Đoàn Thanh
niên và truyền thống lãnh đạo tập thể của Trung Quốc dưới sự cai trị ngày càng
độc đoán của ông Tập.
Ông Joerg
Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại Liên hiệp châu Âu tại Trung Quốc, người đã sống
ở Bắc Kinh trong nhiều thập niên, nói: “Có vẻ như một kỷ nguyên đã trôi qua.”
“Thành thật mà nói, trông rất kỳ lạ.”
Các bức ảnh
và video về vụ việc cho thấy ông Hồ với lấy một tập tài liệu màu đỏ trước mặt,
bị nhà lập pháp hàng đầu Trung Quốc Lật Chiến Thư ngăn lại và ngay sau đó được
dẫn ra khỏi khán đài chính của Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh bởi hai người hầu
cận.
Ông Lý Khắc
Cường dường như định hỗ trợ ông Hồ, nhưng đã bị ông Vương Hỗ Ninh, một thành
viên khác của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, ngăn lại. Ông Hồ tỏ ra tuyệt vọng
và chống lại việc bị hộ tống khỏi sân khấu.
Trong khi
được hộ tống đi ra, ông Hồ nói gì đó với ông Tập và vỗ vai Thủ tướng Lý Khắc Cường
sắp mãn nhiệm.
Ông Wuttke
nói: “Tôi thực sự khá choáng váng về việc cả nhóm người không hề tỏ ra đồng cảm
với một cụ già đang gặp khó khăn.”
‘Cảm thấy không khỏe’
Bình luận
duy nhất của Trung Quốc được đưa ra trên Twitter bằng tiếng Anh vào cuối ngày
22/10 bởi hãng thông tấn Tân Hoa Xã nói rằng ông Hồ cảm thấy không khỏe, một lời
giải thích đã vấp phải sự hoài nghi của một số người theo dõi Trung Quốc.
Twitter bị
chặn ở Trung Quốc và vụ việc này không hề được đề cập trên các phương tiện truyền
thông trong nước.
Các chương
trình phát sóng tin tức tối ngày 22/10 của truyền hình nhà nước có hình ảnh của
Hồ tại đại hội, trước khi ông rời khỏi đại hội.
Khi được hỏi
tại một cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/10 về vụ việc và sự chú ý toàn cầu, Bộ
Ngoại giao Trung Quốc dẫn tin của Tân Hoa xã đăng trên Twitter.
Văn phòng
Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc đã không trả lời ngay yêu cầu bình luận của
Reuters.
Ông
Benjamin Herscovitch, một nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Úc, nói: “Tập
phim này có thể cho chúng ta biết nhiều hơn về môi trường thông tin của Trung
Quốc so với bất kỳ cuộc tranh giành quyền lực nào trong nền chính trị ưu tú của
Trung Quốc”.
Chính trị
Trung Quốc, vốn luôn không rõ ràng, lại càng trở nên bí mật hơn dưới nhiệm kỳ
kéo dài hàng thập niên của ông Tập.
Ông nói:
“Bất chấp lời giải thích buồn tẻ hợp lý về tình trạng sức khỏe, sự bí mật của
ĐCSTQ đối với các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc và giới chính trị ưu tú của
Trung Quốc cho thấy có nhiều lời giải thích hấp dẫn hơn,” ông nói.
Trên mạng
xã hội Weibo của Trung Quốc, một số người dùng mạng xã hội đã ám chỉ đến vụ việc
bằng cách bình luận về các bài đăng cũ có sự góp mặt của ông Hồ. Đến tối ngày
22/10, phần bình luận của hầu hết các bài đăng trên Weibo có tên của ông Hồ đã
không còn tìm thấy được nữa.
“Tôi không
biết chuyện gì đã xảy ra”, ông Victor Shih, phó giáo sư tại Đại học California,
San Diego, nói. “Rõ ràng thời điểm hơi đáng khả nghi.”
----------------
LIÊN
QUAN
Đại
hội đảng Trung Quốc bế mạc, Tập Cận Bình củng cố thêm quyền lực
·
Ông Tập Cận Bình phát biểu
khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20
Đại
hội Đảng Trung Quốc đề cao tính liên tục, không phải sự thay đổi
Xuất
hiện biểu ngữ hiếm có đòi lật đổ Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, chính quyền gỡ bỏ
Đài
Loan lường trước sẽ bị TQ uy hiếp hơn trong nhiệm kỳ tới của ông Tập
Đoàn
Thanh niên hùng mạnh một thời bị ông Tập Cận Bình triệt hạ như thế nào?
===============================================
.
.
Đại
hội ĐCSTQ 20 : « Chuyện gì đã xảy ra với Hồ Cẩm Đào ? »
Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 29/10/2022 - 14:25
Bế mạc
Đại hội 20 Đảng Cộng Sản Trung Quốc, phải chăng cựu tổng bí thư Hồ Cẩm Đào bị
ép rời hội trường ? Nga tố cáo Ukraina chuẩn bị tấn công bằng « bom bẩn » ;
Trục Pháp – Đức lung lay đe dọa sự thống nhất của Liên Hiệp Châu Âu ; Nước Anh
có thủ tướng thứ ba trong vòng hai tháng và Tân nữ thủ tướng Giorgia Meloni khẳng
định Ý vẫn thuộc về Liên Âu. Trên đây là những chủ đề chính trong mục Tạp chí Thế giới Đó đây
tuần này.
https://s.rfi.fr/media/display/0ccc6522-576d-11ed-99fa-005056a97e36/w:1024/p:16x9/000_32LW6UE.webp
Tổng
bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình nhìn cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào rời hội nghị tại
phiên họp bế mạc ngày 22/10/2022. AFP - NOEL CELIS
Trung Quốc : Hồ Cẩm Đào « bị
ép » rời hội trường ?
« Chuyện
quái gì xảy ra cho Hồ Cẩm Đào ? » là câu hỏi trên trang mạng
Foreign Policy ngày 22/10/2022, ngay sau khi Đại hội 20 ĐCSTQ kết thúc cùng
ngày, với một đoạn video truyền hình trực tiếp hiếm hoi và gây sốc : Cựu tổng
bí thư Hồ Cẩm Đào (2002-2012), được cho là « bị hộ tống » rời hội nghị
một cách công khai trong vẻ bối rối và không hài lòng, ngay trước cuộc bỏ phiếu
sau cùng của kỳ họp.
James
Palmer, phó tổng biên tập Foreign Policy, lưu ý rằng Đại hội ĐCSTQ là một sự kiện
được tổ chức và dàn dựng hết sức chặt chẽ, vì các chính sách cho những năm sắp
tới đã được bàn thảo từ nhiều tuần, nhiều tháng trước đó. Thế nên, theo ông, ít
nhất có ba giả thuyết để giải thích. Thứ nhất là do vấn đề sức khỏe, hoặc do tuổi
cao sức yếu hoặc nghi vấn có kết quả dương tính xét nghiệm PCR Covid-19 bất ngờ.
Thứ hai, Tập Cận Bình lo sợ Hồ Cẩm Đào bỏ phiếu trắng hoặc chống lại ông trong
phiên bỏ phiếu kết thúc đại hội. Tuy nhiên, theo James Palmer, giả thuyết thứ
ba mới là đáng quan tâm, và đáng lo ngại nhất.
Theo đó,
đây là một kịch bản đã được lên kế hoạch. Ông Tập Cận Bình cố tình và công khai
làm nhục người tiền nhiệm – báo hiệu việc sử dụng các công cụ kỷ luật đảng để rồi
có biện pháp trừng phạt tư pháp chống Hồ Cẩm Đào. Một cử chỉ khác thường nhưng
là còn nhằm truyền đạt một thông điệp về quyền lực tuyệt đối của Tập Cận Bình,
vốn dĩ đã được củng cố mạnh mẽ. Việc ông Tập trở thành « hạt nhân » của
đảng Cộng sản Trung Quốc và nắm thêm quyền lãnh đạo một nhiệm kỳ thứ ba, là điều
chưa từng có tại Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.
James
Palmer nhắc lại trong buổi khai mạc đại hội, Tập Cận Bình đã có những lời lẽ khắc
nghiệt để mô tả tình hình nội bộ đảng lúc ông mới lên cầm quyền khi nói đến một
sự « sa sút, lơ là, kém hiệu quả trong sự lãnh đạo của đảng »,
nhưng không nêu đích danh Hồ Cẩm Đào hay những cái tên nào khác, dù rằng có nhắc
đến một cách tượng trưng những đóng góp của Hồ Cẩm Đào đối với lý thuyết
Mác-xít, Triển vọng Phát triển Khoa học.
Trung Quốc và chuyện « thâm cung bí
sử »
Một sự sỉ
nhục công khai như thế có thể là một tín hiệu rõ ràng gởi tới « những bậc
lão thành đã về hưu », những cựu lãnh đạo vẫn sinh hoạt đảng, một lực lượng
trong đảng mà quyền lực của Tập Cận Bình không bị trói buộc. Trong trường hợp
này, thì cử chỉ muốn giúp đỡ Hồ Cẩm Đào của Lật Chiến Thư là một lòng tốt mang
tính bản năng, nhưng nguy hiểm đối với một đồng chí cũ.
Nhưng
James Palmer cũng cho rằng cách làm này dường như là « Không Cần Thiết ».
Bởi vì, mọi nguồn lực mà ông Hồ Cẩm Đào có được trong nội bộ đảng đã bị biến mất
từ lâu, phe Đoàn Thanh Niên đã bị tiêu diệt, các đồng chí của ông, hoặc bị bãi
chức hoặc bị bắt giam. Thế nên, khó có thể tin rằng Hồ Cẩm Đào là một mối đe dọa
chính đáng cho Tập Cận Bình.
Kể cả khi
Tập Cận Bình muốn có một hành động tàn ác thâm độc, Hồ Cẩm Đào nếu có bị làm nhục,
thì điều đó cũng sẽ được thực hiện trong cuộc họp kín như những gì từng diễn ra
dưới thời Mao Trạch Đông. Và do vậy, thế giới sẽ không bao giờ biết được chính
xác điều gì đã xảy ra trong nhiều năm tại một đất nước mà yếu tố bí mật và thận
trọng luôn là một tiêu chí của ĐCSTQ.
Dẫu sao
thì theo nhận định của nhà báo Dorian Malovic, trưởng ban châu Á nhật báo Công
Giáo La Croix, với kênh truyền hình TV5Monde, Tập Cận Bình bế mạc đại hội với một
lời cảnh báo kép dành cho phương Tây :
« Đây
là một thông điệp kép dành cho nước ngoài. Tôi xin lưu ý là những hình ảnh này,
ngay cả người dân Trung Quốc cũng không được xem, và thậm chí từ khóa Hồ Cẩm
Đào trên các mạng xã hội hiện giờ vẫn bị kiểm duyệt. Đối với người nước ngoài,
thông điệp đưa ra rất rõ ràng, đương nhiên Tập Cận Bình có thể tuyên bố
"Trung Quốc cần đến thế giới và thế giới cũng cần đến Trung Quốc".
Trong
khi chờ đợi, Trung Quốc sẽ tiếp tục áp đặt chính sách "Zero Covid", hạn
chế, phong tỏa, nhốt hàng triệu người dân, và gây ra nhiều vấn đề kinh tế, thất
nghiệp ở giới trẻ. Thêm vào đó, Trung Quốc sẽ co cụm lại, bảo vệ mình trước các
ảnh hưởng dân chủ và nhân quyền từ nước ngoài. Và nhất là, Trung Quốc sẽ thật sự
tập trung hoạt động của mình cho an ninh nội địa như Tập Cận Bình tuyên bố, bất
chấp việc gây thiệt hại cho nền kinh tế. »
Bom bẩn : Nga dọa Kiev hay dọa phương
Tây ?
Về tình
hình chiến tranh tại Ukraina do Nga phát động, sự kiện đáng chú ý là việc bộ
trưởng Quốc Phòng Serguei Shoigu và tổng tham mưu trưởng quân đội Valery
Gerasimov từ hôm 23/10/2022 đã liên tiếp gọi điện cho các đồng cấp Mỹ và châu
Âu, tố cáo Kiev có kế hoạch sử dụng « bom bẩn » hoặc một thiết bị nổ
phát tán chất liệu hạt nhân khi kích nổ, nhưng không phải là một vũ khí hạt
nhân hoàn toàn.
Lời cáo buộc
này của Nga đã bị các lãnh đạo phương Tây thẳng thừng bác bỏ, cho là « vô
căn cứ », và lên án Nga sử dụng lập luận này như là một tiền đề cho một cuộc
tấn công « với một cớ giả tạo » để rồi đổ lỗi cho Kiev, leo thang
quân sự.
Cùng lúc,
truyền thông Nga đưa tin, trong một động thái hiếm có, Matxcơva cho triển khai
đội chuyên gia xử lý ô nhiễm hạt nhân, hóa học hoặc sinh học. George Beebe,
chuyên gia về chiến lược, giám đốc Viện Quincy nhận định, thông tin này như là
một lời nhắc nhở, rằng cuộc chiến « có thể nhanh chóng leo thang thành một
cuộc đối đầu trực tiếp Mỹ - Nga ».
Cũng theo
ông, các cuộc điện đàm cho thấy có một cuộc tranh luận trong nội bộ Nga và họ
tin rằng phương Tây không còn lo sợ chiến tranh hạt nhân và do vậy cần thiết lập
lại « thế cân bằng của nỗi khiếp hãi » mà Nga tin rằng từng là nền tảng
cho sự ổn định trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh.
Câu hỏi đặt
ra, các nỗ lực nhằm khôi phục nỗi sợ chiến tranh hạt nhân của Nga và mối ngờ vực
của Nga về một số nhóm Ukraina chuẩn bị sử dụng vũ khí phóng xạ là có thể đi đến
mức độ nào. Ông Beebe cảnh báo một trong hai câu trả lời đều hàm chứa nhiều rủi
ro leo thang xung đột.
Evguéni Prigojine : Một hiểm họa cho
Vladimir Putin ?
Cũng liên
quan đến Nga, một số nguồn tin, đặc biệt là từ Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Mỹ
(Institut Study of the War), khẳng định rằng ông Evguéni Prigojine, nhà sáng lập
tập đoàn quân sự tư nhân Wagner dường như đang cho lập một cơ cấu quân sự song
song với quân đội Nga. Một cấu trúc có nguy cơ trở thành một mối đe dọa cho tổng
thống Nga Vladimir Putin. Cùng lúc, ông Evgueni Prigojine mỗi lúc một chỉ trích
gay gắt về quân đội Nga trong nhiều cuộc phỏng vấn đăng trên nhiều trang mạng
Internet.
Trả lời
RFI, nhà nghiên cứu Lukas Aubin, tác giả Địa Chính Trị Nga (NXB La Decouverte),
nhận định còn quá sớm để biết được chuyện gì xảy ra trong điện Kremlin :
« Một
nhà nghiên cứu như tôi không thể trả lời về một tin đồn. Đúng, có thể Vladimir
Putin đang gặp rắc rối trong nội bộ, nhưng hiện tại vẫn chưa có nguồn đáng tin
cậy nào để biết chính xác điều đó. Tất cả những gì tôi có thể nói với quý vị đối
với những tuyên bố được đưa công khai cho đến nay, chính là hiện tại vẫn chưa
có ai dám lên tiếng chống lại Vladimir Putin trực tiếp. Không ai chính thức tự nguyện
làm suy yếu Điện Kremlin một cách công khai. Có thể trong một vài tuần hoặc một
vài tháng, chúng ta sẽ có thêm thông tin về chủ đề này và chúng ta sẽ thấy rằng
thực sự, mọi thứ đã chuyển động rất nhiều trong nội bộ và Vladimir Putin đang gặp
khó khăn lớn. Nhưng hiện tại, tôi không cảm thấy những người như Evgueni
Prigojine đang bỏ rơi ông Putin. »
Trục Pháp – Đức rạn nứt, Liên Hiệp Châu
Âu lâm nguy ?
Đối thoại
« hữu nghị » và « mang tính xây dựng », là những lời lẽ ngoại
giao được đưa ra từ phía Đức sau cuộc gặp giữa thủ tướng Đức Olaf Scholz và tổng
thống Pháp Emmanuel Macron, hôm thứ Ba 26/10/2022 tại điện Elysée. Cuộc gặp này
diễn ra vào lúc quan hệ giữa hai nước từ nhiều tuần qua trở nên căng thẳng do
những bất đồng trong nhiều hồ sơ lớn như năng lượng, kinh tế và quốc phòng.
Theo phân
tích từ nhà nghiên cứu Sophie Pornschlegel, thuộc European Policy Center, trên
kênh truyền hình France 24, mối bất hòa này khó thể sớm giải quyết và đây có thể
là một mối nguy cho khối Liên Hiệp Châu Âu.
« Tôi
nghĩ rằng chúng ta đang trong một tình thế khá mới sau hai năm dịch bệnh với một
cuộc chiến ngay trước cửa nhà. Khủng hoảng càng nhiều, người ta càng có xu hướng
co cụm và như vậy áp lực sẽ càng lớn cho các nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ,
bởi vì cử tri sẽ nhìn thấy giá khí đốt sưởi mùa đông sẽ tăng vọt một cách ấn tượng,
do vậy người ta sẽ thấy có một áp lực lớn đến từ cử tri. Và những cử tri này là
ở cấp độ quốc gia, thế nên, mong muốn tìm kiếm những giải pháp ở cấp châu Âu sẽ
còn khó khăn hơn rất nhiều cho các nhà lãnh đạo.
Nhưng
tôi hy vọng rằng họ sẽ chứng tỏ có một tầm nhìn dài hạn để cuối cùng hiểu rằng
nếu chúng ta không có một giải pháp ở cấp châu Âu, chúng ta chỉ làm trầm trọng
thêm các cuộc khủng hoảng trong thời gian dài. Bởi vì họ sẽ lại rơi vào tình huống,
theo đó, ở Đức, người dân có thể trả được hóa đơn tiền sưởi và ngành công nghiệp
sẽ khởi sắc, bởi vì kinh tế vẫn trụ được, nhưng ở Slovakia và tại nhiều nước
châu Âu khác, tình hình lại không được như thế, và điều đó sẽ còn làm nảy sinh
thêm những căng thẳng trong lòng khối Liên Hiệp Châu Âu. Đây rõ ràng là những
điều chúng ta không mong muốn vì chúng ta thấy rõ là tổng thống Nga Vladimir
Putin chỉ muốn làm mọi cách để chia rẽ Liên Âu. »
Anh Quốc : Rishi Sunak và một chính phủ
« Bojo bis » ?
Ngày
25/10/2022, nước Anh lại đổi thủ tướng mới, người thứ ba trong vòng hai tháng.
Gốc người Ấn Độ, Rishi Sunak là người da mầu đầu tiên trở thành lãnh đạo vương
quốc Anh. Khi thông báo thành phần nội các mới mang đủ mọi xu hướng trong đảng
Bảo Thủ, Rishi Sunak cam kết một sự ổn định, hứa hẹn « sửa chữa » những
sai lầm do người tiền nhiệm bà Liz Truss phạm phải.
Tuy nhiên,
chuyên gia Alexandre Guigue, giáo sư trường đại học Savoie-Mont Blanc, chuyên
nghiên cứu về luật công Vương quốc Anh, trả lời đài RFI, ghi nhận có sự tiếp nối
đường lối chính sách của Rishi Sunak với cựu thủ tướng Boris Johnson, cũng bị bắt
buộc từ chức trước đó.
« Chúng
ta có thể hơi ngạc nhiên khi thấy rằng trong một tình huống khủng hoảng tồi tệ,
chúng ta có cảm giác là cũng chính những gương mặt đó được phân bổ lại ở các bộ,
hoặc họ thay đổi chuyển từ bộ này sang bộ khác, hoặc đơn giản là họ vẫn giữ
nguyên vị trí, như thể không có khủng hoảng, thủ tướng không thay đổi, và chính
phủ này chỉ thiếu mỗi người đứng đầu là Boris Johnson. Chính phủ mới này chẳng
mấy gì khác hơn so với chính phủ của ông Boris Johnson. Người ta ít nhiều gì
cũng nhìn thấy những gương mặt cũ, những người sẽ giữ cùng một chính sách mà
không có định hướng gì nhiều.
Người
ta cũng không rõ là chính phủ này sẽ đi theo hướng nào. Tôi tin rằng mọi cặp mắt
đang đổ dồn vào Rishi Sunak, người từng bắt đầu nghĩ đến một chiến lược khác
khi ông còn là bộ trưởng Tài Chính cho Boris Johnson, và ra sức tách khỏi Boris
Johnson để tỏ rõ ý định muốn trở thành một nhà lãnh đạo mới của đảng bảo thủ.
Giờ điều đó đã xảy ra, ông trở thành thủ tướng. Chính Rishi Sunak phải đưa ra một
động lực. Điều ít nhất tôi có thể nói là chính phủ mà ông ấy lập ra chưa thực sự
cho thấy có một đường lối chính sách mới nào. »
Ý : Khi lãnh đạo đảng hậu-phát xít tuyên
bố chống phát xít
Ngày
25/10/2022, lần đầu tiên với tư cách là thủ tướng chính phủ, Giorgia Meloni,
lãnh đạo đảng cực hữu Ý Fratelli d’Italia – Huynh Đệ Ý, đã có bài phát biểu trước
Nghị Viện ở Roma. Trong vòng 70 phút, bà đề cập đến những chương lớn trong
chương trình hành động cho 5 năm tới. Một diễn văn trống rỗng đối với phe đối lập,
nhưng lại được phe đa số vỗ tay hoan nghênh.
Từ Roma, thông tín viên Anne Treca tường thuật :
« Giorgia
Meloni đã nói nhiều về quá trình sự nghiệp của bà, từ việc tham gia phong trào
thanh niên hậu phát xít cho đến vận mệnh phụ nữ đầu tiên đứng đầu một chính phủ.
Để nói về nước Ý, bà đã 15 lần dùng đến từ "tổ quốc" trong khi những
người khác chỉ nói "đất nước".
Dù vậy,
bài phát biểu của bà lại không "sặc mùi" chủ nghĩa dân tộc.
Bà muốn một nước Ý trong Liên Hiệp Châu Âu. Về kinh tế, Meloni theo bước chân của
Mario Draghi. Và bà cũng chuẩn bị những sáng kiến về những chủ đề trọng tâm đưa
ra trong cuộc vận động tranh cử của phe bảo thủ như cuộc chiến chống nhập cư bất
hợp pháp, giảm nhẹ áp lực thuế có mục tiêu, và xem xét vấn đề thu nhập công
dân.
Về các
vấn đề xã hội, Meloni vẫn bám vào các nguyên tắc lớn : Hỗ trợ gia đình và
việc sinh con. Bà dẫn tên của hai vị giáo hoàng, đầu tiên là đức Phanxicô và xa
hơn nữa là đức Gioan Phaolo II, để khẳng định sự gắn bó của bà với tự do. Đây
là một từ khác mà bà sử dụng nhiều nhưng hàm ý "bổn phận".
Bà còn
long trọng tuyên bố phản đối chủ nghĩa phát xít và hứa rằng chính phủ của bà sẽ
đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, chống bài Do Thái, bạo lực chính trị và mọi
hình thức phân biệt đối xử. Ro ràng là một bài diễn văn để trấn an, còn phải chờ
xem hành động cụ thể ra sao. »
No comments:
Post a Comment