Vì
sao người Việt lại cứ bỏ ra đi?
Bình luận của blogger Tuấn
Khanh
2022.10.30
Không có lời giải thích nào về việc những
công dân hôm nay cứ im lặng tìm cách rời bỏ Việt Nam, ra đi và sống tạm thời hoặc
mãi mãi nơi đất khách.
Giới chức Đài Loan bắt giữ ba người đàn ông (đeo mặt
nạ) được cho là nằm trong số 152 người Việt biến mất sau khi đến du lịch đảo quốc
này hôm 28/12/2018 (hình minh hoạ) . AFP
Những dòng
tin miệt thị dòng người này trên báo chí Nhà nước thì cứ xoay quanh luận đề “những
kẻ mê vật chất, ảo tưởng” cho đến “ham việc nhẹ, lương cao”... Nhưng thực sự
không có một nghiên cứu khoa học nào hoặc những sự tìm hiểu, phân tích lý lẽ và
những tác động xã hội vì sao những thanh niên đó lại cứ ra đi, bất chấp trên bản
đồ thế giới Việt Nam luôn là một quốc gia được coi là đang phát triển rực rỡ.
Tin tức mới
nhất của tháng mười, 2022 cho biết có khoảng 100 người Việt Nam đã mất liên lạc
sau khi nhập cảnh vào Hàn Quốc trong chuyến đi du lịch qua phi trường quốc tế
Yangyang thuộc tỉnh Gangwon. Sau khi sự việc xảy ra, những hãng bay và các công
ty du lịch có liên quan phải tạm cho dừng đưa khách du lịch đến Yangyang, tỉnh
Gangwon đến hết tháng 10.
Dù không
chính thức thú nhận, nhưng ngôn ngữ thông cáo của Tòa Đại sứ nhà nước Việt Nam
tại Hàn Quốc nói đã liên hệ với nhà chức trách sở tại để điều tra và tìm hiểu sự
việc. Đồng thời, cơ quan ngoại giao này cho biết sẽ phối hợp với cơ quan địa
phương trong nước, và công ty du lịch tại Việt Nam để tìm hiểu thông tin về những
công dân mất liên lạc, và thực hiện các biện pháp giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng
người Việt lợi dụng hình thức du lịch để tìm cách ở lại Hàn Quốc một cách bất hợp
pháp.
Trước đó,
tình trạng công nhân đến Hàn Quốc làm việc rồi trốn ở lại cư trú bất hợp pháp
ngày càng nhiều. Đầu tháng chín năm nay, tờ Korea Herald dẫn nguồn từ Cơ quan
Nhập cư Hàn Quốc (Korea Immigration Service) công bố con số thống kê cho thấy,
tính đến tháng 7, có tổng cộng 395.068 người nước ngoài đang cư trú bất hợp
pháp, chiếm 19% tổng dân số nước ngoài trên hai triệu người của đất nước. Con số
này, tăng 4.655 so với một năm trước đó, là con số cao nhất kể từ tháng 9 năm
2020, khi quốc gia này ước tính tổng số người nhập cư bất hợp pháp là 396.728
người.
Hàn Quốc
không công bố con số chính thức về người Việt Nam ở lại và làm việc bất hợp
pháp ở Hàn Quốc - có thể là vì vấn đề tế nhị ngoại giao - tuy nhiên nhưng hàng
ngàn người là con số đáng tin cậy. Đáng nói, hầu hết những người trốn ở lại Hàn Quốc phần lớn là người Bắc
hoặc Bắc Trung Bộ của Việt Nam.
Từ năm
2016, Hàn Quốc chuyển giao cho Việt nam lý do họ tạm ngưng visa cho người Việt,
bởi Nghệ An là tỉnh Bắc Trung Bộ đứng
đầu danh sách các tỉnh có lao động Việt Nam chưa được sang Hàn Quốc làm việc với
1.454 lao động ở lại không về khi hết hạn hợp đồng. Hà Nội đứng thứ hai với 948 người hiện đang lẩn trốn danh sách. Hải Dương (853), Thanh Hóa (823) và Nam Định
(733), tất cả đều là các tỉnh phía Bắc,
và đây là danh sách lọt vào top năm địa phương Việt Nam có nhiều người cư trú bất
hợp pháp nhất tại Hàn Quốc.
Nhiều đường
dây ở Hàn Quốc hợp tác đưa người lao động bất hợp pháp đến những nơi mà người
ta đang cần thuê mướn. “Người ta vẫn nhận lao động nước ngoài bất hợp pháp trên
thị trường việc làm địa phương vì quá cần, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp,
nơi nông dân bị thiếu người làm việc lao động. Nhiều nông dân địa phương buộc
phải thuê những người nhập cư bất hợp pháp này”, Kim Do-kyun,
Giáo sư tại Đại học Cheju Halla chuyên về chính sách nhập cư cho biết. Và đó là
lý do vì sao có rất nhiều người Việt Nam, Thái Lan, Philippines... đi đến Hàn
Quốc, vừa xuống máy bay đã đột ngột mất liên lạc: họ đã mua chỗ làm việc từ trước
và được đón đi ngay khi mới bước ra khỏi cửa hải quan.
Trên tờ VnExpress bản tiếng Anh có bài
nói chuyện ra đi của người phía Bắc lúc này. Sự giải thích đơn giản là “một cuộc
sống mới ổn định lâu dài và tiền lương có thể dành dụm cho cuộc đời của mình và
giúp đỡ cho cả gia đình”.
Bài viết
có tên Why Vietnamese students end up working illegally in
South Korea tiết lộ việc đi và làm việc ở Hàn Quốc như vậy, một người phải
chuẩn bị từ đầu với khoảng 200 triệu VND (vào khoảng 8000 USD). Do kiếm được
nhiều tiền hơn ở Việt Nam, nhiều người chọn cách ở lại quá hạn visa – thậm chí
là kéo dài vô hạn định thời gian sống ở Hàn Quốc. Chẳng hạn với Tùng, một nhân
vật được mô tả trong bài viết, đã kiếm được 2.500-4.000 USD một tháng, gấp 10 lần
thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động ở Việt Nam. Với tấm bằng trung
học phổ thông, Tùng không thể mơ kiếm được nhiều như vậy ở Việt Nam, nơi mức
lương của sinh viên mới tốt nghiệp đại học chỉ khoảng 250 USD.
Bất chấp những chỉ số rực rỡ mà Hà Nội
vẫn giới thiệu với thế giới, thực tế có khoảng trên 10% trong số 95 triệu người
Việt Nam sống trong nghèo đói, đôi khi trong cảnh "nghèo cùng cực", Chuyên gia kinh tế trưởng Rajiv Biswas của IHS Markit châu Á -
Thái Bình Dương cho biết. Ông Biswas cũng bày tỏ sự bất lực
khi nói đến sự nghèo khó của của các khu vực miền núi và xa đô thị, bởi căn bệnh
tập trung phát triển đô thị theo cái nhìn thiếu chiến lược đã quá lớn.
Mức lương
của một người công nhân Việt Nam hiện nay chỉ trên dưới 200 USD mỗi tháng, vì vậy,
khi biết rõ, thật khó mà có thể cao giọng miệt thị những người Việt Nam khốn khổ
đó là tại sao chọn cách bỏ ra đi, tìm một cơ hội “việc nhẹ- lương cao” ở xứ người.
Không chỉ vậy, các đường dây đưa người Việt Nam đi lao động bên ngoài – bao gồm
sự tham gia âm thầm của các quan chức Nhà nước - vẫn gọi mời các chỗ làm việc
trong các nhà máy ở Nga, làm công việc xây dựng ở Libya và được thuê tại các
trang trại của Anh.
Và với niềm hy vọng cho cuộc đời sau
sáng sủa hơn, họ ra đi.
-----------------------------------------------------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
No comments:
Post a Comment