NỘI DUNG :
'Quan hệ Việt-Trung
sẽ không có nhiều chuyển biến từ chuyến thăm TQ của TBT Trọng'?
BBC News Tiếng Việt
.
TBT
Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh: Ngoại giao cây tre và áp lực buộc Việt Nam 'chọn
phe'
Bùi Thư, BBC
News Tiếng Việt
=============================================
.
.
'Quan hệ Việt-Trung
sẽ không có nhiều chuyển biến từ chuyến thăm TQ của TBT Trọng'?
BBC News Tiếng Việt
30 tháng
10 2022, 16:16 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cw06kwg18e4o
Mối
quan hệ ngoại giao Việt-Trung sẽ không có nhiều chuyển biến sau chuyến thăm của
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc và trong
nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp của Chủ tịch Tập Cận Bình, một nhà khoa học chính trị
từ Việt Nam nói với BBC News Tiếng Việt.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/e687/live/7a730c90-5833-11ed-b698-91789f95d215.jpg.webp
Ông
Nguyễn Phú Trọng tiếp đón ông Tập Cận Bình tại Hà Nội vào tháng 11/2017
Ông Nguyễn
Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được ông Tập Cận Bình mời đến
công du ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 kết thúc.
Lần gần nhất
ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình gặp nhau là vào năm 2017 tại Hà Nội
sau Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng.
Việt Nam
và Trung Quốc thiết lập mối quan hệ đối tác vào ngày 18/01/1950, và cho đến nay
đã nâng lên tầm 'Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện'.
.
TBT Nguyễn Phú Trọng
thăm Trung Quốc: Thức thời hay nóng vội?
TBT Nguyễn Phú Trọng
ưu tiên vấn đề gì khi gặp Tập Cận Bình ở Bắc Kinh?
TBT Nguyễn Phú Trọng
đến Bắc Kinh: Ngoại giao cây tre và áp lực buộc Việt Nam 'chọn phe'
Việt Nam: Chuyến
công du của ông Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc mang ý nghĩa gì?
.
Theo truyền
thông Việt Nam hôm nay, chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng là từ 30/10 đến
01/11, ngắn hơn một ngày so với lịch trình được Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam công bố trước đó, là ngày 02/11. Lý do rút ngắn một ngày không được
đề cập.
Dự kiến
vào ngày mai 31/10, ông Tập Cận Bình sẽ đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Đại lễ
đường Nhân dân Bắc Kinh. Sau đó, Tổng Bí thư hai nước sẽ có cuộc hội đàm cấp
cao và chứng kiến lễ ký kết các văn kiện.
Bình luận
với BBC News Tiếng Việt vào hôm nay 30/10, Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung từ Đại học
Fulbright Việt Nam cho rằng mối quan hệ hai nước "sẽ không có nhiều chuyển
biến" sau chuyến công du này và với thành phần Ban Thường vụ mới của Bộ
Chính trị Trung Quốc.
Phục hưng vĩ đại 2049
.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5207/live/2dc17530-5829-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp
Bảy ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc ra mắt
ngày 23/10 đều bao gồm những người thân tín với Tập Cận Bình
Năm 2021,
Trung Quốc đã tuyên bố đã đạt được mục tiêu 100 năm (bách niên) lần thứ nhất
nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921-2021).
"Tôi
nghĩ mối quan hệ Việt-Trung vẫn không có nhiều chuyển biến trong thời gian sắp
tới, khi những người được coi là thân cận ông Tập được bầu vào ban thường vụ Bộ
Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng chỉ để tiếp tục hiện thực hoá những kỳ
vọng cũng như tham vọng của ông Tập, vốn chủ yếu dành cho mục tiêu trăm năm vào
năm 2049, phục hưng vĩ đại Trung Quốc," Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung nhận định.
"Do
đó, có thể nói chính sách của chính quyền Trung Quốc trong những năm tới vẫn
không chệch khỏi đường hướng những gì ông Tập đã và đang làm trong 10 năm qua,
và mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng vậy."
Năm 1949,
Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã tuyên bố chấm dứt 'bách
niên quốc sỉ' (trăm năm ô nhục), là giai đoạn nước này chịu sự cai trị, áp bức
bởi Phương Tây, và thực hiện 'Giấc mơ Trung Hoa'.
Năm 2049
được xem là mục tiêu 100 năm (bách niên) lần thứ hai của Bắc Kinh, đúng vào thời
điểm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa.
Trong cả
hai kỳ đại hội đảng vào năm 2017 và 2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều
lặp lại cụm từ "phục hưng vĩ đại" của dân tộc Trung Hoa.
.
‘Đoàn Thanh niên ở
đâu?’ – Bộ Chính trị của Tập Cận Bình không còn người của Đoàn
Tập Cận Bình trở nên 'không
thể thách thức' như thế nào?
Vương Hỗ Ninh: 'Đại quân sư' của ba đời Tổng Bí thư ở Trung Quốc
‘Độc đáo’ của Tập Cận
Bình: Lần đầu tiên không còn ‘nguyên lão về hưu chỉ đạo'?
.
Theo
chuyên gia về Trung Quốc, cựu quan chức trong chính quyền Mỹ, Michael Pillsbury
trong quyển sách 'The Hundred-Year Marathon: China's Secret Strategy to Replace
America as the Global Superpower' (được xuất bản vào năm 2016) thì sẽ có vài kịch
bản xảy đến vào năm 2049.
Kịch bản
thứ nhất, thế giới có thể trở nên đơn cực, với Trung Quốc là siêu cường duy nhất.
Kịch bản thứ hai là Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ là hai siêu cường (dual
superpowers), hoặc cũng có dự báo là một trật tự tam cực (triopolar world) gồm
Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ.
Và điểm
chung của cả ba kịch bản này, theo tác giả, là Trung Quốc sẽ là quốc gia thống
trị nhất về mặt kinh tế, và khi đó đồng USD của Mỹ sẽ không còn đơn vị tiền tệ dẫn
đầu, Trung Quốc theo đó, sẽ có mức chi tiêu quân sự vượt Mỹ.
Theo tác
giả Michael Pillsbury, nếu phe diều hâu ying pai của Trung Quốc
quyết định chính sách thì tình hình sẽ tồi tệ hơn là phe ôn hòa (moderates) và
giới cải cách thật sự (real reformers) với sự trợ giúp của Phương Tây, vì khi
đó Bắc Kinh sẽ mang tính đe dọa hơn.
.
Trọng tâm sẽ là gì?
.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/27c1/live/7f8c54c0-5829-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp
Theo
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, mối quan hệ Việt-Trung có thể được Trung Quốc chú
tâm ở khía cạnh đối phó với các sáng kiến đa phương và đối tác do Mỹ dẫn dắt ở
khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
.
Theo Tiến
sĩ Nguyễn Thành Trung, trọng tâm của chính phủ Trung Quốc trong thời gian sắp tới
là củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tập hợp sức mạnh
trong nước, thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc, ngăn cản các khuynh hướng ly khai, và
giữ vị thế cường quốc trong mối quan hệ với các quốc gia khác.
"Trung
Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn vào mối quan hệ song phương Mỹ-Trung để phục vụ cho lợi
ích phát triển của họ. Tuy nhiên, mối quan hệ Việt-Trung có thể được Trung Quốc
chú tâm ở khía cạnh đối phó với các sáng kiến đa phương và đối tác do Mỹ dẫn dắt
ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương."
Mối quan hệ
giữa hai đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, theo Tiến sĩ Trung, "sẽ tốt
hơn".
"Tình
hình nhân sự xung quanh đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 cho thấy sự
tập trung quyền lực của ông Tập Cận Bình cũng như sự đoàn kết xung quanh vai
trò hạt nhân lãnh đạo của ông Tập cũng là chỉ dấu cho vai trò mối quan hệ giữa
hai đảng cộng sản Việt-Trung có thể tiến triển tốt hơn trong thời gian tới. Hai
đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam hiện đang có nhiều hoạt động để củng cố
vai trò lãnh đạo của đảng đối với chính trị của từng nước.
"Chính
sự tương đồng thúc đẩy hai bên có nhiều hoạt động trao đổi, gắn bó hơn trong thời
gian sắp tới".
.
TBT Nguyễn Phú Trọng
thăm Trung Quốc: Thức thời hay nóng vội?
TBT Nguyễn Phú Trọng
ưu tiên vấn đề gì khi gặp Tập Cận Bình ở Bắc Kinh?
TBT Nguyễn Phú Trọng
đến Bắc Kinh: Ngoại giao cây tre và áp lực buộc Việt Nam 'chọn phe'
Việt Nam: Chuyến
công du của ông Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc mang ý nghĩa gì?
.
Tuy nhiên,
hơi khác với nhận định của ông Nguyễn Thành Trung, một nhà nghiên cứu khác
chuyên theo dõi tình hình Trung Quốc đánh giá Đại hội 20 vừa rồi cho thấy đã có
nhiều biến động lớn trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, và điều đó chắc chắn sẽ có ảnh
hưởng tới Việt Nam.
Trả lời
BBC vào ngày 25/10, nhà nghiên cứu Trung Quốc, Thạc sĩ Ngô Tuyết Lan nhận định
những chính sách đối nội và đối ngoại trong thời gian tới sẽ không còn dấu ấn của
quyết định tập thể lãnh đạo, mà sẽ chỉ mang dấu ấn của ông Tập Cận Bình.
"Với
những biến động lớn như vậy trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi cho rằng quan hệ
Việt-Trung cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào còn
cần quan sát và theo dõi trong thời gian tới."
==================================================
.
.
TBT
Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh: Ngoại giao cây tre và áp lực buộc Việt Nam 'chọn
phe'
Bùi Thư
BBC
News Tiếng Việt
29 tháng
10 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd1jw1d9gg7o
Một
chuyên gia về chính trị Việt Nam, Tiến sĩ Alexander Vuving, nhận định chuyến
đi Bắc Kinh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra vào thời điểm chính sách
ngoại giao cây tre đang bị "thách thức".
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/8fb8/live/368e3ca0-5768-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp
Ảnh
tư liệu tháng 11/2015: Lễ đón ông Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam
Từ năm
2002, Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã thoả thuận về việc trao đổi chuyến
thăm giữa các cấp lãnh đạo cao nhất.
TBT Nguyễn Phú Trọng
thăm Trung Quốc: Thức thời hay nóng vội?
TBT Nguyễn Phú Trọng
ưu tiên vấn đề gì khi gặp Tập Cận Bình ở Bắc Kinh?
Theo BBC
ghi nhận, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình đã có năm lần gặp
nhau.
Chuyến đi
Bắc Kinh của vị Tổng bí thư 78 tuổi của Việt Nam vào ngày 30/10 tới đây được Tiến
sĩ Alexander Vuving đánh giá là "nổi bật hơn", mang đến nhiều thách
thức cho chính sách ngoại giao của Việt Nam.
Trung Quốc 'quan trọng nhất cho Việt Nam'
Tiến sĩ
Vuving bình luận với BBC ngày 29/10 rằng, Trung Quốc luôn là quốc gia quan trọng
nhất đối với Việt Nam nên chuyến đi sắp tới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới
Trung Quốc sẽ là một sự kiện quan trọng đối với quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Tuy nhiên,
chuyến đi này của ông Trọng có phần nổi bật hơn các chuyến thăm khác là vì đây
là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam
sau khi Nga xâm lược Ukraine - nguyên nhân đẩy nhanh Chiến tranh Lạnh mới giữa
một bên là Nga và Trung Quốc và bên còn lại là phương Tây do Mỹ dẫn đầu.
Ông Vuving
nhấn mạnh rằng, thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh đã qua, đồng nghĩa với áp lực phải
chọn phe của Việt Nam cũng tăng cao.
"Chính
sách cây tre của Việt Nam ứng phó giữa các cường quốc là khả thi trong suốt thời
kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Vì hậu Chiến tranh Lạnh, các cường quốc tập trung vào
việc hợp tác hơn là cạnh tranh lẫn nhau."
"Do
đó, áp lực chọn đứng về phe nào chưa bao giờ mạnh đến mức phải phá vỡ mạng lưới
quan hệ đối tác của Việt Nam với các cường quốc."
"Tuy nhiên,
sau ngày 24 tháng 2 năm nay, mạng lưới ngoại giao cây tre đó của Việt Nam đã bị
xé toạc. Cả Trung Quốc và Nga đều gia tăng sức ép buộc Việt Nam phải đứng về
phía họ," ông Vuving phân tích.
Việt
Nam chào đón Chủ tịch Tập Cận Bình
Biểu
tình phản đối ông Tập Cận Bình tại Hà Nội
Trong khi
đó, trả lời BBC News Tiếng Việt từ Úc, Giáo sư Carl Thayer cho rằng, Việt Nam
là một "swing states" (quốc gia dao động) có tầm quan trọng ở Ấn Độ -
Thái Bình Dương và bài toán càng cam go hơn khi Nga xâm lược Ukraine.
Giáo sư
Carl Thayer cũng chỉ ra rằng, những nỗ lực của Việt Nam nhằm tạo ra sự cân bằng
đa cực trên toàn cầu đang bị xói mòn bởi những áp lực của Mỹ và Châu Âu lên
Nga, cũng như tình trạng gia tăng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề
Đài Loan.
Về điểm
này, nhà báo David Hutt của tờ The Diplomat bình luận với BBC rằng, Việt
Nam sẽ cố gắng giảm tầm quan trọng của chuyến thăm cũng như nhấn mạnh điểm này
với phía Mỹ, nhằm xoa dịu những lo ngại của Washington về chuyến thăm của ông
Trọng là đang thể hiện một hướng đi ngoại giao mới của Việt Nam.
Ngoại giao cây tre 'gặp gió lớn'
Nhìn lại sự
kiện hồi tháng 4, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn gọi điện cho người
đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị để thông báo về lập trường của Việt Nam trong cuộc
chiến Ukraine.
Khi ấy Bộ
Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Vương Nghị:
"Hoa Kỳ cố gắng tạo ra căng thẳng
trong khu vực và kích động đối kháng và đối đầu bằng cách thúc đẩy "Chiến
lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương". Những động thái như vậy sẽ gây tổn hại
nghiêm trọng đến hòa bình và sự phát triển quý giá trong khu vực và làm xói mòn
nghiêm trọng cấu trúc hợp tác khu vực lấy ASEAN làm trung tâm."
"Chúng ta không thể để tâm lý Chiến
tranh Lạnh trỗi dậy trong khu vực và thảm kịch Ukraine lặp lại xung quanh chúng
ta. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều là các nước xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc sẵn
sàng tăng cường đoàn kết và hợp tác với Việt Nam, chống lại các nguy cơ từ bên
ngoài, ứng phó với tác động lan tỏa của cuộc khủng hoảng Ukraine trong khu vực,
đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình và ổn định chung ở khu vực."
Trung Quốc nói với Việt
Nam: Không để 'thảm kịch Ukraine' lặp lại
Việt Nam: Chuyến
công du của ông Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc mang ý nghĩa gì?
Ông Tập Cận Bình nói gì
với ông Nguyễn Phú Trọng?
Tiến sĩ
Vuving phân tích thêm:
"Như người đứng đầu ĐCSVN
Nguyễn Phú Trọng đã nói vào tháng 12 năm 2021, chính sách đối ngoại của Việt
Nam phải hành xử như một cây tre. Vì vậy, Hà Nội đang cúi đầu trước sức ép của
Nga và Trung Quốc ở một mức độ nào đó trong khi cố gắng duy trì sức bật để có
thể giật ngược trở lại trong tương lai."
"Theo cách tiếp cận tre này, Việt
Nam đã đáp lại lời thúc giục của Washington nâng cấp quan hệ song phương lên “đối
tác chiến lược” với lời hứa rằng sẽ thực hiện khi thiên thời địa lợi."
"Với khoảng cách chênh lệch đáng
kể giữa Nga và Mỹ, người ta phải tự hỏi liệu “thiên thời địa lợi” có đến hay
không," ông
Vuving nói.
Ông Vuving
cho rằng, chuyến đi của ông Trọng sẽ là thử thách cho chính sách ngoại giao
“cây tre” của Việt Nam "nhằm lèo lái sự hỗn loạn của nền chính trị thế giới,
có lẽ nghiêm trọng hơn bất kỳ hỗn loạn địa chính trị nào khác trong 30 năm
qua."
Chuyến đi 'phá vỡ thông lệ'?
Một điểm
quan trọng mà theo Tiến sĩ Vuving, truyền thông hai nước Việt Nam và Trung Quốc
tránh nói đến đó là chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một việc
"phá vỡ thông lệ".
Theo thông
lệ, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt
Nam (ĐCSVN) sau một kỳ đại hội là đến Lào, không phải đến Trung Quốc.
Ông Vuving
nêu ví dụ chuyến đi đến Lào của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vào năm 1998, trước
khi đến Trung Quốc vào năm 1999.
Tiếp đến,
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng đã đến Lào vào tháng 7/2001 trước khi thăm Trung
Quốc vào tháng 11 trong cùng năm đó.
Năm 2011,
sau khi được bầu làm Tổng Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng thăm Lào tháng Sáu, trước
khi thăm Trung Quốc cuối tháng 10 năm đó.
Sau Đại hội
ĐCSVN lần thứ XII, đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm Lào vào tháng
11/2016 trước khi sang Trung Quốc vào tháng 1/2017.
"Như
vậy, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Trọng sau Đại hội ĐCSVN lần thứ
13 lại là đến Trung Quốc, không phải Lào. Điều này đang phá vỡ một thông lệ
quan trọng, dù không chính thức , vốn được tuân thủ cẩn thận trong nhiều thập
niên," Tiến sĩ Vuving chỉ ra sự khác biệt.
Tháng Sáu
2021, ông Thongloun Sisoulith trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào nhiệm
kỳ 2021-2026 đã thăm Hà Nội.
Hồi tháng
Năm 2022, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ đã thăm Lào.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/dbae/live/98e80070-5768-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng
Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nâng ly chúc mừng sau Lễ ký kết hàng chục thỏa thuận song phương sau cuộc hội
đàm chính thức ở Hà Nội ngày 5/11/2015
Sang tháng
Bảy, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng thăm Lào và dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày
thiết lập quan hệ ngoại giao.
Còn
vì sao Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng chưa thăm Lào từ 2021 đến nay, thì chưa có đủ thông tin để
kết luận.
Tuy nhiên,
ông Vuving cho rằng, trong cuộc gặp mặt giữa hai Tổng Bí thư của hai Đảng Cộng
sản sắp tới, Trung Quốc có thể nhấn mạnh nhu cầu "xích lại gần nhau".
"Đây là một phần trong nỗ lực lớn
hơn của Đảng này nhằm kéo Việt Nam xích lại gần mình hơn, gây hại mối quan hệ
Việt - Mỹ."
"Cụ thể hơn, Bắc Kinh sẽ thúc ép
Hà Nội nâng cấp mối quan hệ song phương của họ thành “cộng đồng chung vận mệnh”
và ký kết vào Sáng kiến Phát triển Toàn cầu cũng như Sáng kiến An ninh Toàn cầu."
"Tôi không thấy dấu hiệu nào cho
thấy Việt Nam đã sẵn sàng quay trở lại quỹ đạo của Trung Quốc. Vì vậy có thể Việt
Nam sẽ phải nhượng bộ một số vấn đề nhỏ để có thể giảm áp lực của Trung Quốc
trong các vấn đề lớn,"
nhà quan sát Vuving kết luận.
---------------------------------------------
TIN
LIÊN QUAN
TBT Nguyễn Phú Trọng
ưu tiên vấn đề gì khi gặp Tập Cận Bình ở Bắc Kinh?
27 tháng
10 năm 2022
.
TBT Nguyễn Phú Trọng
thăm Trung Quốc: Thức thời hay nóng vội?
28 tháng
10 năm 2022
.
Việt Nam: Chuyến
công du của ông Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc mang ý nghĩa gì?
25 tháng
10 năm 2022
.
Ông Tập Cận Bình nói gì
với ông Nguyễn Phú Trọng?
24 tháng 9
năm 2021
No comments:
Post a Comment