MỐI
HIỂM NGUY MANG TÊN TRUNG QUỐC
30/10/2022 3:36 PM
Quân đội
Nga của Putin đã lộ nguyên hình một đội quân lạc hậu, yếu kém và chỉ còn trông
chờ vào sự đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân.
Quân đội
Nga, từng được đánh giá là quân đội đứng hàng thứ hai thế giới nhưng đang bị sa
lầy trong cuộc xâm lược Ukraina.
Chiến
tranh có kết thúc như thế nào thì quân đội Nga cũng bị suy yếu và rệu rã.
Ukraina và phương Tây đang giáng những đòn chí tử vào quân đội Nga.
Nhưng có lẽ,
mối đe doạ lớn nhất và nguy hiểm nhất cho hoà bình thế giới chính là sự vươn
lên mạnh mẽ của Trung Quốc. Từ kinh tế đến quân sự, Bắc Kinh không ngừng phát
triển và thể hiện rõ ràng tham vọng và bản chất bành trướng của họ trên bản đồ
địa chính trị quốc tế.
Sau khi trở
thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO), Trung Quốc đã trở
thành cường quốc kinh tế với tham vọng vượt qua Hoa Kỳ. “ Con đường Tơ lụa Mới”
do Tập Cận Bình đưa ra thể hiện tham vọng to lớn, không biên giới của Trung Quốc.
Qua dự án khổng lồ ấy, Trung Quốc muốn thiết lập lại một “trật tự mới” trên thế
giới, một thứ trật tự từ lâu bị áp đảo bởi người Mỹ.
Trên
phương diện quân sự, Trung Quốc nhận ra rằng, để có thể đương đầu với Mỹ, Bắc
Kinh phải bằng mọi giá xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh để có thể
đương đầu với Mỹ. Trên Biển Đông, hải quân Trung Quốc không ngừng tập trận và
biểu dương sức mạnh, bên cạnh sự hiện diện của hải quân Mỹ.
Đài Loan
luôn là mục tiêu của Tập Cận Bình. Vấn đề “thống nhất Đài Loan” chỉ là vấn đề
thời gian. Người Trung Quốc sẽ không từ bỏ mục tiêu ấy. Không đơn thuần là bài
toán “thống nhất”, có Đài Loan, Trung Quốc sẽ có bàn đạp quân sự, để có thể
đương đầu với quân đội Mỹ trên Biển Đông.
Ngoài ra,
Trung Quốc cũng tranh thủ chính sách không can thiệp vào tình hình chính trị quốc
tế của cựu Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump, để xây dựng tầm ảnh hưởng lớn của họ
đến các quốc gia khác trên thế giới. Trung Quốc muốn thiết lập những liên minh
xoay quanh các quốc gia này để đối đầu với phương Tây.
Cuộc xâm
lược Ukraina có lẽ đã làm thay đổi nhiều toan tính và chiến lược của cả hai
bên, Mỹ và Trung Quốc. Để kìm hãm sự bành trướng của Bắc Kinh, Bộ tứ Quad (
Quadrilateral Security Dialogue) đã ra đời, gồm bốn quốc gia: Mỹ, Ấn Độ, Nhật
và Úc. Một liên minh về mọi mặt, nhất là về quân sự để ngăn chặn sự bành trướng
của Trung Quốc và đảm bảo “chế độ pháp quyền, tự do hàng hải, và sự toàn vẹn
lãnh thổ của các quốc gia”. Đó là yếu tố khiến Bắc Kinh không thể nào chấp nhận
trong giấc mộng bá quyền tại Biển Đông.
Song song
với QUAD, còn có sự ra đời của liên minh chiến lược AUKUS bao gồm Australia,
Anh, và Mỹ vào ngày 15/9/2021. Với QUAD
và AUKUS, hai liên minh quân sự như
hai gọng kìm về quân sự và kinh tế nhắm vào Trung Quốc tại Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương.
Ngoài ra,
Mỹ còn có thể dựa vào “Five Eyes”, gồm
Mỹ, Anh Quốc, Liên bang Úc, Canada, New Zealand và Ireland, một liên minh hợp
tác tình báo có từ thời Đệ nhị Thế chiến.
Phương Tây
nhất định không thể để Trung Quốc đơn phương “diệu võ, dương oai” trên thế giới.
Mỹ càng không thể chấp nhận đánh mất vị trí siêu cường, ngọn cờ lãnh đạo của thế
giới Tự Do về tay Trung Quốc. Những nước cờ chiến lược vẫn đang được suy tính
nhằm cô lập sức mạnh và tham vọng của Bắc Kinh.
Người
Trung Quốc muốn vượt qua mặt người Mỹ. Họ luôn coi người Mỹ như đối thủ chính
trong tham vọng thiết lập một thứ trật tự mới về địa chính trị. Một cách khôi
hài, Trung Quốc lại cần Mỹ, cần sự “tôn trọng” để được xem “cùng vai vế” từ người
Mỹ trong cuộc chạy đua giành quyền lực. Một thứ Chiến tranh Lạnh của thế kỷ 21.
Trung Quốc tự ti là một quốc gia yếu kém, nghèo đói và lạc hậu chỉ mới trong thế
kỷ 20. Họ cần được thế giới tôn trọng, “ ngưỡng mộ” và trầm trồ trước những sự
phát triển vượt bậc. Họ cần được người Mỹ xem như một đối tác, một đối thủ để
xoá bỏ quá khứ vốn dĩ lạc hậu của họ.
Chắc chắn
Mỹ không muốn xung đột quân sự với Trung Quốc. Họ có nhiều tính toán chiến lược
để làm suy yếu và cô lập Trung Quốc với QUAD và AUKUS. Sự lợi hại của hai liên
minh này ra sao, chỉ có thời gian mới có thể đưa ra câu trả lời cụ thể nhất.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã tỏ rõ thái độ bất mãn và bất an khi bị bao vây bởi hai
liên minh trên. Đối với họ, không khác gì Nga của Putin với bóng dáng của NATO
chung quanh biên giới.
Người
Trung Quốc có hùng hổ và lớn tiếng như thế nào thì họ có lẽ cũng đã “thấm “ bài
học của Nga và Putin tại Ukraina khi bị phương Tây gián tiếp làm suy yếu.
Cựu Ngoại
trưởng Pháp, ông Hubert Védrine, người đầu tiên đưa khái niệm “siêu cường –
hyperpuissance” để nhận định về vai trò của nước Mỹ trong Chiến tranh Lạnh.
Cũng chính ông đã dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành một “siêu cường” trong thế kỷ
21. Một nhận định không xa rời thực tế.
Tuy nhiên,
Trung Quốc sẽ luôn luôn bị “kiểm soát” bởi Mỹ và đồng minh. Một Trung Quốc độc
tài toàn trị không chỉ là thảm hoạ cho hơn 1,4 tỷ người dân Trung Quốc, mà còn
cho cả nhân loại.
Tập Cận
Bình thừa hiểu bài học cay đắng của Putin khi xâm lược Ukraina để tránh sa lầy
vào một cuộc đụng độ quân sự với Mỹ và đồng minh, mà chắc chắn, kết quả sẽ là một
thảm hoạ cho quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Bình Luận
từ Facebook
https://baotiengdan.com/…/moi-nguy-hiem-mang-ten-trung-quoc/
No comments:
Post a Comment