Facebooker
Đặng Như Quỳnh bị phạt 2 năm tù
27/10/2022
https://www.voatiengviet.com/a/facebooker-dang-nhu-quynh-bi-phat-hai-nam-tu/6807830.html
Hôm 27/10, một tòa án ở
Hà Nội tuyên phạt Facebooker
Đặng Như Quỳnh hai năm tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” vì
cho rằng ông có hành vi đăng tải thông tin “sai sự thật, ảnh hưởng đến lợi ích
của người khác”.
https://gdb.voanews.com/03990000-0aff-0242-39f6-08dab8200a04_w1023_r1_s.jpg
Đài ANTV loan tin bắt ông Đặng Như Quỳnh. Photo YouTube
ANTV.
Truyền
thông Việt Nam dẫn lời hội đồng xét xử tại phiên tòa ở quận Nam Từ Liêm cho biết
hành vi của ông Quỳnh đã “ảnh hưởng” đến quyền được pháp luật bảo vệ của công
dân, “gây hoang mang” trong dư luận, “ảnh hưởng xấu” đến thị trường tài chính,
chứng khoán, hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp và lợi ích kinh tế của rất nhiều
nhà đầu tư.
Trang
Pháo Luật Online (PLO) dẫn lời ông Đặng Như Quỳnh tại tòa cho biết ông thừa nhận
hành vi phạm tội nhưng cho rằng bị truy tố “hơi nặng”.
Ông
Đặng Như Quỳnh, 42 tuổi, từ cuối năm 2019 sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để
đăng các bài viết tự soạn thảo, nhận nhiều tương tác, chia sẻ, bình luận. Đến
tháng 4/2022, tài khoản của ông có hơn 300.000 người theo dõi, theo trang
VNExpress.
Ông
bị bắt vào ngày 13/4 sau khi được cho là bị một số nhà đầu tư chứng khoán trong
nước làm đơn tố giác, trong đó có thư tố giác của ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch
HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex, đồng thời là Chủ tịch
HĐQT của Tổng Công ty Viglacera.
Ngày
23/5, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác định hai bài viết của ông Quỳnh là một
trong số nguyên nhân “gây ra hiệu ứng tiêu cực” với các mã chứng khoán liên quan
đến doanh nghiệp của ông Tuấn.
Như
VOA đã loan tin, vài tuần trước khi bị bắt, ông Quỳnh đăng một số bài trên
Facebook cá nhân bàn luận về việc nhà chức trách Việt Nam bắt giữ các vị lãnh đạo
của hai tập đoàn lớn là FLC và Tân Hoàng Minh, đồng thời đưa ra nhận định cá
nhân rằng sẽ còn có những vụ bắt bớ tương tự ở các doanh nghiệp, tập đoàn khác.
Facebooker Đặng Như Quỳnh từng bị công an Việt Nam xử lý vì
“đưa thông tin thất thiệt” trước đây. Hồi cuối tháng 3/2020, ông Quỳnh đã phải
“làm việc” với công an và sau đó “phải gỡ bỏ” gần 220 bài viết bị cho là chứa
thông tin “chưa được kiểm chứng” hoặc những bình luận mang tính “xuyên tạc”,
“đưa tin thất thiệt” về tình hình đại dịch COVID-19 ở Việt Nam.
Gần
đây, chính quyền Việt Nam sử dụng điều luật “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”
(Điều 331 Bộ Luật Hình sự 2015) để xét xử hàng loạt các Facebooker, blogger,
các nhà báo độc lập và người bất đồng chính kiến, điều mà các tổ chức nhân quyền
quốc tế cho rằng đã vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí.
No comments:
Post a Comment