Sunday, September 4, 2022

VỰA LÚA VIỆT NAM TRONG CƠN NGUY CẤP (James Borton / Asia Times)

 



Vựa lúa Việt Nam trong cơn nguy cấp

James Borton

Trà Mi dịch thuật

POSTED ON SEPTEMBER 4, 2022   

https://dcvonline.net/2022/09/04/vua-lua-viet-nam-trong-con-nguy-cap/

 

Biến đổi khí hậu đang đe dọa nền văn minh nước, mực nước biển dâng cao, ô nhiễm vì kỹ nghệ và những đập thủy điện ở thượng nguồn

 

Qua nhiều thế hệ, những người nông dân và gia đình của họ gặt lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ đã dựa vào nguồn cá dồi dào của dòng sông và sản xuất lúa gạo để sinh sống.

 

https://i0.wp.com/asiatimes.com/wp-content/uploads/2022/08/Vietnam-drought.jpg?w=1250&ssl=1

Hàng ngàn mẫu (ha) lúa ở huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, Việt Nam, đã bị thiệt hại vì hạn hán và nước mặn. Ảnh: TTXVN

 

Đối với hàng triệu người, nhịp sống là con nước không ngừng của dòng sông. Những người sống dọc theo sông Cửu Long và các nhánh của đồng bằng sông Cửu Long đã công nhận “nền văn minh sông nước” của họ là của cải thiên nhiên cần được bảo tồn và duy trì cho các thế hệ mai sau.

 

Nhưng giới chuyên gia và nông dân biết rằng biến đổi khí hậu đang đe dọa mạng lưới sông ngòi chằng chịt một cách nghiêm trọng vì nước biển dâng cao, ô nhiễm của kỹ nghệ và ảnh hưởng tiêu cực của những đập thủy điện ở thượng nguồn.

 

Trên toàn bộ vùng hạ lưu Đồng bằng sông Cửu Long, nhiệt độ tăng và sự thay đổi cường độ mưa, con nước của dòng sông, ngập lụt và hạn hán đang phá hủy mùa màng, nghề cá và nhà cửa. Từng được ca ngợi là kho báu  sinh học đa dạng và vựa lúa của Việt Nam, ngày càng có nhiều tỉnh đang trải qua những đợt hạn hán kinh hoàng chưa từng thấy trong lịch sử và đối phó với những thách thức thực sự về an ninh lương thực.

 

Sông Mekong chảy từ Cao nguyên Tây Tạng và chảy gần 4.200 km trước khi chia thành Cửu Long (“Chín con Rồng”) và đổ ra Biển Đông. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, gần 2 triệu người ở sáu tỉnh ven biển đang bị khan hiếm nước ngọt.

 

https://stimson.org/wp-content/uploads/2020/04/2020-SEA-1075-Mekong-dams-operational-as-of-Nov-2019.png

Đập thủy điện dọc sông Cửu Long. Nguồn: Trung tâm STIMSON

 

Mực nước thấp kỷ lục ở hầu hết trên những dòng sông và đường thủy đang gây ra tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, cách cửa sông tới 90 km, xóa sổ mùa màng và làm ô nhiễm nguồn cung cấp nước. Đối với quá nhiều nông dân trồng lúa, tiếng la hét “quá nhiều nước” của họ đã biến mất; và bây giờ thường xuyên hơn, tiếng kêu là “quá ít nước.”

 

Giới nghiên cứu nông nghiệp cảnh cáo rằng trừ khi thực hiện những biện pháp khẩn cấp, toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long, nơi sinh sống của hơn 20 triệu người, có thể hầu như nằm dưới nước trong vòng một thế hệ.

 

Rafael Schmitt, nhà khoa học hàng đầu trong Dự án Vốn Tự nhiên của Đại học Stanford cho biết: “Nếu không có hành động nhanh chóng, vùng châu thổ và sinh kế của nó có thể trở thành nạn nhân của sự thay đổi môi trường toàn cầu và khu vực.

 

Đồng bằng sông Cửu Long rất dễ bị thiệt hại vì những hiểm họa khí hậu. Khi biến đổi khí hậu đặt ra những mối đe dọa hiện sinh đối với các hệ sinh thái mong manh ở đồng bằng, những nghiên cứu dự đoán nhiệt độ không khí và nước biển sẽ tăng lên.

 

Theo Bộ Nông nghiệp Việt Nam, vùng đồng bằng đang mất khoảng 500 ha đất mỗi năm vì bị xói mòn. Ngoài ra, những cách quản lý đất và nước không bền vững đang gây ô nhiễm sông và kênh rạch. Nước mặn xâm nhập đã tăng đến 4 gram/lít ở nhiều nơi, gấp bốn lần mức cho phép đối với hầu hết các loại cây trồng.

 

Xem lại vựa lúa

 

Khi bắt đầu chương trình Đổi mới vào năm 1986, giới lãnh đạo chính trị của Việt Nam đã đưa ra những kế hoạch quốc gia nhằm đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo và những khó khăn do Chiến tranh Việt Nam kéo dài để lại. Một phần trọng tâm của chiến lược mới đó là mở ra ngành trồng lúa không chỉ để cung cấp cho quốc gia mà còn trở thành một nhà xuất khẩu gạo lớn. Gạo rất quan trọng vì đây là thức ăn chính của một nửa dân số thế giới.

 

Giờ đây, giới khoa học đã đưa ra bằng chứng cho thấy người Việt Nam có lẽ đang phải đối phó với thách thức lớn nhất: biến đổi khí hậu, với những cơn bão dữ dội, hạn hán và mất an ninh lương thực.

 

https://i0.wp.com/asiatimes.com/wp-content/uploads/2022/08/Vietnam-farmers.jpg?resize=1200%2C900&ssl=1

Nguyễn Minh Quang, đồng sáng lập Diễn đàn Môi trường Mê Kông phỏng vấn nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Courtesy MEF

 

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hơn một phần ba gia đình có diện tích đất trồng lúa dưới nửa ha, chính phủ đã khuyến khích mô hình “cánh đồng nhỏ, nông trại lớn” do các doanh nghiệp hoặc tập đoàn nông nghiệp lớn như Nhóm Sản phẩm Nông nghiệp Lộc Trời (LTA) điều hợp. Hiện nay nông dân đang canh tác theo hợp đồng chiếm gần 10% diện tích lúa ở một số tỉnh.

 

Đối với nhiều nông dân, mô hình mới này cung cấp một mạng lưới an toàn bền vững. Hệ thống của Lộc Trời bao gồm hơn 40.000 gia đình nông dân nhỏ lẻ và hệ thống này cho phép công ty giám sát từ hạt giống đến việc gặt hái và vận chuyển với một mạng lưới gồm 24 nhà máy ở khắp vùng đồng bằng để sấy khô, xay xát, tồn trữ và giao hàng gạo.

 

Với công suất sấy hàng ngày gần 26.000 tấn, xay xát hơn 22.000 tấn và kho chứa 1 triệu tấn gạo, LTA có thể đáp ứng khối lượng lớn những đơn đặt hàng quốc tế ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Úc, v.v. đó là cách giáo dục nông dân áp dụng những phương thức sản xuất lúa mới không bao gồm việc lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu.

 

Báo cáo mới đây của Chính phủ về chuyển đổi mô hình phát triển và quy hoạch tích hợp tập trung vào sự thay đổi mô hình nông nghiệp và đánh giá ảnh hưởng của Kế hoạch tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030.

 

Giới hoạch định chính sách của Hà Nội hiểu quá rõ về những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, suy giảm kinh tế, thiếu lao động và nguồn nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu.

 

Bản báo cáo cũng nêu chi tiết về sự cấp thiết đối với việc đầu tư vào đồng bằng và hợp tác quốc tế và các mối quan hệ đối tác để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Giáo sư Vũ Thành Anh, nguyên Hiệu trưởng Đại học Fulbright Việt Nam và hiện là giảng viên cao cấp kiêm trưởng nhóm phúc trình nghiên cứu, cho biết đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng rất lớn đến độ tăng trưởng kinh tế địa phương nhưng Đồng bằng sông Cửu Long là một điểm sáng, với khu vực nông nghiệp tăng 3,4%.

 

Chính quyền trung ương đã quyết định hành động quyết liệt sau khi Đồng bằng sông Cửu Long chịu thiệt hại lớn khi hạn hán nghiêm trọng kết hợp với mực nước biển dâng cao vào cuối năm 2015 và 2016. Đến năm 2017, Nghị quyết 120 đặt trọng tâm vào phát triển bền vững và thích ứng với khí hậu trong khu vực.

 

Chính sách quốc gia đã thúc đẩy các hợp tác xã nông nghiệp phát triển bền vững và tạo điều kiện cho nông dân tập trung trồng cây ăn trái, do những diện tích trồng lúa kém hiệu quả dễ dàng chuyển đổi sang trồng rau quả có thể chịu hạn hán và nước mặn.

 

Ngoài ra, trong mười năm qua, khu vực này đã chứng kiến sự di cư đều đặn của người dân rời bỏ nông trại của họ để tìm việc ở các khu vực thành thị, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các tỉnh đồng bằng có mức giảm dân số lớn nhất vào năm 2020 là Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang và Cà Mau.

 

Theo một bài báo đăng trên Earth Journalism Network, nhiều khu vực trồng lúa kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang trồng các loại cây chịu nổi nước mặn và chịu thiếu nước như thanh long, dừa, sen, cau và dưa hấu.

 

Chuyên gia sinh thái đồng bằng sông Cửu Long Nguyễn Hữu Thiện cho biết: “Biến đổi khí hậu sẽ là ảnh hưởng môi trường đáng kể nhất trong tương lai. Lụt và ngập nước ngày càng gia tăng; và cường độ, theo sau mực nước biển dâng, kết quả là các cơn bão nhiệt đới theo mùa cũng gia tăng.”

 

Những mối đe dọa  vùng đồng bằng vì đập thủy điện

 

Sông Mekong chảy qua 5 quốc gia là Trung Hoa, Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia trước khi vào Việt Nam. Tất cả các quốc gia này đều coi thủy điện là yếu tố quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế.

 

Đến năm 2021, thượng nguồn sông Mekong có 141 đập đang hoạt động. Ngoài ra, có 36 đập đang được xây dựng. Đến năm 2032, sẽ có tổng cộng 468 nhà máy thủy điện trên sông Mekong và các phụ lưu. Mặc dù hầu hết các nhà máy này không nằm ở Việt Nam, nhưng chúng đang ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của hơn 20 triệu người dân ở vùng đồng bằng dông Cửu Long.

 

Dữ liệu cho thấy một bức tranh tồi tệ về ảnh hưởng của những con đập và hệ sinh thái ở hạ lưu với sự suy giảm có hệ thống đối với số cá lưới được và các vụ mùa lúa gạo. Sự sụt giảm tổng thể trong việc trồng lúa có liên quan trực tiếp đến việc không có nước lụt, trong lịch sử đã thúc đẩy sự phát triển trồng lúa nổi, loại lúa đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Sự cân bằng của sông và biển đang chuyển đổi mạnh mẽ. Hạn hán trong quá khứ và hiện tại ở đồng bằng đã tàn phá nguồn cung cấp lương thực và làm tăng thêm cuộc tranh luận gay gắt về mô hình địa chính trị “dòng chảy của sông” ở thượng nguồn của Trung Hoa. Những con đập không chỉ ngăn dòng nước chảy đến đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam mà còn ngăn dòng phù sa nuôi dưỡng đất và cung cấp thức ăn cho cá.

 

Xin được công khai tiết lộ tôi là đồng sáng lập của Diễn đàn Môi trường Mekong (MEF), một tổ chức phi chính phủ đặt tại Cần Thơ, Việt Nam. Những chương trình đến với cộng đồng của chúng tôi và những hội thảo về khoa học hướng tới người dân giải quyết vô số các vấn đề môi trường.

 

Trong một hội nghị chuyên đề do MEF phối hợp trước đây, Philip Minderhoud và Sepehr Eslami Arab của Đại học Utrecht, thành viên nghiên cứu của Dự án Rise and Fall, đã trình bày những kết quả 6 năm nghiên cứu của họ cho thấy rằng nước mặn xâm nhập ở Đồng bằng sông Cửu Long là dưới 5% do biến đổi khí hậu, nhưng chính là do việc phát triển thủy điện (xây đập).

 

https://media.springernature.com/full/springer-static/image/art%3A10.1038%2Fs41467-019-11602-1/MediaObjects/41467_2019_11602_Fig1_HTML.png?as=webp

Độ cao của đồng bằng sông Cửu Long và bản đồ nước ngập. (a) Mô hình độ cao kỹ thuật số của Sứ mệnh địa hình bằng radar con thoi (SRTM) (DEM) của đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. (b, c) Bản đồ ngập lụt sau khi mực nước biển dâng dựa trên SRTM DEM có chứa các tác động của dải và các sai số độ cao khác. (b) Vùng ngập lụt có mực nước biển dâng cao, bản quyền của ICEM 2008. Được cho phép dùng. Bản đồ này đã được đưa vào một số tài liệu chính sách, trong số những tài liệu khác, Ngân hàng Phát triển Châu Á, tài liệu kỹ thuật của Ủy ban sông Mê Kông; Đánh giá rủi ro của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới Mekong và Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long của Hòa Lan-Việt Nam, hiện là tài liệu hàng đầu cho các dự án lớn của Ngân hàng Thế giới ở đồng bằng. (c) Vùng bờ biển trên cao với mật độ dân số 30,38, bản quyền của 2008 CARE International và Đại học UN. Được sử dụng bởi sự cho phép. Bản đồ này đã được đưa vào, cùng với những bản đồ khác, đánh giá rủi ro sông Mekong của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới. Nguồn: Mekong delta much lower than previously assumed in sea-level rise impact assessments

 

Theo hai nhà nghiên cứu, nguồn cung cấp phù sa đã giảm gần 90% do các con đập ở thượng nguồn. Những nghiên cứu của họ và của những người khác nhấn mạnh sự phát triển cơ sở hạ tầng thủy điện ở thượng nguồn đã ảnh hưởng đến dòng chảy, vận chuyển phù sa và chất dinh dưỡng, sự ổn định của lòng và bờ, năng suất cá, đa dạng sinh học và sinh học của lưu vực.

 

Sự suy giảm dòng chảy phù sa đến lòng sông và bờ sông đang gia tăng nhanh chóng vượt xa khuynh hướng của khí hậu. Khi những con đập điều tiết dòng chảy của sông Mekong và tiêu diệt mạch nước lụt, hồ Tonlé Sap không còn có thể hoạt động như một hồ chứa giữ nước lịch sử và do đó không thể cung cấp được số nước cần thiết cho Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Đồng thời, những con kinh sâu hơn của đồng bằng dẫn đến sự xâm nhập của nước mặn ngày càng tăng do mực nước biển dâng và sự khuếch của đại thủy triều. Thủy triều lên sông Hậu, tràn qua các con đê và cuối cùng làm ngập trung tâm thành phố Cần Thơ. Hệ thống tự nhiên chống lũ lụt vào đến đồng bằng đang bị thay đổi nhanh chóng.

 

Vùng đồng bằng ngập nước đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái nông nghiệp và kinh tế – xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long, vì chúng cung cấp nguồn nước ngập tự nhiên và giảm đỉnh lưu lượng trong mùa nước ngập.

 

Giới thủy văn học đồng ý rằng các hoạt động của đập ảnh hưởng đến các con sông bằng cách phân phối lại dòng chảy và sự thay đổi theo năm tháng. Trong khi sự phân biệt giữa những thay đổi do đập và do khí hậu đôi có thể phức tạp, Tonlé Sap hiện đang rơi vào tình trạng sụp đổ nghiêm trọng vì những đập thủy điện ở thượng nguồn của Trung Hoa.

 

Những năm xây dựng đập và hạn hán gia tăng do biến đổi khí hậu đã không chỉ thay đổi một trong những ngành thủy sản nước ngọt giàu nhất thế giới mà còn ảnh hưởng đến những người sống ở hạ lưu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Brian Eyler

https://www.stimson.org/wp-content/uploads/2019/12/Brian_Eyler_1-1-768x1159.jpg

Brian Eyler, giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson và là tác giả của Những ngày cuối cùng của sông Mekong hùng mạnh, bằng dữ liệu vệ tinh cho thấy kỷ lục về lượng nước tích tụ của Trung Hoa đã dẫn đến nạn hạn hán nghiêm trọng hơn nhiều cho các nước hạ lưu.

 

Sự tập trung của Eyler vào một nghiên cứu do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ  do Eyes on Earth xuất bản nhấn mạnh rằng bằng chứng từ máy đo hình thể con sông của Ủy ban sông Mê Kông và viễn thám xác nhận rằng hạn hán đang diễn ra là kết quả của chính sách quản lý nước của Trung Hoa.

 

Dữ liệu tiết lộ rằng từ năm 1992 đến năm 2019, các phép đo vệ tinh về “độ ướt bề mặt” ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cho thấy khu vực này thực sự có lượng mưa kết hợp trên mức trung bình một chút và tuyết tan từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2019.

 

Eyler nói, “Khi hạn hán xảy ra, Trung Hoa kiểm soát dòng chảy của sông một cách hiệu quả.”

 

Tất cả các dữ liệu gần đây vẽ ra một bức tranh đáng sợ về việc Trung Hoa hạn chế dòng nước ở thượng nguồn đến lưu vực thượng nguồn sông Mekong. Nghiên cứu khoa học khẳng định rằng Trung Hoa có thể đã làm được nhiều hơn để giảm bớt hạn hán và duy trì mực nước sông trên mức trung bình.

 

Nghiên cứu của Stimson cho thấy một mô hình có hệ thống về “chính sách dòng chảy của sông” của Bắc Kinh, dịch đơn giản là: Không bao giờ được chia nước mà không có Trung Hoa sử dụng trước hoặc trừ khi ai đó ở hạ nguồn trả tiền cho nó. Hành động này được cho là nguyên nhân dẫn đến việc Trung Hoa không ký kết bất kỳ hiệp ước quốc tế nào về các con sông xuyên biên giới bắt nguồn từ Hoa lục.

 

Trong một cuộc tranh cãi về địa chính trị, chính phủ Trung Hoa tin rằng nước sông Mekong là tài nguyên thuộc chủ quyền của Hoa lục hơn là tài nguyên chung, đặt các chính phủ hạ nguồn vào thế cần bảo đảm quyền được tự do dùng nguồn nước quốc tế, bảo tồn sự đa dạng sinh học và an ninh lương thực đang gặp nguy cơ.

 

Chính sách ngoại giao về nước của Bắc Kinh còn thiếu sót, vì những con đập của họ làm suy yếu dòng chảy của sông và cho phép nước biển xâm nhập sâu hơn vào thượng nguồn.

 

HÌNH : https://dcvonline.net/2022/09/04/vua-lua-viet-nam-trong-con-nguy-cap/

            DAMS ON THE LANCANG RIVER, CHINA

 

Việc Trung Hoa xây dựng các con đập trên sông Lancang (hay Thượng lưu sông Mekong) đe dọa một hệ sinh thái phức tạp ở hạ nguồn hỗ trợ hơn 60 triệu người ở Đông Nam Á. Trung Hoa đã xây năm con đập khổng lồ; tám siêu đô thị đang được tiến hành và một số siêu đô thị khác đang được lên kế hoạch ở Tây Tạng và Thanh Hải. Điều này đã làm thay đổi chu kỳ nước ngập-hạn hán tự nhiên của con sông và cản trở việc vận chuyển phù sa. Ảnh hưởng đến mực nước và nghề cá đã được ghi nhận dọc theo biên giới Thái-Lào.

 

Mặc dù vậy, việc xây dựng do công ty Huaneng Lancang Co, Ltd (Hydrolancang) đã tiến hành mà không tham khảo ý kiến với những nước láng giềng ở hạ lưu và không có đánh giá về ảnh hưởng có thể xảy ra của những con đập đối với dòng sông và người dân. Vào tháng 10 năm 2012, Tổ chức Sông ngòi Quốc tế đã đi điều tra hiện trạng xây dựng đập trên sông Lancang. Để biết thêm thông tin, vui lòng đến www.internationalrivers.org/node/2318

 

Trong ba mươi năm, Trung Hoa đã xây dựng những con đập trên thượng nguồn sông Mekong, khiến những quốc gia ở hạ nguồn lo ngại rằng một ngày nào đó Trung Hoa có thể chặn dòng nước xuống hạ nguồn. Vào năm 2020, một đợt hạn hán kỷ lục đã quét sạch mùa màng và dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở các vùng hạ lưu.

 

Giới lãnh đạo Trung Hoa tái khẳng định rằng Trung Hoa đã vượt qua những khó khăn của riêng mình và tăng cường lượng nước chảy ra từ sông Lancang (Lan Thương, tên sông Cửu Long ở Hoa lục) để giúp các nước hạ nguồn sông Mekong giảm bớt hạn hán, đồng thời cho rằng Trung Hoa và các nước láng giềng phải tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau tiến lên.

 

Tuy nhiên, đối với quá nhiều nước láng giềng ở các vùng đồng bằng hạ lưu, hành động của Trung Hoa tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán, gây ra sự sụt giảm công suất chài lưới cá và sụt giảm mức sản xuất gạo, cho thấy khoảng cách lớn giữa hành động và lời nói của Bắc Kinh.

 

https://static.wixstatic.com/media/b976eb_4a1067875621496eb08089287f4b275d~mv2.jpg/v1/crop/x_62,y_0,w_401,h_523/fill/w_300,h_392,al_c,q_80,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/JamesBorton%20(Large)-1-2%20(2)%20%20(1)_edited_edited.jpg

Tác giả | James Borton là một nhà báo và vàn người nghiên cứu độc lập về các vấn đề an ninh môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long và Biển Đông. Ông cũng là người đồng sáng lập Diễn đàn Môi trường Mekong.

 

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Vietnam’s broken rice bowl JAMES BORTON | Asia Times | AUGUST 26, 2022





No comments:

Post a Comment