29/09/2022
https://baotiengdan.com/2022/09/29/thoi-dai-mat-nhan-tinh/
1- Có hai loại phóng viên:
Một loại sẵn sàng ném mình vào giữa tâm bão bất
kể sinh mạng để mô tả tường thuật nó theo lệnh của tòa soạn, theo lệnh của
lương tâm chức nghiệp và tinh thần phục vụ công chúng.
Loại thứ hai, cố thủ trong phòng máy lạnh kiên
cố của đài truyền hình quốc gia để mong chờ cơn bão đổ bộ cho thật ra hồn, để
mình có chương trình đặc sắc mà phát trên tivi, mặc kệ tiếng gào la chết chóc của
đồng bào sống trong vùng chịu ảnh hưởng của bão tố.
Bạn có thể nhận ra đâu là loại phóng viên có
và không có nhân tính. Một vài thành phần, tôi nói về số ít, mong cho sự tàn
phá càng dữ dội càng tốt của bão lũ để kiếm lợi cho mình, để thừa nước đục thả
câu: sử dụng tên tuổi mà họ có được kêu gọi và huy động tiền cứu trợ từ thiện,
vừa khẳng định quyền lực tinh thần của mình với công chúng, vừa ăn chặn ăn bớt
đồng tiền từ thiện của bá tánh. Ai không tin chứ tôi thì chắc chắn về những kẻ
đó. Vì sao? Vì chúng ta đang sống trong một thời đại mất nhân tính – thời đại của
những ông chủ thủy điện hút xì gà, vừa cười khùng khục vừa mở van xả lũ xuống đầu
dân chúng. Dĩ nhiên, tôi khuôn chữ thời đại này trong địa lý của xứ Đông Lào.
Hình : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/09/H2-14-696x995.jpeg
2- Nếu xã hội còn nhân tính, chúng ta sẽ có một nhà thương miễn phí dành
cho những bệnh nhân nghèo không tiền chi trả viện phí, như dạng nhà thương của
VNCH trước 1975 ở miền Nam, thì người chồng kia đã không chích điện vợ mình đến
chết trước khi chích điện chính mình.
Không thể đòi hỏi nhân tính đối với một hệ thống
bệnh viện, khi mà bạn vào đó cấp cứu chưa biết sống chết thế nào, người ta đã dựng
đầu bạn dậy để bắt đóng tiền tạm ứng viện phí.
Nếu có nhân tính, một bệnh viện công của nhà
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa đã không sợ bạn quỵt viện phí của họ.
Tình trạng mất nhân tính xảy ra khắp nơi,
trong guồng máy của nhà cầm quyền, trong các ngóc ngách khổ sở của đời sống
nhân dân.
Việc 4 cảnh sát tuần tra giao thông ở Sóc
Trăng đánh đập tàn nhẫn hai em học sinh tuổi vị thành niên không phải vì bản chất
họ tàn bạo mà vì họ được nuôi dưỡng và đào tạo từ một guồng máy cai trị thiếu
nhân tính đối với con người.
Nhìn lại quá khứ một chút thì thấy: Trong khi
cả nước khổ đau oằn mình chống dịch, hàng vạn người bị đẩy vào trại tập trung
không thuốc men điều trị để nằm chờ chết, một bộ trưởng y tế cùng nhiều quan chức
trong hệ thống y tế đã cấu kết cùng kẻ xấu để bắt người dân tiêu thụ một thứ
test kit không rõ nguồn gốc với giá cắt cổ.
Trong khi cả thế giới lên cơn sốt vì đại dịch,
đồng bào ta ở nước ngoài mong muốn hồi hương, nhiều quan chức trong các bộ và cả
văn phòng chính phủ đã câu kết với nhau để nâng giá vé máy bay và chi phí về nước
lên gấp 10 lần.
Chúng ta không nhìn thấy nhân tính trong hai
trường hợp vừa kể.
Nhân tính ở đâu khi bạn nhân danh BOT, trải một
lớp nhựa đường trên quốc lộ rồi đóng trạm thu phí hàng chục năm trời dưới sự bảo
kê của một cơ quan nhà nước?
Nếu có nhân tính, đồng bào ta đã không đầu độc
lẫn nhau vì thịt bẩn, rau bẩn và đủ thứ bẩn trên đời. Chỉ có đất nước này, cùng
tồn tại một lúc hai khái niệm sạch bẩn trong cùng một loại thực phẩm mà người
dân tống vào dạ dày mỗi bữa.
Nếu có nhân tính, gặp người bị nạn giữa đường,
người ta đã không tần ngần rồi bỏ đi vì sợ liên lụy, vì sợ mình biến thành nạn
nhân của một vụ vu khống hoặc lường gạt.
3- Những liệt kê trên đây chúng ta có thể viết hàng trang không hết. Chúng
ta thiếu nhân tính vì cấu trúc tinh thần và vật chất của xã hội bị lệch lạc
ngay từ lúc khởi nguồn một chế độ. Thêm vào đó là những di hại từ lịch sử chiến
tranh và cách mạng. Sự mất nhân tính này mang tính di truyền. Thiếu sự can
thiệp điều chỉnh nên ngày càng phát triển như một loại ung thư di căn.
Hãy nhớ lại Cải
cách ruộng đất, Mậu thân 1968, cuộc trả thù nhắm vào người anh em thất trận sau
cuộc chiến tương tàn 1975 và cuộc vượt biên bi thảm của “loài người không còn đất
sống” trên Biển Đông…
Dĩ nhiên là dân tộc này vẫn còn chút nhân tính
đâu đó chưa mất đi, trên bàn thờ ông bà hoặc trong tiếng cười hồn nhiên của những
đứa trẻ chẳng hạn, để mà còn thắp lên hy vọng cho mai sau.
Ngay sau khi cất lên tiếng nói phê phán những
hành vi vô nhân tính, chúng ta đã gìn giữ được chút nhân tính còn sót lại trong
cõi người. Nó vẫn chưa bị xóa sổ bởi những thế lực xấu xa đang cai quản xã hội.
.
.
Truyền thống dân tộc, bản chất người Việt từ
thời Vua Hùng, trải qua các Triều đại phong kiến vốn không phải là loại người
không có nhân tính . Sự mất nhân tính trong mấy chục năm gần đây là do hai
nguyên nhân sau . Một là lãnh đạo , quản lý nhà nước đề lên quá cao lòng thù hận
của con người trong đấu tranh giai cấp, là việc đẩy mạnh bạo lực tro ng quản lý
xã hội. Hai là đươc bọn Trung cộng huấn luyên những thủ đoạn vô nhân tính trong
việc đàn ap những người có tư tưởng tiến bộ, muôn có dân chủ, chống lại độc
tài. Trong mõi con người có một chút thú tính ( vô nhân tính). Khi sự lãnh đạo,
quản lý xã hội thiên về đề cao thù hận và dùng bạo lực thì thú tính trong mỗi
người phát triển, lấn át nhân tính.
No comments:
Post a Comment