25/09/2022
https://thuymyrfi.blogspot.com/2022/09/jimmy-nguyen-nguyen-dong-song-vinh-biet.html
Nhờ
theo dõi mấy tin chiến sự ở Ukraine mà trình độ... tám chuyện uýnh nhau của tui
khá lên thấy rõ. Mà các bác trong mấy trang khác cũng vậy.
Các mưu kế
Tôn Tử được đem bình luận. Nào là "giương đông kích tây" để nói quân
U Cà làm bộ oánh Kherson mà bí mật oánh Izyum, khi những đạo quân tinh nhuệ ở
đây bị rút đi tăng cường cho Kherson.
Bác khác
thì nói Nga dùng "không thành kế". Dụ cho quân U Cà tiến vào chỗ...
không người vì trước đó quân Nga đã rút lui trật tự rồi. Khi quân U Cà vào thì
sẽ..."tổng động viên", đem quân mới qua xơi tái.
Nghe cũng
có lý. Giống như đánh với du kích, không biết họ ẩn nấp ở đâu. Thì cứ cho họ
chiếm đất để họ "xuất đầu lộ diện", lúc đó mới đánh được. Nhưng tui
thấy cái kế hay nhất là "tẩu vi" (thượng sách). Xưa nay nhiều đội
quân đã áp dụng kế này. Nhưng nói bỏ chạy thì kỳ quá. Trước 75 thì có từ
"di tản chiến thuật" của phe bên này và từ "sơ tán" hoặc "tạm rút" của phe bên kia.
Trong cuộc chiến này thì có từ "rút lui thiện chí". Hay đa!
Tuy nhiên
trong nhiều trường hợp, muốn áp dụng kế "chẩu" lại không được. Nhất
là khi đưa quân vào "hiểm địa". Trận Điện Biên Việt Nam là một thí dụ.
Tướng ngu làm căn cứ trong thung lũng, bao quanh là núi cao. Mọi tiếp tế trông
chờ máy bay. Khi bị cắt đường tiếp vận là phải thua. Thí dụ như vầy thì nhiều lắm.
Nhiều tướng lãnh ỷ có hỏa lực mạnh nên không sợ đưa quân vào góc kẹt. Đâu ngờ
khi đối phương có loại vũ khí nào đó " trị " được hỏa lực của mình
thì lâm nguy ngay.
Xem bản đồ,
cái vùng Kherson thật đúng hiểm địa. Một vùng đất rộng lớn đồng bằng, lại nằm cạnh
con sông lớn. Chiếm nó thì phải qua cầu mà giữ nó cũng nhờ cái cầu. Nếu cầu gãy
thì đường tiếp tế phải trông chờ vào không quân hay hải quân. Từ ngữ gọi đây
là cầu "huyết mạch".
Dĩ nhiên
là mấy ông tướng Nga cũng hiểu cầu huyết
mạch là sinh tử nên ắt hẳn phải "con ruồi không lọt" vào khu vực cây
cầu. Và họ làm được với quân sĩ dày đặc, súng phòng không chĩa chĩa, đặc công xếp
lớp. Vòng đai quanh cầu mở rộng để ngoài tầm pháo binh. Mọi thứ yên ổn cho đến
khi U Cà được Mỹ đế cho Himars. Tầm bắn của nó xa hơn và quan trọng là chính xác.
Quan trọng hơn nữa là Nga chưa có cách trị được nó. Cứ vậy đưa lưng chịu trận.
Chịu đời sao thấu.
Dĩ nhiên
ngoài Himars để đánh sập cầu và đánh các nguồn tiếp viện khác, phòng không của
U Cà cũng phải tiến bộ theo kịp chiến trường. Và ta thấy máy bay Nga vô chiếc
nào rớt chiếc nấy. Cầu không vận nổi tiếng của Nga mất tác dụng.
Còn về
quân số. Nga đem vô U Cà có trăm ngàn đấu với một triệu quân của người ta mà
không được tiếp tế nữa, thì sự thất bại sớm hay muộn mà thôi. Các cấp chỉ huy
quân Nga ở Kherson biết khôn nên rút qua sông trước. Mấy chục tiểu đoàn tinh
nhuệ nằm lại tử thủ chớ biết chạy đâu. Dòng sông vĩnh biệt là vậy.
Trong lịch
sử hào hùng của Nga khi thắng Đức Quốc Xã, xem kỹ, họ thắng cũng nhờ... Mỹ đế
cho mượn đồ chơi thoải mái. Lịch sử coi chừng lập lại theo hướng.... ngược. Đã
vậy, nhiều đồng minh của U Cà có vũ khí nào mới cũng đưa cho U xài thử trên
sinh mạng lính Nga. Đây là dịp tốt để trắc nghiệm mà, và nghĩ đến là lòng ta
đau đớn. Ai gây nên tội?
Sợ nhất là
con chó cùng đường. Bác Putin ám chỉ sẽ dùng đồ chơi nguyên tử. Mỹ đế và Châu
Âu mới họp xong. Họ đã kích hoạt phương án chống lại. Từ ngàn xưa, có cây kiếm
thì phải có cái khiên, mà có "mâu" (xà mâu) thì có "thuẫn".
Mà có covid thì cũng có "phai zơ". Không có gì là tuyệt đối cả. Coi
chừng đầu đạn nguyên tử nổ ngay trên bệ phóng.
Trận
Kherson sẽ rất khủng khiếp khi mấy chục tiểu đoàn Nga không có đường lui. Đây
có thể là trận đánh ngã ngũ cục diện chiến trường. Chắc hai bên đều sẽ có thiệt
hại lớn. Bà con chắc không chờ đợi tin tức lâu đâu. Không biết con sông ấy có
đóng băng vào mùa đông không nhỉ. Nếu nó đông cứng thì là hy vọng cho gấu Nga.
JIMMY
NGUYEN NGUYEN 25.09.2022
Publié par
Thụy My RFI à 16:35
No comments:
Post a Comment