Tuesday, August 2, 2022

TẦM VĂN HOÁ NÀO? (Lưu Trọng Văn)

 



 

TẦM VĂN HOÁ NÀO?

Lưu Trọng Văn

31-7-2022  02:12  

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0PS1aTbxhKh6RMVc5LdB3pxGW13Q3YpnetgvahyaGsD7dvWFYsXSsQQXgNFjrmbP8l&id=100009457401127

 

TS Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN cầm quyền trượng màu mè, khoác áo thụng như cha đạo La Mã dẫn đầu các sinh viên tốt nghiệp trong Lễ trao bằng các cử nhân "kinh bang tế thế" tương lai.

 

Là một tiến sĩ tốt nghiệp ở Anh, từng giảng dạy kinh tế tại Anh và VN, từng tốt nghiệp các chứng chỉ chính trị cao cấp, mới hay kiến thức giỏi giang về kinh tế, chính trị của thầy Trúc Lê chưa đủ độ tin cậy về thước đo tầm cao văn hoá.

 

Nếu thực sự đạt cái tầm ấy thầy Trúc Lê phải thấy bộ đồ mình khoác, tràng hạt mình đeo, quyền trượng mình cầm là thứ hình thức lai căng?

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=3293188047673076&set=pcb.3293187184339829

Tràng hạt

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=3293188111006403&set=pcb.3293187184339829

Quyền trượng

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=3293188067673074&set=pcb.3293187184339829

Sinh viên

 

Tại sao không nghĩ ra nghi thức tốt nghiệp khác sinh động, bình dị mà có ý nghĩa hơn?

 

Gã gợi ý nhé.

 

Tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho các cử nhân kinh tế ở một làng quê nghèo nào đó để cho các ông chủ, bà chủ doanh nghiệp tương lai, hay các các chuyên viên kinh tế tương lai thấy mình cần phải làm gì cho Đồng bào và Đất nước.

 

Ông hiệu trưởng khi trao bằng có thể mời những người Dân một nắng hai sương cùng đứng bên mình trao bằng như trao quyền trượng, gửi gắm một hy vọng, một ước mơ, thậm chí một sứ mệnh.

 

Sao nhỉ?

 

Đất nước cần lắm những tấm lòng thực sự, không diêm dúa, màu mè của các nhà đào tạo nhân tài hơn bao giờ hết.

 

Gỗ càng xấu, càng phải tốt nước sơn.

 

Chất lượng đào tạo càng xuống, càng vẽ vời cầu kỳ, lòe loẹt, diêm dúa y phục tốt nghiệp hòng che mắt công chúng, bù đắp khiếm khuyết.

 

Nhưng các cụ bảo rồi, chiếc áo không làm nên thày tu. Mà y phục này của thày trò nom mới thộn làm sao!

 

Võ Văn Tạo

 

.

222 BÌNH LUẬN   

 

.

Nguyễn Mạnh Hiệp

Việc tạo ra một hình thức ấn tượng trong lễ trao bằng tốt nghiệp cũng là chấp nhận được, để ghi dấu ấn kỷ niệm với sinh viên ra trường. NHƯNG ghi dấu ấn như thế nào thì lại là một vấn đề liên quan đến sự thẩm thấu văn hoá. Việc ông hiệu trưởng ăn mặc & cầm thứ chẳng giống ai, thêm một lần nữa cho thấy Việt Nam bị mất chuẩn mực.

Tức là hiện nay, trong văn hoá hoặc nhiều lĩnh vực khác nữa, chẳng hiểu cái chuẩn mực, giá trị đặc trưng, tính nổi bật của Việt Nam là gì? Tất cả là sự lung tung phèng. Cốt lõi là bởi tầng lớp tinh hoa đã bị triệt tiêu; tầng lớp “nấm mọc sau mưa” luôn muốn thể hiện sự ngạo nghễ của “trọc phú”.

.

Thao Dan Nguyen

Kệch cỡm, lai căng. Một đất nước mất văn hóa thì đất nước ấy không còn nữa. Việt Nam nhiều tiến sĩ, thạc sĩ nhất thế giới. Nhưng không làm nổi cái đinh vít đủ chất lượng. Số học sinh do trường đào tạo ra có làm nổi gì hay lại đi xe ôm, bưng bê ở các nhà hàng? Tôi có mấy đứa cháu tốt nghiệp đội mũ cánh chuồn, bây giờ thì đi bán bia, bán thịt chó. Việc đào tạo có cập với thực tế hay chỉ là đào tạo những kiến thức trời ơi đất hỡi. Buồn lắm thay.

.

Hoang Thụy Hưng

Đây là sự khác biệt giữa kiến thức, trí thông minh và minh triết! Thông minh nhưng ngu xuẩn là 1 hiện tượng tâm lý học đã được các nhà nghiên cứu thế kỷ 21 nhấn mạnh. Tui đang đi vào đề tài này cho tủ sách cánh buồm!

.

Cuong BuiThe

Có thể đây chính là trang phục và phụ kiện của đại học Anh mà bác này đã tốt nghiệp, là học trò của trường này nên bác í thích làm theo. Nhưng ngay cả việc bắt chước trường ngoại quốc mà mình đã tốt nghiệp đã cho thấy tầm văn hóa lãnh đạo của bác này kém quá. hhi.

.

Huu Tinh Nguyen

Nhà thơ Lưu Trọng Văn viết bài “ TẦM VĂN HOÁ NÀO” khá hay và chuẩn.Một xã hội Văn hoá lệch chuẩn từ lâu rồi.Họ đã không quan tâm đến những giá trị Văn hoá Việt Nam của cha ông xưa để lại.Họ chỉ tính đến cái lợi trước mắt.Văn hoá giờ đây là “VĂN HOÁ BẰNG LÒNG”. Chỉ cần làm sao cho cấp trên bằng lòng là OK.Và cấp trên lại làm cho cấp trên mình bằng lòng là được.Cứ như vậy vô hình đã tạo ra Tầm Văn hoá bằng lòng trong xã hội. Cấp trên nghe cấp dưới nói khác thì cấp dưới liệu hồn.Càng lên cao sự “phản biện” gần như không có.Vậy thôi.

.

Như Quý Lê

Không có chuyên môn y học làm bộ trưởng y tế ! Thích ăn chơi nhảy múa màu mè , kiến thức vè kinh tế hạn hẹp lại đứng đầu một trường đại học ! Lại còn đi đánh giá bình xét người khác ! Thực trạng ở nước ta đang kà như vậy đó !





No comments:

Post a Comment