Ở một khía
cạnh nào đó thì Gorbachev thời hậu Liên Xô là một người rất cô độc.
Ông bị những
người cộng sản trung kiên coi là kẻ phản bội. Bị coi là một di sản cộng sản hết
thời. Bị người Nga dân tộc chủ nghĩa coi là kẻ đầu hàng (bán mình cho) phương
Tây. Bị người phương Tây lãnh đạm khi biết rằng mục tiêu mà ông theo đuổi không
phải là thứ mà họ theo đuổi và đơn giản (hay thực dụng hơn) thì ông cũng hết thời
hạn sử dụng rồi (điều này rất khác với các trí thức, nhà tranh đấu trở thành
lãnh đạo Đông Âu thời hậu cộng sản như Václav Havel hay Lech Wałęsa).
Mình nhớ
Obama từng kể về hai cuộc gặp ngắn với Havel và Gorbachev. Mặc dù đều có tính
chất tranh thủ bên lề các chương trình nghị sự chính thức nhưng cách mà tổng thống
Mỹ thuật lại cho thấy thái độ, ấn tượng rất khác của người đứng đầu nước Mỹ đối
với hai nhân vật có vai trò lớn trong sự tan rã của hệ thống cộng sản ở Đông Âu
và Liên Xô.
Với Havel,
Obama viết: “Our meeting was brief, a victim to my schedule.” (Cuộc gặp của
chúng tôi ngắn gọn, một nạn nhân của lịch trình [dày đặc] của tôi). Qua cách
dùng từ “victim” (nạn nhân), ta bèn thấy bàng bạc trong đó sự tiếc nuối (rằng
giá mà lịch trống thêm một chút, giá mà nói chuyện dài hơn một chút). Và dù gặp
rất ngắn thì Obama cũng đủ chú tâm để ghi lại các phát biểu của Havel một cách
chi tiết và ông còn thuật lại chúng trong nhiều lời kể, phát biểu của chính ông
ở các dịp khác.
Với
Gorbachev, Obama viết: “Beforehand, in a holding room off the stage, I had a
brief pull-aside with former Soviet leader Mikhail Gorbachev” (Trước đó [trước
một sự kiện khác], trong phòng chờ kế sân khấu, tôi có cuộc gặp ngắn bên lề với
cựu lãnh đạo Xô Viết…). Ở đây Obama chỉ thuần mô tả chứ không có một biểu hiện
tâm tư nào. Ông cũng không trích dẫn lời nào của Gorbachev mà chỉ thuật lại
gián tiếp, xen kẽ những câu như là “thương cảm”.
“Gorbachev
told me he was enthusiastic about a reset and my proposals for a nuclear-free
world, but after fifteen minutes I had to cut the conversation short to deliver
my speech.” (Gorbachev nói với tôi rằng ông rất hào hứng…, nhưng chỉ sau mười
lăm phút, tôi buộc phải chấm dứt cuộc nói chuyện để đăng đàn phát biểu). Ở đây,
có vẻ như việc “cúp” cuộc nói chuyện với Gorbachev là một sự giải thoát cho
Obama khỏi một ông già (hết thời mà còn lôi thôi nhiều chuyện) hơn là một sự tiếc
nuối do hoàn cảnh buộc phải thế.
Tất nhiên
đây chỉ là chuyện riêng Obama, nhưng cá nhân mình thấy nó phản ánh sinh động
thái độ của phương Tây với Gorbachev.
Hình : https://www.facebook.com/photo/?fbid=10166549251265612&set=a.10150349345110612
.
No comments:
Post a Comment