Mikhail Gorbachev, người
‘không cứu nổi Liên Xô’, đã qua đời
BBC News Tiếng Việt
30 tháng 8
năm 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/world-62732788
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/8A9B/production/_92938453_gorbindexbbcok.jpg.webp
Mikhail Gorbachev
Mikhail
Gorbachev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô từ 1985 tới 1991, đã qua đời ngày
30/8 ở tuổi 91, theo các hãng tin của Nga cho hay.
Những nhà đấu tranh đã lật
đổ chính quyền Đông Đức
'Biết ơn Gorbachev đã khiến
Liên Xô sụp đổ'
Trên bình
diện quốc tế, ông đã đạt được các thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Mỹ và từ chối
can thiệp khi các quốc gia Đông Âu nổi lên chống lại các nhà cầm quyền Cộng sản.
Ở phương
Tây, ông được coi là kiến trúc sư của cải cách, người đã tạo điều kiện cho Chiến
tranh Lạnh kết thúc.
Bệnh viện
nơi ông qua đời cho biết ông đã mắc một căn bệnh hiểm nghèo từ lâu.
Ông được
giải Nobel Hòa bình năm 1990, được nhiều người ở phương Tây và Nga ca ngợi,
nhưng cũng bị không ít người dân tại Nga ghét bỏ vì cho rằng ông không ngăn chặn
được sự sụp đổ của Liên Xô.
Gorbachev,
tổng thống cuối cùng của Liên Xô, đã giúp có được các thỏa thuận cắt giảm vũ
khí với Hoa Kỳ và mở ra quan hệ đối tác với các cường quốc phương Tây xóa bỏ Bức
màn sắt chia cắt châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai.
Khi các cuộc
biểu tình ủng hộ dân chủ tràn qua các quốc gia Đông Âu cộng sản thuộc khối Liên
Xô vào năm 1989, ông đã hạn chế sử dụng vũ lực - không giống như các nhà lãnh đạo
Điện Kremlin trước đây.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/175AE/production/_93126659_whatsubject.jpg.webp
Cựu
lãnh đạo Liên bang Xô viết Mikhail Gorbachev trong một buổi lễ kỷ niệm tại Điện
Kremlin hôm 12/6/2016
Nhưng các
cuộc biểu tình này đã thúc đẩy khát vọng tự trị ở 15 nước cộng hòa thuộc Liên
bang Xô viết, dẫn tới sự tan rã của Liên Xô năm 1991.
Khi trở
thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1985, ở tuổi 54, ông đã đưa ra các
quyền tự do chính trị và kinh tế hạn chế, nhưng các cải cách của ông đã vượt
quá tầm kiểm soát sau đó.
Nhiều người
Nga không bao giờ tha thứ cho Gorbachev vì những xáo trộn mà các cải cách của
ông đã gây ra.
Perestroika
- công cuộc cải tổ từ 1985 của Gorbachev và cộng sự, vốn được gợi ý từ thời
Yuri Andropov, chỉ nhắm vào 'chữa bệnh' cho Liên Xô, và chủ yếu là Nga, nước lớn
nhất trong Liên bang.
Đến năm
1991, tình hình đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Moscow tại các nước thuộc
Liên Xô ở vùng Baltic, nhất là sau khi Gorbachev đồng ý để Ba Lan đi theo con
đường riêng, với giải pháp không còn nằm trong quỹ đạo chính trị của Kremlin.
Ngày
15/3/1990, Gorbachev được bầu làm Tổng thống Liên Xô.
Vào ngày
25/12/1991, ông Mikhail Gorbachev chính thức thôi giữ chức tổng thống Liên Xô.
Sau đó một
ngày, hôm 26/12, quốc hội nước này - Xô Viết Tối cao - chính thức công nhận sự
độc lập của 15 quốc gia mới, và kết thúc sự tồn tại của Liên bang Xô Viết.
Hy vọng cứu vãn
Mikhail
Sergeyevich Gorbachev sinh ngày 2/3/1931, tốt nghiệp ngành Luật ở Đại học Tổng
hợp Lomonosov năm 1955.
Đi theo
con đường Đoàn Thanh niên, chàng trai nhanh chóng thăng tiến, trở thành Bí thư
thứ nhất của Đảng ủy thành phố Stavropol năm 1966.
Năm 1972,
ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, trở thành Ủy
viên Bộ Chính trị năm 1980.
Ông được bầu
làm Tổng Bí thư năm 1985 sau cái chết của Konstantin Chernenko.
Ông bắt đầu
một chuỗi các cải cách để đưa sức sống mới vào một đất nước đang bế tắc.
Nhiều người
cho rằng những cải cách này, còn được gọi là Perestroika (tái xây dựng và tái
cơ cấu) và Glasnost (mở cửa và tự do ngôn luận), đã dẫn đến ngày tàn của đất nước.
Những người khác lại cho rằng không có gì cứu vãn được Liên Xô, vì cơ cấu cứng
nhắc của nước này.
Ngày 3/12
năm 1989, Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush và lãnh đạo Liên Xô Mikhail
Gorbachev gặp nhau ở Malta để tuyên bố Chiến tranh Lạnh chấm dứt.
VIDEO : https://www.bbc.com/vietnamese/world-62732788
Mikhail
Gorbachev: 'Từ bỏ chức vụ là chiến thắng của tôi'
Vào
năm 1987, ông Gorbachev và Tổng thống Mỹ lúc đó là Reagan đã ký hiệp ước giải
trừ vũ khí hạt nhân
Hội nghị
thượng đỉnh ở đảo quốc giữa Địa Trung Hải - sau được ghi lại là Malta Summit -
trở thành cột mốc cho tiến trình tan băng giữa hai phe đối đầu ở châu Âu.
Liên Xô sụp đổ
Ông
Gorbachev biết là cần có những thay đổi cấp tiến để ngăn sự xuống dốc của nền
kinh tế Xô Viết cũng như tinh thần của công chúng, nhưng tầm nhìn của ông về
cách làm để đạt được điều này thiếu sự rõ ràng.
Bằng cách
chấm dứt Chiến tranh Lạnh, ông trở thành anh hùng với thế giới bên ngoài, nhưng
trong nước ông bị chỉ trích bởi những người cảm thấy ông không chớp thời cơ kịp
thời, cũng như những người bảo thủ cảm thấy ông đã đi quá xa.
Kết quả
là, ông bị cả hai phe xa lánh.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/23F8/production/_114780290_protestinleipzig1989.jpg.webp
Biểu
tình đòi cải cách ở Leipzig hôm 18/11/1989 với hàng chục ngàn người tham dự
Phe bảo thủ
mở một cuộc đảo chính hồi tháng 8/1991 để truất quyền ông Gorbachev.
Thay vì bảo
vệ cho Liên Xô, cuộc đảo chính không thành dẫn đến sự sụp đổ của khối này.
Chưa đầy
ba ngày sau, các lãnh đạo đảo chính tìm cách chạy khỏi Liên Xô và ông Gorbachev
được đưa về nắm quyền trở lại, nhưng chỉ trong thời gian ngắn.
Boris
Yeltsin nói chuyện trên xe tăng tháng Tám năm 1991 để dẹp tan vụ đảo chính ông
Gorbachev
Boris Yeltsin ở Nga và các lãnh đạo các nước cộng
hòa ở các nơi khác của Liên Xô vùng lên.
Trong những
tháng tiếp theo, nhiều nước cộng hòa tổ chức trưng cầu dân ý về độc lập và đến
tháng 12, số phận của siêu quốc gia này đã được định đoạt.
Bức tường Berlin năm 1986
Hồi ức
Năm 1999,
vợ của ông, Raisa Gorbacheva, qua đời khi đang điều trị tại Đức.
Năm 2016,
nhân dịp đánh dấu 25 năm ngày Liên Xô sụp đổ, Gorbachev nói chuyện với BBC.
"Điều
làm tôi thất vọng là ở Nga, người ta không hiểu những gì tôi muốn làm và những
gì tôi đã làm."
"Perestroika
đã mở đường cho hợp tác và hòa bình. Tôi chỉ tiếc là tôi không thể tiến hành nó
đến cùng."
-------------------------------------
TIN
LIÊN QUAN
Đông Đức 1989: Những nhà đấu
tranh đã lật đổ nhà nước cộng sản
15 tháng
10 năm 2019
.
'Biết ơn Gorbachev vì có
công khiến Liên Xô sụp đổ'
26 tháng
12 năm 2016
.
Mikhail Gorbachev: 'Từ
bỏ chức vụ là chiến thắng của tôi'
13 tháng
12 2016
.
Mikhail Gorbachev có ân hận
vì để mất Liên Xô?
13 tháng
12 năm 2016
.
=================================================
.
Mikhail
Gorbachev, người kết thúc Chiến Tranh Lạnh, qua đời, thọ 91 tuổi
Người Việt Online
August 30,
2022
MOSCOW,
Nga (NV) – Ông
Mikhail Gorbachev, người kết thúc Chiến Tranh Lạnh nhưng không thể ngăn Liên Xô
sụp đổ, qua đời hôm Thứ Ba, 30 Tháng Tám, thọ 91 tuổi, báo chí Nga dẫn lời giới
chức bệnh viện loan báo, theo Reuters.
Ông
Gorbachev, tổng thống cuối cùng của Liên Xô, là người đạt được thỏa thuận cắt
giảm vũ khí với Hoa Kỳ và thỏa thuận hợp tác với cường quốc Tây Phương nhằm xóa
bỏ Bức Màn Sắt chia cắt Âu Châu từ Đệ Nhị Thế Chiến và nhằm tái thống nhất nước
Đức.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/08/TS-mikhail-gorbachev-1068x706.jpg
Ông Mikhail Gorbachev, cựu tổng thống Liên
Xô, phát biểu trong buổi giới thiệu quyển sách “I Remain an Optimist” của ông tại
tiệm sách ở Moscow, Nga, hôm 10 Tháng Mười, 2017. (Hình minh họa: Vasily
Maximov/AFP via Getty Images)
“Ông
Mikhail Gorbachev qua đời tối nay sau thời gian dài bệnh nặng,” thông tấn xã
Interfax dẫn lời bệnh viện Central Clinical Hospital của Nga cho hay.
Ông
Gorbachev sẽ được an táng tại nghĩa trang Novodevichy ở Moscow cạnh phu nhân của
ông là bà Raisa, mất năm 1999, theo hãng tin Tass, dẫn nguồn tin biết về ước
nguyện của gia đình ông.
Khi làn
sóng biểu tình đòi dân chủ nổi lên khắp các quốc gia Cộng Sản thuộc khối Liên
Xô ở Đông Âu năm 1989, ông Gorbachev không dùng vũ lực trấn áp – khác với những
nhà lãnh đạo Liên Xô trước đó từng đưa xe tăng đến đè bẹp những cuộc biểu tình ở
Hungary năm 1956 và ở Tiệp Khắc năm 1968.
Nhưng làn
sóng biểu tình đó khơi lên khát vọng tự trị ở 15 nước Cộng Hòa thuộc Liên Xô, vốn
bị tan rã trong hỗn loạn hai năm kế tiếp.
Ông
Gorbachev cố gắng ngăn Liên Xô sụp đổ nhưng bất thành.
Khi lên
làm tổng bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô năm 1985, lúc mới 54 tuổi, ông bắt đầu cải
cách bằng cách cho phép tự do chính trị và kinh tế phần nào, nhưng chính sách cải
cách của ông vượt khỏi tầm kiểm soát.
Ông ban
hành chính sách “glasnost” – tự do ngôn luận – cho phép chỉ trích đảng Cộng Sản
và nhà nước, điều không thể tưởng trước đó. Tuy nhiên, chính sách này bắt đầu
khiến người theo chủ nghĩa dân tộc mạnh dạn đòi độc lập cho các quốc gia vùng
Baltic là Latvia, Lithuania, Estonia và nơi khác.
Nhiều người
Nga không bao giờ tha thứ cho ông Gorbachev vì sự hỗn loạn mà chính sách cải
cách của ông gây ra. Họ cho rằng đời sống của họ bị xuống cấp để đổi lấy nền
dân chủ là cái giá quá đắt.
Sau khi vô
bệnh viện thăm ông Gorbachev hôm 30 Tháng Sáu năm nay, ông Ruslan Grinberg, nhà
kinh tế học cấp tiến, nói với đài truyền hình Zvezda của quân đội Nga rằng: “Ông ấy cho chúng ta toàn quyền tự do – nhưng chúng ta chẳng biết dùng
để làm việc gì.” (Th.Long)
No comments:
Post a Comment