Có lẽ đã từ lâu, từ cái ngày Việt Nam được hoàn toàn “thống nhất”, đã có
nhận định mệt mỏi rằng ai tin cộng sản tự thay đổi thì cứ tin.
Hay ai muốn tin vào sự phồn hoa tráng lệ và giàu sang phát triển vượt bậc
tại Việt Nam thì cũng cứ việc tin.
Nhưng những ai không dám hay không chịu nhìn vào sự thật rằng tất cả những
thứ ấy chỉ là sự hào nhoáng bên ngoài và nó vẫn ẩn chứa trong lòng xã hội những
bất công và cách biệt giàu nghèo một cách thảm khốc và tàn nhẫn thì đó là một sự
bất lương đáng trách!
Cộng sản Việt Nam đã “giải phóng” miền Nam và “thống nhất” đất nước đã 47
năm thì hẳn nhiên cũng phải có những thay đổi tích cực dẫu chỉ tối thiểu sau gần
nửa thế kỷ. Bằng không, có cái nhục nào hơn nữa nếu đời sống người dân vẫn còn
như thời bao cấp, ăn bo bo và tem phiếu hợp tác xã?
Nếu sau chừng ấy thời gian mà vẫn không xây được nhà cửa, trường học, bệnh
viện, đường xá,… cho ra hồn thì đó mới chính là trò cười cho thiên hạ!
Cho nên, tất cả những thay đổi mà có người cho là “vượt bậc” hay “tột đỉnh”
nghĩ cho cùng cũng chỉ là bề ngoài, không có nền móng vững chắc. Phát triển vô
tội vạ, giàu sang, diễm lệ, sang trọng cũng chỉ đến với một bộ phận nhỏ, rất nhỏ
những người được ưu ái bởi chế độ và những chốn trung tâm đô thị. Nếu đi xa ra
khỏi những nơi “văn minh không kém phương Tây” thì hẳn cái sự giàu sang, phát
triển rực rỡ ấy không còn nữa. Thay vào đó là một sự thật đau lòng, đáng buồn
hơn với những mảnh đời bươn chải vất vả mưu sinh với những đồng lương ít ỏi so
với con số hàng chục triệu của giới “thành công” mà người ta đang miệt mài ca
ngợi.
Có gì phải ngạc nhiên hay trầm trồ thán phục khi có xe hơi, thậm chí đắt
tiền chạy trên đường phố các đô thị lớn? Cũng có không ít người Việt đi du lịch
tứ xứ, tiêu xài tiền đô thoải mái, gởi con đi du học nước ngoài từ nhỏ, thậm
chí mua nhà cửa ngay tại các quốc gia phương Tây,… Tất cả cũng chỉ là tương đối
so với mặt bằng chung của toàn xã hội. Không thể lấy những hình ảnh ấy làm thước
đo cho sự phát triển của xã hội Việt Nam.
Gần nửa thế kỷ, cả nhân loại đều phát triển. Nhanh, chậm, vững chắc hay dễ
vỡ, các yếu tố ấy tuỳ thuộc vào hệ thống chính trị của các quốc gia. Việt Nam
không phải là quốc gia duy nhất phát triển nên ca tụng hay tự hào cũng nên từ tốn.
Câu hỏi quan trọng gắn liền với tương lai dân tộc là liệu những sự phát triển ấy
có khoa học, có cân đối và có bền vững hay không? Và liệu mọi công dân Việt Nam
có được thừa hưởng những thành quả của sự phát triển ấy không? Hay chỉ một bộ
phận nhỏ, rất nhỏ mới có đặc quyền sống trong “cái thế giới tiến bộ ấy”?
Câu trả lời không khó để thấy rằng sự phát triển tại Việt Nam là không đồng
bộ và chỉ có môt thiểu số mới có đặc ân hưởng thụ trong khi toàn xã hội vẫn còn
sống trong nghèo khổ và khó khăn. Sự tồn tại về giai cấp xã hội là điều không
thể chối bỏ khi giấc mơ của người cộng sản là đấu tranh và xoá bỏ giai cấp. Một
sự mâu thuẫn cơ bản của nhà cầm quyền!
Gốc rễ của mọi vấn nạn trong xã hội
chính là sự tồn tại của một thể chế chính trị độc tài toàn trị. Khi không
có sự đa nguyên, đa đảng, sẽ không có sự đối lập, phản biện để ngăn chặn mọi
chính sách độc đoán cho tiến trình xây dựng một xã hội dân chủ.
Không có một thể chế chính trị dân chủ, mọi sự phát triển chỉ mang tính
tương đối, không bền vững và không có tính chiến lược, nếu không nói là phản
khoa học.
Trung Quốc được cho là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới nhưng chỉ
có hơn 100 triệu dân được sống trong sự giàu có và phát triển. Gần 1,3 tỷ người
Trung Quốc vẫn phải sống trong sự nghèo khổ. Đó có phải là mô hình kinh tế,
chính trị để các quốc gia khác theo đuổi?
Khi đánh giá sự phát triển ”vượt bậc” của Việt Nam, chúng ta cần cẩn trọng,
không nên để bị cảm tính chi phối. Không phủ nhận nhưng tất cả những sự phát
triển ấy đã diễn ra sau gần nửa thế kỷ cầm quyền nên không có gì để phải ”tự sướng”,
để tự tâng bốc lên tận mây xanh.
Ngược lại cần hiểu xã hội Việt Nam vẫn còn tồn đọng rất nhiều bất công và
khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng một cách thảm khốc. Khái niệm “quốc
gia phát triển” thậm chí “đang phát triển” đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện
tại vẫn còn xa vời và còn lắm vấn nạn phải xoá bỏ.
Một xã hội phát triển là một xã hội luôn tự khắc khoải và trăn trở về những
vấn đề cấp bách liên quan đến cuộc sống của người dân và của thời cuộc.
Chính vì thế, những tiếng nói của lương tâm trong nước vẫn không ngừng
lên tiếng để lên án những chính sách tàn bạo của chế độ và đấu tranh cho một xã
hội dân chủ đa nguyên. Một xã hội tiến bộ cho toàn dân chứ không chỉ dành riêng
cho một thiểu số hay nhóm lợi ích nào đó.
Đó mới chính là thái độ cần thiết và dứt khoát với một chính quyền độc
tài, thay vì hùa nhau, vỗ tay tán thưởng những “thành tích” của nhà cầm quyền.
Để rồi tự rơi vào cái bẫy của sự hào nhoáng có chủ đích của người cộng sản…
.
100 triệu dân Trung Quốc sống
trong giàu sang là đảng viên cộng sản, còn phần còn lại như vài triệu con thứ của
thời chế độ một con, sống vật vờ bên lề , không có giấy tờ tùy thân, không biết
chữ, vì không được xã hội công nhận. Dân nghèo bỏ con ở quê đi làm thợ xây dựng
khắp nơi, ăn, ngủ nơi công trường...
Chính phủ VN kiêu ngạo , hô khẩu
hiệu bằng tiếng Việt, chớ ra ngoài khéo đi ăn xin, nhờ biết xin chính phủ Đức
giúp xây dựng nhà thương cho tân tiến. Biết đi xin tiền chống ngập lụt, biết
xin tiền nạo kênh cho sạch..
Họ khéo núp bóng đàng sau những
ngôi mộ vô danh, để xin chính phủ Đức giúp xây dựng phòng thí nghiệm ADN và đào
tạo nhân viên ở Hà Nội, chớ thanh niên miền Bắc hồi chiến tranh toàn 17,18 tuổi,
độc thân, cha mẹ bây giờ thì đã mất, chưa kể đã bị chôn trong mồ tập thể, vì cứ
tấn công dồn dập vào Nam, thì chắc gì trong Nam có người chôn từng thi thể.
Biết xin tiền bảo vệ rừng,
giành tiền trả lương nuôi kiểm lâm ra các miền Bắc.
Đào hết tài nguyên đem bán , tiền
môi giới xuất khẩu lao động, xuất khẩu vợ....
Khi đi xin Anh quốc giúp đở xây
dựng nông thôn tân tiến, thì bảo với người Anh phải giúp dân nghèo, không thôi
dân nghèo dể bị khủng bố dụ đi theo, còn về nước thì treo vài cái khẩu hiệu
"Đổi mới nông thôn" ở Hà Nội, chớ dân nông thôn cũng phải nộp tiền
làm đường, người Việt trong và ngoài nước cũng tự quyên góp để xây cầu. Bây giờ
nhìn đâu cũng thấy hội từ thiện.
Xuân Phúc nhận tiền của Anh quốc
hồi đó vài trăm triệu đô la giúp xây dựng nông thôn , chứ đâu có ít đâu. Bởi vậy
ông Nguyễn Phú Trọng mới khoe được đồng chí nào trong Quốc hội tặng va li đầy
đô la là đúng rồi, chớ không có láo đâu. Đó là chưa tính tới cán bộ được phép đầu
tư vào doanh nghiệp tư nhân, sinh ra lạm quyền...
Trong khi ông Nguyễn Phú Trọng
hảnh diện khoe VN cứ 4 người thì có 1 người tới học đường, thua cả các nước
xung quanh. Không tưởng tượng được ở Vịnh Hạ Long vẫn có xóm nghèo ở trên nhà
thuyền, không biết chữ, đi mượn nợ để mua thuyền đi bán hàng rong...
No comments:
Post a Comment