https://www.facebook.com/huyenaimy.le.9/posts/pfbid035oaanfaQWPLwRNMJwzsrzVE6FqZya9mbAuefjx2wYnLmRSUunuTijYrFaSFiZXfhl
Báo Vnexpress đưa, NSƯT Lê Thiện, hai anh em nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ - Quốc
Nghiệp không có tên trong danh sách đề xuất danh hiệu NSND
của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước.
Với những người bị loại khác, như NS Thoại Mỹ, tôi nghĩ còn có thể đặt
ngang cùng với các nghệ sĩ lọt vào danh sách đi tiếp như nghệ sĩ Xuân Bắc,
Quang Tèo, Trịnh Kim Chi, Mỹ Uyên, Thanh Thúy… Nhưng với NSƯT Lê Thiện, Quốc Cơ
- Quốc Nghiệp thì chẳng cần bất cứ một sự so sánh nào hết. Bởi, họ xứng đáng được
tôn vinh với một vị thế tương xứng, không chỉ vì tài năng, sự khổ luyện, lòng tận
tâm bền bỉ mà từ đó, đông đảo công chúng đón nhận họ.
Cái lý do “tuổi nghề chưa đủ” đối với Quốc Cơ - Quốc Nghiệp thật ngớ ngẩn.
Tuổi nào cho sự khổ luyện từ bé, cống hiến suốt cả tuổi vị thành niên cho đến
thời tuổi trẻ rực rỡ nhất. “Sức mạnh đôi tay” không chỉ đến từ cơ bắp, nó là mồ
hôi và máu, là hành trình chinh phục để những bước đi vững chải, những cú chồng
đầu, chống tay thót tim kia đã làm dội lên hai tiếng Việt Nam ở bên ngoài Tổ quốc.
Và, nó thắp lên bao niềm vui thơ bé, giấc mơ được chinh phục những điều
không thể thành có thể nơi những cô bé, cậu bé vùng sâu vùng xa. Là tôi có dịp
chứng kiến hai anh em Quốc Cơ - Quốc Nghiệp về các điểm diễn vùng biên giới để
“chổng đầu” chơi, đám nhỏ hú hét thôi rồi…
Với NSUT Lê Thiện, tôi không rõ cái tỷ lệ 10% kia là bởi gì, ai đại diện
cho 10% ấy? NS Lê Thiện thiếu huy chương chăng hay còn do điều gì khác? Nên nhớ,
bà từng là cố vấn nghệ thuật, là phó đạo diễn cho hầu hết các vở cải lương kinh
điển, trong đó có các vở từng “ra trận” thời điểm 1979 chống giặc ngoại xâm
Trung Quốc. Ở Lê Thiện, có cả sự hào hoa của người truyền nghề, có cả tính bài
bản của một người mô phạm. Bà cũng là một nhà quản lý tâm huyết, có khả năng tổ
chức, điều hành và là người quán xuyến được đời sống sau cánh gà của tập thể.
Ở tuổi ngoài 70, chắc chắn nếu có tham dự vở diễn ở các kỳ liên hoan, hội
diễn (là nơi để gom huy chương cho đủ bộ xét danh hiệu) thì vai diễn cũng đủ chỉ
để làm dàn bao. Mới đây đọc báo thấy NS Lê Thiện tham gia lớp dạy nghề cho lứa
diễn viên trẻ của hội sân khấu thành phố.
Đó là chưa nói đến “gốc tích” của nữ nghệ sĩ người Bình Định này: bà là
gương mặt thiếu nhi miền Nam hiếm hoi được nhiều lần biểu diễn cho cụ Hồ xem,
những người như bà ngày càng hiếm hoi. Tôn vinh bà cũng là bảo tồn những giá trị
đang dần bị mai một. Hay chính những người cầm lá phiếu trên tay đang nhợt nhạt
với chính điều họ hô hào, cổ suý?
Bất giác nhìn lại cái danh sách rồi đây sẽ là nghệ sĩ nhân dân, cố tìm
cho ra một vai diễn có dấu ấn của họ, hay một sự trình diễn ấn tượng nào đó là
đỉnh cao kể từ khi nhận nghệ sĩ ưu tú. Tuyệt nhiên không. Xin nhớ cho, danh hiệu
này là sự tôn vinh chủ yếu về sức sáng tạo, giá trị biểu diễn, nó không bao gồm
chức tước, phẩm hàm mà các anh chị đang đeo, mang; lại càng không phải là những
đóng góp công -của cho an sinh từ thiện.
Ngay cả NSUT Thoại Mỹ, nếu có so sánh - thì cô xứng đáng hơn nhiều bởi
sự đa dạng trong các thể loại vai diễn. Cô đào nhì lộng lẫy, nay càng chín muồi
và đang cầm chịch cho nhiều cuộc thi lẫn cuộc chơi trên sóng truyền hình, sức
chinh phục ấy lẽ nào cũng chưa đủ, so với những “tài danh” thau đồng lẫn lộn
kia?
Biết chỉ là chút hư danh nhưng gầy dựng nó lại là những tên tuổi hữu
danh nên, cần một sự công bằng, nếu không, càng công kênh nhau lên càng… lạnh
lưng, dễ té như chơi!
https://www.facebook.com/photo/?fbid=443048911030882&set=a.113935840608859
NSƯT Lê Thiện
.
No comments:
Post a Comment