Mối
nguy của việc Việt Nam mất Lào và Campuchia vào tay Trung Quốc
27/07/2022
https://gdb.voanews.com/096e0000-0a00-0242-52b6-08da493ac0b4_w650_r1_s.jpg
Lính hải quân Cambodia tại căn cứ
Ream, Preah Sihanouk. Hình minh họa.
Giảm
sút, nhưng dù sao cũng khó chia sẻ với dự báo bi quan cho rằng, xung đột tiếp
theo giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể không phải ở Biển Đông mà là sẽ diễn ra
trên đất Lào.
Lâu dài,
Trung Quốc có thể sẽ trở thành người bảo trợ về an ninh và kinh tế cho
Campuchia và cả Lào nữa. Một kết quả như vậy sẽ giải thoát hai nước này khỏi
chính sách cân bằng, qua đó sẽ làm loãng dần tình keo sơn giữa “ba nước anh em”
Đông Dương.
Hoàng
Trường
*
Mối quan hệ
“đoàn kết đặc biệt” Việt-Miên-Lào ra đời từ thời Chiến tranh Việt Nam, trong đó
cả hai nước láng giềng đã hỗ trợ hậu cần quan trọng và nơi trú ẩn an toàn cho bộ
đội Việt Nam dọc đường mòn Hồ Chí Minh. Hà Nội không bao giờ quên những hy sinh
to lớn của “những người anh em Đông Dương” và luôn coi trọng họ hơn tất cả các
đối tác khác. Thủ tướng Campuchia Hun Sen, người đã cầm quyền trong 37 năm, đã
được Việt Nam hỗ trợ từ cuối những năm 1970 nhằm giúp lật đổ Khmer Đỏ do Trung
Quốc hậu thuẫn. Hun Sen cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Hà Nội trong suốt
những năm 1980, khi chính quyền của ông bị Trung Quốc và nhiều nước cấm vận.
Không ủng hộ Việt Nam về Biển Đông
Trong nhiều
thập kỷ sau đó, quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt của Hà Nội với “hai ông em”
vẫn được diễn ra liên tục. Nhưng trong những năm gần đây, Việt Nam không còn ở
thế “mạnh vì gạo bạo vì tiền” để chạy đua với Trung Quốc trong việc “tranh thủ”
Lào và Camphuchia. Trung Quốc ngày càng thách thức “tình keo sơn” của Việt Nam
với Campuchia và Lào, chủ yếu thông qua các dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường
(BRI) trong khu vực. Việc
Trung Quốc tăng cường quan hệ với Campuchia và Lào trong những năm gần đây đã
góp phần vào quyết định của hai chính phủ Campuchia và Lào trong việc không ủng
hộ hoàn toàn lập trường Biển Đông của Việt Nam.
Ngày
30/6/2022, một quan chức Việt Nam cấp bộ trưởng (ẩn danh) nói với Asia Times rằng
mặc dù nhiều người ở Hà Nội đương nhiên là “quan ngại”, song chính sách đã được
nhất trí là không phản ứng thái quá và vẫn phải can dự về ngoại giao với các đối
tác Campuchia. Ông này cho biết thêm, Việt Nam có trao đổi về vấn đề này với
các nhà ngoại giao Mỹ, mặc dù nguồn tin không cho biết nội dung những gì đã được
thảo luận. Việt Nam cho đến nay vẫn kín tiếng trước các báo cáo, theo đó, Trung
Quốc đã đạt được thỏa thuận lập căn cứ hải quân bí mật với Campuchia. Carl Thayer, Giáo sư danh dự tại Đại học
New South Wales, Australia, cho rằng: “Quan điểm được mặc định của các quan chức
và các nhà phân tích trong giới học thuật Việt Nam khi nhắc đến Trung Quốc, đều
đánh giá thái độ của Trung Quốc (đối với quan hệ Việt Nam – Capuchia) là rất
tiêu cực”.
Từ giữa
tháng 10/2021, chính quyền Hun Sen đã chào đón Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
Vương Nghị và hai bên đã ký một thỏa thuận thương mại tự do mới, được đàm phán
trong vòng chưa đầy một năm. Từ đây, Trung Quốc trở thành nhà tài trợ và nhà đầu
tư viện trợ lớn nhất, cũng như đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia. Campuchia
cũng là nước tham gia tích cực vào BRI với quy mô ít nhất 5,3 tỷ USD (con số
năm ngoái) và Phnom Penh đang hưởng lợi từ các dự án cơ sở hạ tầng bao gồm đường
xá, cầu, sân bay, đường sắt, đập thủy điện và các đặc khu kinh tế (SEZ). Hun
Sen bác bỏ những lo ngại này đối với Campuchia, mặc dù một số nhà quan sát tin
rằng Phnom Penh đã
từ bỏ một số chủ quyền của mình do các thỏa thuận BRI, đặc biệt là trong các
SEZ do Trung Quốc xây dựng và chiếm hữu.
Một khu phố
lớn do người Trung Quốc phát triển đang được xây dựng ở Sihanoukville,
Campuchia, vào ngày 14/2/2020. Tiền từ Trung Quốc đã tạo ra những con đường mới,
sân bay, tòa nhà chọc trời, đập thủy điện, khách sạn, sòng bạc, nhà hàng và căn
hộ. Campuchia đã bị chỉ trích nặng nề từ các quốc gia phương Tây, vì quyền tự
do chính trị bị thu hẹp, và trở thành nước đồng minh của Trung Quốc ở Đông Nam
Á. Mặc dù Hun Sen đã bác bỏ thông tin cho rằng Trung Quốc đang có kế hoạch xây
dựng căn cứ hải quân và không quân tại Ream và Dara Sakor, nhưng rõ ràng Bắc
Kinh đang tham gia vào việc tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại những địa điểm
này, điều này có thể cho phép họ tiếp cận các khu vực này trong tương lai.
Các đường
băng tại Dara Sakor có thể chứa máy bay quân sự Trung Quốc. Việt Nam ngày càng
lo ngại, vì Trung Quốc và Campuchia vẫn tiếp tục duy trì các cuộc tập trận quân
sự chung bất chấp đại dịch Covid-19, nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hai
bên. Nếu Bắc Kinh có được bất kỳ mức độ tiếp cận nào tại Ream hoặc Dara Sakor dọc
theo Vịnh Thái Lan, hoặc trong trường hợp xấu nhất, Bắc Kinh bất ngờ sở hữu và
vận hành các căn cứ này, thì điều này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sườn phía Tây
của Việt Nam. Cùng
với sự ngang ngược ngày càng tăng của Bắc Kinh ở Biển Đông, Hà Nội sẽ ngày càng
bị áp lực bởi sự bao vây địa-chiến lược.
“Cuộc kéo co” với Trung Quốc ở Lào
Chiều
26/7/2022, ông Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã
tiếp Bộ trường Tài chính Lào Bounchom Ubonpaseuth. “Đây là chuyến đi học hỏi
kinh nghiệm”, bạn Lào “đã phát hiện thấy bệnh, chọn đúng thuốc, chữa trị đúng
liệu trình sẽ vượt qua", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh. Trước những
chia sẻ của Bộ trưởng Bounchom Ubonpaseuth, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh
Việt Nam và Lào có mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác
toàn diện. Vì vậy, theo ông Khái, nếu các bạn Lào vui, Việt Nam cũng vui, các bạn
khó khăn, Việt Nam chia sẻ. Ông Khái đề nghị hai Bộ Tài chính tiếp tục phát huy
những kết quả đạt được, tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chính sách
tài chính, tài khóa, tiền tệ..., góp
phần giúp Lào từng bước khắc phục khó khăn trước mắt.
Ngày
5/7/2022, trang Web Bộ Ngoại giao Trung Quốc tường thuật ngắn gọn nội dung cuộc
họp về hợp tác Lan Thương - Mekong (LMC) lần thứ 7, theo đó Ngoại trưởng Vương
Nghị đánh giá LMC là một "cơ hội vàng về hợp tác khu vực". Sáu quốc
gia dọc theo sông Lan Thương - Mekong sẽ tiếp tục duy trì khái niệm về
"phát triển trên hết, bình đẳng, thiết thực và hiệu quả, cởi mở và hòa nhập".
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, Tiến sĩ Nguyễn Tăng Nghị, giảng viên Khoa
Quan hệ Quốc tế từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM cho rằng
các nội dung của cuộc họp lần này thể hiện quyết tâm chiến lược của Trung Quốc
là thắt chặt, làm rõ hơn kế hoạch lớn là “Vành đai, Con đường” mà chính Bộ Ngoại
giao Trung Quốc cũng đã thừa nhận… Cụ thể nhất ở đây là Trung
Quốc sẽ phải cố gắng làm sao để tăng cường ảnh hưởng của mình tại khu vực này,
đặc biệt là thông qua dự án BRI”.
Ngoài chuyến
thăm Campuchia vào tháng trước, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng
đã dừng chân ở Lào để quảng cáo hợp tác song phương về cứu trợ đại dịch và BRI.
Về điểm thứ hai, BRI, Lào thấy mình trong tình thế mắc nợ Trung Quốc rất lớn.
Viêng Chăn rõ ràng không đủ khả năng chi trả cho các dự án cơ sở hạ tầng BRI khổng
lồ ở Lào, bao gồm việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc kéo dài từ tỉnh Vân Nam
của Trung Quốc đến thủ đô Viêng Chăn, cũng như các đập thủy điện dọc sông
Mekong. Thay vì có nguồn vốn cần thiết để trả các khoản vay cho các dự án BRI,
Lào dường như sẵn sàng cung cấp các tài sản có giá trị khác cho chủ nợ lớn nhất
của mình.
Thậm chí
có những lo ngại rằng Viêng Chăn sẵn sàng trả các khoản nợ của Trung Quốc bằng
cách sử dụng chuyển nhượng đất đai. Giống như ở Campuchia, Lào đang tích cực
tham gia xây dựng các đặc khu kinh tế (SEZ) với Trung Quốc. Công ty Trung Quốc
đã được cho phép phát triển một khu resort tại Boten SEZ ở miền bắc Lào dọc
theo biên giới Trung Quốc, và nhiều đặc khu kinh tế khác tồn tại hoặc sẽ sớm
triển khai. Thông thường, các SEZ cấp cho Trung Quốc các hợp đồng thuê kéo dài
nhiều thập kỷ để phát triển đất đai. Trong trường hợp của Boten, Lào đã đồng ý
thỏa thuận cho thuê đất 90 năm với Trung Quốc. Cũng giống như ở Campuchia, những
thỏa thuận như vậy tạo ấn tượng rằng Lào đang trở thành, hoặc đã trở thành một
nửa thuộc địa của Trung Quốc.
Cuối cùng,
việc xây dựng đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ ở Lào thông qua BRI - để biến
Lào thành “Bình điện của Đông Nam Á” - là mối quan tâm đặc biệt của Việt Nam hiện
nay. Những con đập này đang hạn chế dòng chảy của nước đến Đồng bằng sông Cửu
Long, gây khó khăn cho việc canh tác lúa ở các lưu vực của Việt Nam, ảnh hưởng
đến hàng triệu người, gây nguy cơ ảnh hưởng sinh kế người dân ở Đồng bằng sông
Cửu Long. Việc giảm lượng cá và trầm tích càng làm trầm trọng thêm các thách thức
về môi trường. Các
đập của Trung Quốc ở Campuchia, mặc dù không nhiều nhưng cũng là mối quan tâm lớn
của Hà Nội.
*
Cuộc “níu kéo” của Việt Nam đối với Lào và Camphuchia nằm trong cuộc cạnh tranh về quyền lực mềm giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đối với Đông Nam Á. Ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây, chiến lược quyền lực mềm của Trung Quốc ít hiệu quả, nhưng ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Lào và Campuchia, cách tiếp cận thực dụng của Trung Quốc với cam kết giúp phát triển kinh tế đã gặt hái được nhiều thành công. Điều này, đến lượt nó, khiến cho cuộc “níu kéo” của Việt Nam càng trở nên khó khăn. Ngoài ra, chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình, trong đó có cái gọi là ngoại giao “Chiến Lang” (Wolf Warrior) càng khiến cho ảnh hưởng của Việt Nam đối với hai người em một thuở ngày càng giảm sút. Giảm sút, nhưng dù sao cũng khó chia sẻ với dự báo bi quan cho rằng, xung đột tiếp theo giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể không phải ở Biển Đông mà là sẽ diễn ra trên đất Lào
No comments:
Post a Comment