Monday, July 4, 2022

GIA TÀI CỦA MẸ (Nguyễn Phương Mai)

 



GIA TÀI CỦA MẸ  

Nguyễn Phương Mai

3-7-2022   18:41  

https://www.facebook.com/CultureMove/posts/pfbid0qEwL2dogakxdZ4YewsNmcgPu7Fg9mAJa6MycUtvJzdqFANSPdHJSqVQtkbXzpBntl

 

(Nhân việc Khánh Ly hát bài “Gia tài của mẹ” không có trong danh mục biểu diễn và bị sở văn hóa tuýt còi).

 

Mẹ Nguyễn Thị Phải quê ở Sóc Trăng. Mẹ có 3 người con trai chết trận. Trong một cuộc tấn công, anh Năm và anh Bảy đã ném lựu đàn vào đồn địch nơi anh Tư cố thủ. Khói súng tan, anh Năm và anh Bảy soi đèn pin để tìm xác anh trai mình.

 

Anh Năm và anh Bảy được phong liệt sĩ. Mẹ Phải được phong mẹ Việt Nam anh hùng. Anh Tư chết không danh hiệu.

 

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu

Một trăm năm đô hộ giặc Tâу

Hai mươi năm nội chiến từng ngàу

Gia tài của mẹ một rừng xương khô

Gia tài của mẹ một núi đầу mồ”

(Trịnh Công Sơn)

 

                                                                ***

 

1. Với thế giới, những gì diễn ra ở Việt Nam là "cuộc chiến ủy nhiệm". Việt Nam trở thành cuộc chiến nhỏ trong tổng thể của một cuộc chiến lớn hơn giữa hai phe cộng sản và tư bản, với cả sức người và sức của.

Trong số binh sĩ và chuyên gia nước ngoài tử trận tại Việt Nam có khoảng 58.000 lính Mỹ, khoảng 5000 lính Hàn, 1446 lính Trung Quốc, 500 lính Úc, 38 lính New Zealand, 351 lính Thái, 16 người Liên Xô, và 14 phi công Bắc Triều Tiên.

 

2. Với phe thắng trận, đó là cuộc chiến "giải phóng dân tộc" khỏi sự can thiệp/ xâm lược của Mỹ.

Theo thống kê của Cục chính sách Bộ Quốc phòng, Việt Nam có 849.018 liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.

 

3. Với một bộ phận của phe thất trận và một số quan điểm phi chính trị khác, đó là cuộc "nội chiến". Một đất nước bị chia làm hai phe giết chóc lẫn nhau. Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói về cuộc chiến này là "triệu người vui mà cũng có triệu người buồn".

 

Nội chiến, theo định nghĩa chung nhất của James Fearon, là một "cuộc chiến với sự tham gia của các nhóm người trên cùng một đất nước, có tính tổ chức cao và theo diện rộng, nhằm mục đích thâu tóm quyền lực và thay đổi chính sách hoặc chế độ".

 

Nội chiến có thể có hoặc không có yếu tố ngoại bang. Chính vì vậy, nội chiến hoàn toàn có thể là một bộ phận của một cuộc chiến ủy nhiệm như trường hợp của Việt Nam, Nam Bắc Hàn, hay Syria. Trên thực tế, các cuộc nội chiến luôn mang ít nhiều yếu tố ngoại bang.

 

Các phe tham chiến đôi khi chối bỏ việc dùng thuật ngữ "nội chiến" bởi họ muốn nhấn mạnh tính "chính nghĩa" của phe mình, coi phe kia là người ngoài, là tay sai, hoặc là bù nhìn bị giật dây bởi ngoại bang. Điều này xảy ra ở Việt Nam khi có thời điểm cả hai chính quyền Bắc Nam đều từ chối gọi những gì diễn ra trên quê hương mình là nội chiến.

 

Nhà sử học R.J. Rummel đưa ra con số ước tính cao nhất có thể lên tới 313.000 lính Việt Nam Cộng Hòa (lính miền Nam) tử trận (gần bằng 1/3 số liệt sĩ của phe bên kia).

 

Nếu Việt Nam là một bà mẹ lớn, mẹ mất đi hơn 1 triệu người con cùng gần 65.000 bạn bè con của mẹ.

 

---

 

Gọi là "cuộc chiến ủy nhiệm", "cuộc chiến giải phóng dân tộc" hay "nội chiến" chỉ phản ánh một phần của bức tranh lớn, phản ánh một quan điểm trong nhiều quan điểm.

 

Chính vì thế, cách gọi trung tính, bao hàm, ít gây tổn thương nhất cho tất cả các bên liên quan là "Cuộc chiến Việt Nam" (the Vietnam War).

 

Xin kể thêm một câu chuyện cá nhân khi tôi còn học ngành Chính trị và Nghệ Thuật tại Hà Lan. Trong một bài luận, tôi dùng từ mà một học sinh lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa đã thuộc lòng: "cuộc chiến chống đế quốc Mỹ và chính quyền bù nhìn miền Nam" (War against the US imperialism and its Southern puppet goverment).

 

Giáo sư môn đó đã dạy tôi bài học đầu tiên của người làm học thuật: dùng từ trung tính, bao hàm, và ít gây tổn thương nhất có thể. Chính vì thế, ngoài phạm vi Việt Nam, "Vietnam War" cũng là cách gọi phổ biến số 1 trong giới nghiên cứu, ngoại giao, văn học, giáo dục và lịch sử.

---

 

https://www.facebook.com/CultureMove/photos/a.531877134399541/894638001456784/

Bà mẹ Việt Nam

 

386 BÌNH LUẬN   

 

.

Tác giả

Nguyen Phuong Mai

https://dantri.com.vn/.../noi-dau-nghiet-nga-cua-nguoi-me...

DANTRI.COM.VN

Nỗi đau nghiệt ngã của người mẹ có con ở 2 đầu chiến tuyến

Nỗi đau nghiệt ngã của người mẹ có con ở 2 đầu chiến tuyến

 

.

Tác giả

Nguyen Phuong Mai

https://tienphong.vn/noi-dau-cua-nguoi-me-co-con-o-hai...

TIENPHONG.VN

Nỗi đau của người mẹ có con ở hai bên chiến tuyến

Nỗi đau của người mẹ có con ở hai bên chiến tuyến

 

Tác giả

Nguyen Phuong Mai

https://vi.wikipedia.org/.../T%E1%BB%95n_th%E1%BA%A5t_nh...).

VI.WIKIPEDIA.ORG

Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

 

.

Quỳnh Trần

Ở miền Nam giai đoạn đó có rất nhiều gia đình giằng xé giữa hai phe như vậy. Như nhà ngoại mình thì ông ngoại làm việc cho VNCH trong Dinh Độc Lập, còn nhà bà ngoại thì nuôi giấu bộ đội, có ông cậu đi theo cách mạng và hi sinh. Vì vậy nên nhà ngoại mình không ưa ông mình, rồi không thương cả mẹ với cậu dì mình bằng mấy đứa cháu con của những người khác. Bà mình kể thời sau giải phóng khổ sở, nghèo đói quá nên bà phải về nhà mẹ xin gạo ăn (vì nhà ngoại làm nông, lúa gạo rất nhiều), không dám dẫn cậu mình theo vì cậu rất giống ông. Chiến tranh đã kết thúc nhưng vết thương hằn sâu trong lòng các gia đình vẫn chưa liền mài.

 

Mình nghĩ những bài hát thuộc dòng phản chiến của Trịnh Công Sơn không nên nhìn dưới góc độ chính trị. Ông không đứng ở lập trường của một phe phái chính trị nào để viết nên những bài ca ấy, mà chỉ viết bằng đôi mắt của một người dân bình thường trong thời đại đó. Một người dân bình thường không nhất thiết phải học lý luận chính trị hay chọn cho mình một lý tưởng nào cả. Cái mà họ nhìn thấy diễn ra hằng ngày ở miền Nam khi ấy đó là người Việt cầm vũ khí giết người Việt. Đành rằng có quân đồng minh tham chiến nhưng số đó là bao nhiêu khi so với chính người Việt ta? Cảnh quân đồng minh giết người Việt nhiều hơn hay cảnh người Việt giết nhau nhiều hơn? Trong mắt một người dân bình thường, họ nhìn cảnh đó không phải là phe ta tiêu diệt kẻ địch hay kẻ địch tàn sát phe ta, mà đó chỉ là đồng bào giết đồng bào mà thôi, bất kể bên nào thắng thì vẫn là người Việt nằm xuống, cho dù phe nào thua thì thịt xương kia phần lớn vẫn là máu đỏ da vàng. Đối với người theo phe này hay phe kia thì cuộc chiến có thể toàn thắng hay thất bại, còn đối với người mẹ Việt Nam có con cái đối đầu nhau thì ai thắng ai thua với mẹ cũng chỉ là mất mát, đau thương.

 

Bài hát chỉ đơn giản phản ánh góc nhìn của Trịnh Công Sơn - một con người bình thường ở miền Nam trong thời điểm đó. Nó vốn dĩ cũng không cổ vũ hay đả kích phe nào, chỉ cổ vũ hòa bình và đả kích chiến tranh. Cá nhân mình cho rằng không nên dùng góc nhìn chính trị của bên nào để bắt bẻ từ ngữ trong bài hát. Dù sao đi nữa, cái mà bài hát hướng tới truyền đạt vốn không xấu. Bài hát không nhằm khơi gợi hay kích động thù oán, một vài người nghe nó và tức giận thì có chăng cái mà họ nhìn thấy là oán thù trong lòng mình, không nằm ở bài hát.

 

---------------

Nguyễn Giang

Thế khoảng 500000 lính Mỹ sang Việt Nam du lịch rồi thích mùi đất Việt Nam nên nằm lại đây thôi chứ k phải qua xâm lược đâu

.

Nguyen Phuong Mai

Nguyễn Giang Cảm ơn bạn đã comment. Để cho rõ ý hơn, tôi đã thêm ý vào post như sau:

 

1. Với thế giới, những gì diễn ra ở Việt Nam là "cuộc chiến ủy nhiệm". Việt Nam trở thành cuộc chiến nhỏ trong tổng thể của một cuộc chiến lớn hơn giữa hai phe cộng sản và tư bản. Trên chiến trường Việt Nam có sự tham gia của người và của từ các nước đồng minh: Mỹ, Úc, Hàn vs. Liên Xô và Trung Quốc...

Trong số binh sĩ và chuyên gia nước ngoài tử trận tại Việt Nam có khoảng 58.000 lính Mỹ, khoảng 5000 lính Hàn, 1446 lính Trung Quốc, 500 lính Úc, 38 lính New Zealand, 351 lính TháThái, 16 người Liên Xô, và 14 phi công Bắc Triều Tiên.

 

2. Với phe thắng trận, đó là cuộc chiến "giải phóng dân tộc" khỏi sự can thiệp/ xâm lược của Mỹ.

Theo thống kê của Cục chính sách Bộ Quốc phònphòng, Việt Nam có 849.018 liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.

 

3. Với một bộ phận của phe thất trận và một số quan điểm phi chính trị khác, đó là cuộc "nội chiến". Một đất nước, một dân tộc bị chia làm hai phe giết chóc lẫn nhau. Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói về cuộc chiến này là "triệu người vui mà cũng có triệu người buồn".

 

Nội chiến, theo định nghĩa chung nhất của James Fearon, là một cuộc chiến với sự tham gia của các nhóm người trên cùng một đất nước, có tính tổ chức cao và theo diện rộng, nhằm mục đích thâu tóm quyền lực và thay đổi chính sách hoặc chế độ.

 

Nội chiến có thể có hoặc không có yếu tố ngoại bang. Chính vì vậy, nội chiến hoàn toàn có thể là một bộ phận của một cuộc chiến ủy nhiệm như trường hợp của Việt Nam, Nam Bắc Hàn, hay Syria. Trên thực tế, các cuộc nội chiến luôn mang ít nhiều yếu tố ngoại bang.

 

Nhà sử học R.J. Rummel đưa ra con số ước tính cao nhất có thể lên tới 313.000 lính Việt Nam Cộng Hòa tử trận.

---

 

Gọi là "cuộc chiến ủy nhiệm", "cuộc chiến giải phóng dân tộc" hay "nội chiến" chỉ phản ánh một phần của bức tranh lớn, phản ánh một quan điểm trong nhiều quan điểm.

 

Chính vì thế, cách gọi trung tính, bao hàm, ít gây tổn thương nhất cho tất cả các bên liên quan là "Cuộc chiến Việt Nam" (the Vietnam War).

 

Xin kể thêm một câu chuyện cá nhân khi tôi còn học ngành Chính trị và Nghệ Thuật tại Hà Lan. Trong một bài luận, tôi dùng từ mà một học sinh lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa đã thuộc lòng: "cuộc chiến chống đế quốc Mỹ và chính quyền bù nhìn miền Nam" (War against the US imperialism and its Southern puppet goverment).

Giáo sư môn đó đã dạy tôi bài học đầu tiên của người làm học thuật: dùng từ trung tính, bao hàm, và ít gây tổn thương nhất có thể. Chính vì thế, ngoài phạm vi Việt Nam, "Vietnam War" cũng là cách gọi phổ biến số 1 trong giới nghiên cứu, ngoại giao, văn học, giáo dục và lịch sử.

 

.

Nguyen Phuong Mai

Nguyễn Giang https://tuoitre.vn/thua-nhan-viet-nam-cong-hoa-la-buoc...

TUOITRE.VN

Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng

Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng





No comments:

Post a Comment