Người
Mỹ chúng ta đang khiêu vũ trên tàu Titanic. Tảng băng trước mắt không
còn xa
Francine Prose - The Guardian
DCVOnline dịch thuật
POSTED
ON JUNE
28, 2022
Cú
sốc lớn nhất của mọi người là khi thức dậy và nhận thấy lúc chúng
ta đang đưa lũ trẻ đi tập đá banh và ngồi bên ly rượu sau
giờ làm việc thì nước Mỹ đã ở dưới chế độ chuyên quyền.
“Việc khẳng định quyền của chúng ta chưa bao
giờ quan trọng hơn — không chỉ là phụ nữ, không chỉ là người Mỹ, mà
còn là con người.” Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images
Đến nay, việc tối cao pháp viện Hoa Kỳ xóa
bỏ án lệnh Roe v Wade hầu như không có gì ngạc nhiên. Chúng ta đã biết điều này sắp xảy
ra từ khi bản ghi nhớ của Justice Alito rò rỉ từ một tháng trước.
Tuy nhiên, nó vẫn gây ra một cú sốc nhức nhối — thực tế, là một loạt những cú
sốc. Chúng ta ngạc nhiên tự hỏi, tại sao chuyện này có thể xảy
ra như thể chúng ta đã không biết, trong nhiều tuần, rằng đó là một sự
đã rồi.
Điều gây sốc
là hiện thực hóa kịch bản đáng sợ của Câu chuyện về người hầu gái (Thị nữ
đích cố sự): sự nghi ngờ ngày càng tăng của chúng ta rằng tiểu thuyết phản
địa đàng của Margaret Atwood — về một xã hội mà phụ nữ bị buộc phải
sinh con và bị trừng phạt dã man vì không vâng lời — gần trở thành hiện thực
hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Điều gây sốc là bằng chứng về mong muốn và khả
năng kiểm soát và trừng phạt phụ nữ của tòa án để tước bỏ những quyền
hiến định của chúng ta. Điều gây sốc là sự táo bạo coi thường của những thẩm
phán TCPV đối với những đau khổ tiếp theo mà phán quyết này sẽ đổ lên đầu những
phụ nữ nghèo, những phụ nữ da màu và những người đàn bà sống ở vùng nông thôn.
Điều gây sốc là ký ức rõ ràng về ba trong số những thẩm phán
TCPV hiện tại đã tuyên thệ giữ gìn tiền lệ do Roe v Wade thiết lập.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/1/18/TheHandmaidsTale%281stEd%29.jpg
Margaret Atwood - The
Handmaid’s Tale
Điều gây sốc là nhận ra rằng chúng ta đang sống
trong một quốc gia hiện có một số luật đàn áp và thù ghét đàn bà nhất thế
giới. Điều gây sốc là khi
biết rằng định chế mà suốt đời trưởng thành của tôi được coi là cam kết
tuân theo những bảo đảm quý giá nhất của hiến pháp và những lý tưởng công lý
cao nhất và hợp lý nhất của lưỡng đảng, hiện nằm trong tay một nhóm cực đoan đầy quyền lực.
Nhưng điều
khiến tôi sốc nhất là thực tế, theo các cuộc khảo sát liên tục xuất hiện và được
đưa tin, là phần lớn người Mỹ ủng hộ quyền phá thai và phản đối lệnh cấm hoàn
toàn. Theo cuộc thăm dò mới nhất của Gallup, 85% dân số tin rằng phá thai là hợp
pháp trong một số trường hợp. Điều đáng chú ý không phải là tỉ số ủng hộ
cao như vậy mà là sự khác biệt giữa tỉ số đó và nội dung phán quyết của
tối cao pháp viện. Điều gây sốc là một thực tế khác mà chúng ta đã biết hoặc
nghi ngờ từ lâu: rằng chúng ta đang sống dưới chế độ thiểu số cai trị, rằng
theo một số cách quan trọng nhất, mong muốn của đa số không còn quyết định
chính sách của chính phủ nữa, và nó đã trở thành một trò hề khi nghĩ
rằng chính phủ của chúng ta, ở cấp cao nhất, đang phục vụ cho “ý chí
của người dân”.
Trong khi
đó, những cú sốc này ngày càng gia tăng và khuếch đại với mức độ chúng ta
dường như ít sẵn sàng hoặc có thể làm gì đối với việc lén lút gieo mầm cho
một chế độ chuyên quyền. Chúng ta nói, “Chúng ta đang sống dưới
chế độ thiểu số cai trị” và sau đó tiếp tục lập chương trình tổ
chức tiệc sinh nhật cho bọn trẻ, cố đi tìm việc làm và trả những hóa
đơn, phàn nàn giá cả ở máy bơm xăng, gặp bạn bè, mừng thời tiết tốt đẹp
và sự tự do mới nhờ đại dịch đang suy thoái. Mạng truyền thông xã hội đang
xôn xao với những mưu kế có giá trị — và cần thiết — để phá vỡ các biện
pháp mới: cách mua thuốc phá thai ở nước ngoài, cách giúp phụ nữ
đi đến những tiểu bang vẫn được phép phá thai. Nhưng tôi vẫn chưa thấy một
kế hoạch tổng thể thực sự khả thi và gây ảnh hưởng đến những dân biểu và nghị
sĩ của cái gọi là “những tiểu bang châm ngòi” đã cấm phá thai ngay lập tức
sau phán quyết của tối cao pháp viện.
Việc khẳng
định quyền của chúng ta chưa bao giờ quan trọng hơn — không chỉ với tư
cách là phụ nữ, không chỉ là người Mỹ, mà còn là tư cách con người. (Francine Prose)
Thật khó để
không nhận thấy rằng sự thụ động của chúng ta đang được những cơ sở truyền
thông dòng chính khuyến khích bằng cam kết đưa tin “công bằng và cân bằng”.
Trong những bản tin mà tôi đã xem vào đêm phán quyết — không chỉ trên các kênh
giờ vàng mà cả ở PBS — thời lượng tương đương đã được dành cho sự phấn khích của
phe “ủng hộ sự sống” (thuật ngữ “pro-life” đáng tiếc ngụ
ý rằng đối thủ của nó là phe phản đối sự sống) và trước sự tức giận và thất
vọng của những người phụ nữ chỉ muốn duy trì quyền kiểm soát cơ thể của phụ
nữ chúng ta. Làm thế nào nó không làm cho chúng ta cảm thấy rằng đất nước bị
chia rẽ sâu xa, bè phái và vô vọng, và do đó không thể làm gì được? Trên thực tế,
hai bên không bình đẳng, nhưng một bên chỉ được đại diện một cách vô cùng
bất bình đẳng ở những nơi quan trọng nhất.
Việc khẳng
định quyền của chúng ta chưa bao giờ quan trọng hơn — không chỉ là phụ
nữ, không chỉ là người Mỹ, mà còn là con người. Chúng ta cần nói chuyện với
bạn bè, lập kế hoạch, gây áp lực không ngừng với chính quyền tiểu bang và
địa phương của chúng ta, bắt mọi ứng cử viên chính trị phải chịu trách nhiệm.
Chúng ta có thể cần tạm quên đi những lo lắng cấp bách về lạm phát và
giá xăng để đủ thời gian xuống đường biểu tình, với tần suất không ngừng
và số người tham gia thật lớn, để niềm tin và tiếng nói của chúng ta được
lắng nghe.
Bởi vì cú
sốc lớn nhất của mọi người là khi thức dậy và thấy rằng lúc chúng ta đang đưa
lũ trẻ đi tập đá banh và ngồi bên ly rượu sau giờ làm việc, ngày càng nhiều quyền
của chúng ta bị tước bỏ, như đã xảy ra ở rất nhiều quốc gia mà nền dân chủ đã
biến mất, chỉ qua một đêm và chìm trong bóng tối — khi, như lúc, không ai đang
để ý. Sự lật ngược án lệnh Roe v Wade sẽ khiến chúng ta kinh ngạc hơn cả những
gì đã xảy ra — khiến chúng ta kinh ngạc khi nhìn ra ngoài sàn nhảy của con tàu
Titanic và thấy tảng băng trôi đó, lờ mờ trên đường hướng thẳng đến chúng ta, ở
không quá xa.
*
Tác giả | Francine Prose là một tiểu thuyết
gia, tác giả truyện ngắn, tiểu luận và nhà phê bình người Mỹ; The Vixen là tác
phẩm gần đây nhất của bà. Bà là giáo sư thỉnh giảng văn học tại Bard College,
và trước đây là chủ tịch của PEN American Center.
©
2022 DCVOnline
Nếu đăng lại,
xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng
lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn:
We
Americans are dancing on the Titanic. Our iceberg is not far away |
Francine Prose | The Guardian | June 27, 2022.
No comments:
Post a Comment