May 26th,
2022
https://baotreonline.com/tin-tuc/ghi-nhan-trong-tuan/nato-mo-rong.baotre
Nguyên
do đưa đến cuộc xâm lăng Ukraine dựa trên khá nhiều những ảo tưởng của ông
Vladimir Putin, và một trong những ảo tưởng lớn nhất cho rằng chiến tranh sẽ
làm suy yếu khối liên minh NATO. Nhưng ông Putin đã tính sai nước cờ, sau khi
phát động cuộc xâm lăng, khối liên minh này lại thống nhất hơn trước và nay
đang chuẩn bị để nhận thêm hai quốc gia thành viên mới mà trước đây đã nhất định
không tham gia, thậm chí ngay cả vào thời cao điểm của chiến tranh lạnh.
https://baotreonline.com/tre_assets/uploads/2022/05/nato-mo-rong.jpg
Liên
minh NATO mở rộng – nguồn Reuters
Hôm thứ Tư 18/5, Phần Lan và Thuỵ Ðiển đã chính thức
nộp đơn xin gia nhập NATO, một quyết định mà nếu được chấp thuận, về cơ bản sẽ
làm thay đổi cục diện an ninh của Bắc Âu và mang lại cho liên minh nhiều lợi thế
địa lý trong việc đối đầu với Nga.
Quyết định
xin gia nhập Tổ chức Minh ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) của hai quốc gia Bắc Âu
trên cho thấy học thuyết quốc phòng kéo dài trong nhiều thập niên qua của họ
trong cố gắng để cân bằng quan hệ đối tác chính trị và an ninh với các quốc gia
phương Tây khác trong khi vẫn không chính thức tham gia vào liên minh đến nay
đã không còn thích hợp với tình hình trong khu vực sau khi Nga tấn công Ukraine
và đe doạ đến nền an ninh của họ.
Trên thực
tế, Phần Lan và Thuỵ Ðiển đã là những đồng minh thân cận nhất của NATO, từng hợp
tác trong nhiều sứ mệnh và tập trận quân sự. Tuy nhiên, việc họ chính thức gia
nhập sẽ trám vào khoảng trống lớn nhất còn lại trên tấm bản đồ châu Âu của NATO
và trên phần đất ngày càng có nhiều biến động của lục địa này. Với tình trạng
những khối băng đang tan chảy và công việc vận chuyển hàng hải ngày càng gia
tăng gần khu vực Bắc Cực, các hoạt động liên quan đến không quân và hải quân
trong khu vực cũng đã gia tăng trong những năm gần đây. Vùng biển Baltic – con
đường ngắn nhất cho hạm đội Nga đi vào Ðại Tây Dương – sẽ được đặt trong tầm kiểm
soát chặt chẽ hơn nữa bởi liên minh NATO.
Việc chính
thức thông báo xin gia nhập nói trên đã được đoán trước sau khi các đảng cầm
quyền của Phần Lan và Thuỵ Ðiển trong cuối tuần trước đó đã bỏ phiếu ủng hộ việc
nộp đơn xin gia nhập NATO cũng như sự chuyển hướng đáng kể trong quan điểm của
người dân Phần Lan và Thụy Ðiển trong mấy tháng qua và nay hoàn toàn ủng hộ việc
gia nhập liên minh, với hy vọng rằng quyết định thay đổi chính sách an ninh
trên sẽ ngăn cản Nga trong bất kỳ mưu đồ gây hấn nào trên phần đất của họ.
Ðể được nhận
làm thành viên NATO, kể cả đối với những quốc gia đã sẵn sàng như Phần Lan và
Thuỵ Ðiển, là một tiến trình nhiều bước. Sau khi nêu rõ ý định tham gia, quốc
gia nộp đơn gia nhập sẽ gặp các nhóm chuyên gia NATO tại Brussels (Bỉ) để đảm bảo
các điều kiện tiên quyết để trở thành thành viên đã được đáp ứng.
Sau đó, tất
cả các quốc gia thành viên hiện tại có quyền phê chuẩn các nghị định thư gia nhập
cho phép quốc gia được mời trở thành thành phần của cái gọi là Hiệp ước
Washington, được thành lập để lập ra các cơ sở pháp lý cho NATO. Hầu hết các quốc
gia thành viên đòi hỏi có sự chấp thuận của quốc hội của họ để phê chuẩn các
nghị định, và mặc dù nhiều quốc gia cho biết họ sẵn sàng nhanh chóng chấp nhận
Thụy Ðiển và Phần Lan trở thành thành viên, hoàn cảnh chính trị ở từng mỗi quốc
gia có thể làm chậm tiến trình này.
https://baotreonline.com/tre_assets/uploads/2022/05/nato-mo-rong1.jpg
Kể từ
1999, NATO có thêm 14 quốc gia cựu cộng sản gia nhập – nguồn CNBC.com
Theo NATO,
tiến trình để được gia nhập nhanh nhất cho đến nay là bốn tháng, với Hy Lạp và
Thổ Nhĩ Kỳ, vào năm 1952, khi đó liên minh chỉ có 12 thành viên.
Tổ chức
NATO được thành lập vào năm 1949 để đối đầu với sự đe doạ về an ninh từ Liên
bang Xô Viết. Mục đích chính của NATO là thành lập một mạng lưới an ninh để bảo
vệ cho các quốc gia thành viên. Trong tất cả các điều khoản ghi trong hiệp ước,
Ðiều 5 là quan trọng nhất, nói rõ rằng nếu một quốc gia thành viên bị tấn công
quân sự thì NATO coi như tất cả các quốc gia thành viên khác cũng đã bị tấn
công. Hiện nay NATO có tổng cộng 30 thành viên, trong đó có 28 quốc gia thuộc
khu vực châu Âu và hai quốc gia, Hoa Kỳ và Canada, thuộc Bắc Mỹ.
Xem thêm: Trung đoàn Azov tử thủ
Việc có
thêm Phần Lan và Thụy Ðiển gia nhập NATO có thể nói đã hoàn tất nỗ lực mang lại
nguồn sinh khí mới cũng như tìm lại được mục đích của tổ chức là bảo vệ an ninh
cho khu vực sau khi Nga xâm chiếm bán đảo Crimea vào năm 2014, và có nhiều khả
năng mở ra một kỷ nguyên mới, mạnh mẽ hơn nữa cho liên minh.
Phần Lan,
mặc dù là đối tác thân cận của NATO, từ lâu vẫn ráng duy trì vị trí không liên
kết, lý do chính là không muốn gây bất hoà với Nga, là quốc gia có chung đường
biên giới dài 830 dặm và hai bên đã từng đụng độ trong một cuộc chiến tranh đẫm
máu cách đây 8 thập niên mà đến nay vẫn còn là một ký ức đầy cay đắng đối với
quốc gia này.
Việc Thuỵ
Ðiển chống đối gia nhập NATO có phần mang tính cách ý thức hệ hơn, bắt nguồn từ
tham vọng muốn trở thành một quốc gia kiến tạo hòa bình toàn cầu và là quốc gia
mạnh mẽ ủng hộ nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân. Thuỵ Ðiển chưa từng phải tham
chiến trên phần đất của họ trong suốt hai thế kỷ qua, kể từ khi Nga xâm chiếm
quốc gia này năm 1808, phát động một cuộc chiến tranh kết thúc bằng việc sát nhập
vào Nga phần đất mà sau này trở thành Phần Lan.
https://baotreonline.com/tre_assets/uploads/2022/05/nato-mo-rong2.jpg
Tổng
thư ký NATO Jens Stoltenberg và đơn gia nhập của Phần Lan và Thuỵ Điển – nguồn
Getty Images
Tuy nhiên,
cả hai quốc gia trên đã sẵn sàng để trở thành thành viên NATO. Không như 14 quốc
gia cựu cộng sản gia nhập NATO sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, cả Phần Lan lẫn
Thuỵ Ðiển không cần nhiều thời gian thích ứng để đáp ứng đúng các yêu cầu của
liên minh. Hai quốc gia Bắc Âu này đã có quân đội hiện đại, binh lính được huấn
luyện rất tốt, và đều có trong tay các ngành kỹ nghệ sản xuất vũ khí tinh vi.
Xem thêm: Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức vị lương y cầm
bút
Một điều
mà ai cũng đoán trước là quyết định xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thuỵ Ðiển
sẽ khiến ông Putin nổi giận, và quả đúng thế, Nga đã lập tức lên tiếng đe dọa sẽ
trả đũa nếu hai quốc gia này vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu của họ, mặc dù
không nói rõ đó là trả đũa ra sao.
Tuy nhiên,
với tư cách thành viên NATO chứng tỏ cho thấy đây là giải pháp duy nhất để kiềm
chế mưu đồ bành trướng của Nga. Các quốc gia không nằm trong liên minh mới là
những nước dễ bị đe doạ nhiều hơn hết. NATO chưa từng thúc ép bất kỳ quốc gia
nào tham gia – không cần biết đó là Phần Lan hay Thuỵ Ðiển, nơi mà trước đây phần
đông dân chúng vẫn thường phản đối việc gia nhập cho đến khi các cỗ xe tăng của
Nga lăn bánh vào lãnh thổ Ukraine đầu năm nay.
NATO không
phải là một đế quốc như cái đế quốc mà ông Putin đang cố gắng làm hồi sinh trở
lại. Ðây là một liên minh phòng thủ để bảo vệ chủ quyền cho các thành viên của
nó – đặc biệt là trước sự đe doạ của Nga. Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö đã
nói rất chính xác với một thông điệp ngắn gọn gửi trực tiếp đến ông Putin: “Ông
đã gây ra chuyện này. Hãy nhìn vào gương đi.”
Vậy ta có
thể nói, với những tính toán sai lầm của ông Putin khi quyết định phát động cuộc
xâm lăng vào Ukraine thì nay gặp phải hậu quả là “gậy ông đập lưng ông” vậy.
------------------------------------------
Có Thể Bạn Quan Tâm:
·
Nhật Bản – Đồng minh đặc biệt
·
WHO – Con rối của Trung Cộng?
No comments:
Post a Comment