G7 chỉ trích và ra chiến
lược chống Trung Quốc 'bành trướng'
BBC News Tiếng Việt
28 tháng 6 2022, 18:33 +07
Cập nhật
28 tháng 6 2022, 23:10 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/world-61968530
https://ichef.bbci.co.uk/news/768/cpsprodpb/149E9/production/_125675448_tv076992536.jpg.webp
Cuộc
họp G7 diễn ra tại Đức
Hoa Kỳ
và đồng minh vừa kết thúc hội nghị G7 với một tuyên bố tập trung vào lo ngại về
Trung Quốc, mặc dù cuộc chiến của Nga ở Ukraine đang là mối quan tâm cấp bách
nhất trong cuộc họp kéo dài ba ngày.
Ukraine: Chiến binh gốc Việt
tử vong trên chiến trường Donbas
Giá đồng Bitcoin giảm
sâu: Có nên mua lúc này?
Thông cáo chung ra hôm 28/6 của G7 lên án hành động
gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng
quyền con người và quyền tự chủ của Hong Kong.
G7 cũng
thúc ép Trung Quốc nỗ lực chấm dứt hành động gây hấn của Nga ở Ukraine.
Thông
cáo ngày 28/6 của G7 nói:
"Chúng tôi nhắc lại tầm quan trọng của việc duy trì một Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương tự do và cởi mở, dựa trên pháp quyền."
"Chúng tôi vẫn quan
tâm nghiêm túc đến tình hình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông."
"Chúng tôi cực lực
phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc
ép buộc làm gia tăng căng thẳng."
"Chúng tôi nhấn mạnh
rằng không có cơ sở pháp lý nào cho các tuyên bố chủ quyền trên biển ngày càng
lan rộng của Trung Quốc tại Biển Đông. Về vấn đề này, chúng tôi kêu gọi Trung
Quốc tuân thủ đầy đủ phán quyết của trọng tài ngày 12 tháng 7 năm 2016 và tôn
trọng các quyền và tự do hàng hải được ghi trong UNCLOS."
"Chúng tôi nhắc nhở
Trung Quốc về sự cần thiết phải duy trì nguyên tắc của Hiến chương LHQ về giải
quyết hòa bình các tranh chấp và tránh đe dọa, ép buộc, hoặc sử dụng vũ lực."
"Khi Nga tiến hành
cuộc chiến tranh phi lý, vô cớ và bất hợp pháp chống lại Ukraine, chúng tôi kêu
gọi Trung Quốc thúc Nga phải tuân thủ ngay lập tức mệnh lệnh ràng buộc pháp lý
của Tòa án Công lý Quốc tế ngày 16 tháng 3 năm 2022 và tuân theo các nghị quyết
liên quan của Đại hội đồng LHQ, ngừng hành động xâm lược quân sự - và ngay lập
tức rút quân vô điều kiện khỏi Ukraine."
"Chúng tôi kêu gọi
Trung Quốc tôn trọng các cam kết đã đưa ra trong Tuyên bố chung Trung Quốc-Anh
và Luật cơ bản, bảo đảm các quyền, tự do và mức độ tự trị cao cho Hong
Kong."
Hình : https://ichef.bbci.co.uk/news/768/cpsprodpb/8A81/production/_125675453_tv076992548.jpg.webp
Cũng vào
thứ Ba, các nhà lãnh đạo G-7 cam kết 5 tỷ USD cho các vấn đề an ninh lương thực
toàn cầu, với hơn một nửa là viện trợ của Mỹ cho Ukraine.
G7 đã cam
kết huy động 600 tỷ USD từ quỹ công và tư trong 5 năm để tài trợ cho cơ sở hạ tầng
ở các nước đang phát triển, cạnh tranh với dự án Vành đai và Con đường của
Trung Quốc.
Tổng thống
Mỹ Joe Biden nói: "Các nước đang phát triển thường thiếu cơ sở hạ tầng thiết
yếu để giúp đối phó với các cú sốc toàn cầu, như đại dịch."
Ông Biden
cho biết, Hoa Kỳ sẽ huy động 200 tỷ USD tài trợ trong 5 năm để hỗ trợ các dự án
ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình nhằm giúp giải quyết biến đổi khí
hậu cũng như cải thiện sức khỏe toàn cầu, bình đẳng giới và cơ sở hạ tầng kỹ
thuật số.
Châu Âu sẽ
huy động 300 tỷ euro (317 tỷ USD) cho sáng kiến này trong cùng thời kỳ nhằm xây
dựng một giải pháp thay thế bền vững cho kế hoạch Sáng kiến Vành đai và Con đường
của Trung Quốc.
Kế hoạch đầu
tư của Trung Quốc liên quan đến các chương trình ở hơn 100 quốc gia nhằm tạo ra
một phiên bản hiện đại của tuyến đường thương mại Con đường Tơ lụa cổ đại từ
châu Á sang châu Âu.
Hôm thứ
Hai 27/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã lên tiếng phản đối Hoa Kỳ.
"Trung Quốc luôn hoan nghênh mọi
sáng kiến thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu."
"Nhưng chúng tôi phản đối việc
thúc đẩy các tính toán địa chính trị dưới ngọn cờ xây dựng cơ sở hạ tầng và những
lời nói và việc làm cố gắng bôi nhọ và vu khống Sáng kiến Vành đai và Con đường."
Sau cuộc họp
ở Đức, một số nhà lãnh đạo G7 sẽ tới Madrid để dự hội nghị của Tổ chức Hiệp ước
Bắc Đại Tây Dương (Nato).
Chiến tranh tại Ukraine
Phát ngôn
viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 28/6 nói với các phóng viên rằng hành động
thù địch ở Ukraine có thể kết thúc "trước ngày hôm nay", nếu chính phủ
Ukraine ra lệnh cho "phe dân tộc chủ nghĩa" hạ vũ khí.
"Phía
Ukraine có thể kết thúc tất cả những điều này trước khi kết thúc ngày hôm nay;
ra lệnh các đơn vị dân tộc chủ nghĩa hạ vũ khí, quân đội Ukraine hạ vũ khí; và
họ phải đáp ứng mọi yêu cầu của Nga."
Người phát
ngôn Dmitry Peskov nhấn mạnh: "Hoạt động quân sự đặc biệt sẽ tiến hành
theo kế hoạch và đạt được các mục tiêu."
Khi được hỏi
liệu phía Nga có khung thời gian để kết thúc cái gọi là "hoạt động đặc biệt"
hay không, ông Peskov trả lời ngắn gọn:
"Không."
Trước đó, tối 27/6, Tổng thống Ukraine Volodymyr
Zelensky tuyên bố nước Nga đã trở thành
tổ chức khủng bố lớn nhất trên thế giới.
"Phải đưa điều này thành sự thật pháp lý. Và
tất cả mọi người trên thế giới phải biết rằng mua hoặc vận chuyển dầu của Nga,
duy trì liên lạc với các ngân hàng Nga, nộp thuế cho nhà nước Nga đồng nghĩa với
việc đưa tiền cho những kẻ khủng bố."
Trong một
phát biểu khác vào ngày 28/6, ông Zelensky khẳng định Ukraine sẽ chiến thắng dù
phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa.
"Kẻ thù sẽ không thể nhận ra sức
mạnh mà chúng ta có để sẵn sàng chiến đấu cho các quyền và tự do của chúng ta.
Bọn không có sức mạnh thì có bao giờ tước bỏ được sức mạnh của người
khác."
"Đó là lý do tại sao chiến thắng
là điều sẽ xảy ra cho chúng ta. Sự trừng phạt là điều không thể tránh khỏi đối
với kẻ thù. Và ngày đó sẽ đến. Và hòa bình cũng sẽ đến."
Các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ gặp
nhau tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 30 tháng 6,
dự hội nghị của Nato.
30 quốc
gia thành viên của liên minh quân sự Nato sẽ muốn thể hiện sự đoàn kết của họ
chống lại sự xâm lược của Nga.
Hội nghị
thượng đỉnh Nato sẽ tập trung vào việc tăng cường hỗ trợ quân sự ở Đông Âu, tái
khẳng định sự ủng hộ đối với Ukraine và đối phó ảnh hưởng toàn cầu ngày càng
tăng của Trung Quốc.
Tại hội
nghị thượng đỉnh năm nay ở Madrid, các nhà lãnh đạo thế giới từ các quốc gia hiện
không phải là thành viên của Nato - bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản, cùng với Phần
Lan và Thụy Điển, những quốc gia đã nộp đơn xin gia nhập liên minh - sẽ tham dự
với tư cách quan sát viên.
30 quốc
gia thành viên Nato dự kiến sẽ công bố một văn bản chính sách mới để ứng phó
các thách thức mới trên thế giới.
Có lẽ đó
là lý do tại sao lần đầu tiên Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh
Nato, với tư cách quan sát viên.
------------------------------
TIN
LIÊN QUAN
ĐSQ
Ukraine: Nguyễn Văn Minh 'mãi là anh hùng của đất nước Ukraine'
25 tháng 6
năm 2022
.
BBC
News Tiếng Nga điều tra bí ẩn về bốn tướng Nga tử trận trong cuộc chiến ở
Ukraine
20 tháng 6
năm 202
.
Quốc
hội Pháp: Cực hữu và cực tả lên ngôi khiến Macron thêm suy yếu
21 tháng 6
năm 2022
.
Cuộc
chiến Ukraine: Nga vượt Ả Rập Saudi, trở thành nhà cung ứng dầu lớn nhất của TQ
20 tháng 6
năm 2022
No comments:
Post a Comment