Wednesday, June 22, 2022

CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ NHỮNG GÁNH XIÊC TƯ Ở HÀ NỘI (Dân Trí Online)

 



Chuyện chưa kể về những gánh xiếc tư ở Hà Nội 

Dân Trí Online

Thứ tư, 22/06/2022 - 11:16

https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/chuyen-chua-ke-ve-nhung-ganh-xiec-tu-o-ha-noi-20220620201724945.htm

 

Trong căn nhà 40m2 ở góc phố Hàng Đào - Hàng Bạc, trừ căn gác xép dành cho cả gia đình sinh hoạt, còn lại toàn bộ diện tích là nơi để đạo cụ và phòng tập cho các tiết mục uốn dẻo, tung hứng, ảo thuật.

 

…Nhìn tổ hợp xiếc khép kín của gia đình ông Thiện, người ta cứ ngỡ đó là một bộ phận của Rạp xiếc Trung ương. Ngay giữa nhà là một chiếc đu bằng kim loại cao sát trần để tập nhào lộn hàng ngày…

 

https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/680/2022/06/20/chuyen-chua-ke-ve-nhung-ganh-xiec-tu-o-ha-noidocx-1655730811324.jpeg

Biểu diễn mô tô bay

 

Vợ chồng ông Thiện sau nhiều năm bôn ba cùng gánh xiếc, vừa biểu diễn, vừa bán thuốc gia truyền khắp nông thôn, thành thị thì sau này những người con của ông cũng nối nghiệp cha thi vào đoàn xiếc. Được đào tạo bài bản, qua những năm tháng khổ luyện, họ cũng đã trở thành những diễn viên xiếc thực thụ. Nổi bật nhất là cô con gái Vân Khánh, một diễn viên uốn dẻo xuất sắc trong đoàn. Tiếp đến là cậu con trai Thành Ngôn tung hứng khéo léo, lão luyện. Cả 2 diễn viên trẻ này đều được đánh giá cao trong ngành xiếc lúc bấy giờ. Ngoài ra thì cậu con trai út tên Mạnh cũng đang theo nghề nhờ những bí kíp ảo thuật mà ông Thiện chưa truyền cho ai. 

 

Những năm 1970, nếu ai nhìn vào nhà ông Thiện sẽ được chứng kiến quang cảnh không khác gì sân tập thu nhỏ. Trên chiếc đu, một cô gái trẻ mặc quần sa tanh đỏ tung người bám lên thanh tre nhào lộn nhiều vòng. Còn góc nhà, một anh thanh niên vạm vỡ cởi trần, đầu quấn khăn vàng, 2 tay như múa tung những quả cầu nhiều màu sắc một cách điệu nghệ. Cạnh đấy, ông Thiện đang ngửa cổ di chuyển thăng bằng với thanh kiếm dài trên miệng… Những lúc như thế, ngoài cửa thường xuất hiện đám đông người xem, đa phần là trẻ con, nhưng cũng có nhiều người lớn hiếu kỳ đi qua dừng lại.

 

Giai đoạn 1965 - 1970, quận Hoàn Kiếm được coi là cái nôi văn hóa của Thủ đô, là một trong những quận điển hình về phong trào văn hóa quần chúng, nhiều năm tham gia thi Hội diễn thành phố đều giành Huy chương Vàng. Cũng bởi địa bàn này tập trung nhiều nghệ sĩ chuyên và bán chuyên nên Phòng Văn hóa quận hồi ấy đã tập hợp được nhiều nhóm văn nghệ sĩ như kịch, múa, hát, cải lương… trong đó có cả gánh xiếc của gia đình ông Thiện.

 

Chỉ tính riêng đội văn nghệ thôi cũng đã hội tụ được vô khối nghệ sĩ nổi tiếng một thời như nhạc sĩ Hoàng Giác, Hoàng Kim, Đỗ Liên, nhạc công đàn Accordeon Lê Thăng, nghệ sĩ kèn Clarinet Trần Quý, kèn Trompet Triệu Hàng Bạc và nhiều nhạc công chơi Violon khác… Chưa kể nhiều ca sĩ bán chuyên có giọng ca không thua kém dân chuyên nghiệp. Những ngày lễ lớn, ở các điểm vui chơi công cộng như vườn hoa Chí Linh (vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay) và khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm, đội văn nghệ hùng hậu này đều tham gia biểu diễn cùng các đoàn văn công chuyên nghiệp của quân đội và Trung ương. Những lần ấy, nhóm xiếc nhà ông Thiện đều được mời biểu diễn. Ngành văn hóa từ đấy biết tiếng mà liên tục mời gia đình ông tham gia các chương trình chào mừng các ngày lễ lớn.

 

Một thời ngang dọc

 

https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/680/2022/06/20/chuyen-chua-ke-ve-nhung-ganh-xiec-tu-o-ha-noidocx-1655730811470.png

Tập luyện xiếc chồng người - gánh xiếc gia đình NSND Tạ Duy Hiển

 

Những thành công liên tiếp đã đưa gia đình đặc biệt này lên một đỉnh vinh quang mới. Rồi từ đó, không hiểu bằng cách nào mà ông Thiện cũng đã có giấy phép hành nghề mang danh "Đoàn Xiếc Hà Nội" đi biểu diễn khắp các huyện thị, từ những tỉnh đồng bằng cho đến các vùng đồng bào dân tộc ít người ở Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang… Đi cùng với xiếc không thể thiếu nhóm nhạc mà chủ đạo là kèn hơi (Trompet, Sacxophone) để làm tăng không khí sôi động trên sân khấu với các giai điệu Samba, Pasodoble, Chachacha… Đến địa phương nào, đoàn ông Thiện cũng được đón tiếp nhiệt tình.

 

Thời bấy giờ, người dân các tỉnh miền Bắc nói chung còn rất "đói" văn hóa, văn nghệ. Ở những vùng sâu, vùng xa, chiếu bóng quốc doanh còn phải mang máy chiếu phim di động về phục vụ bà con. Nơi nào có đoàn văn công về biểu diễn thì địa phương đó như có hội. Xiếc cũng vậy. Hay tin huyện nhà có Đoàn Xiếc Hà Nội về phục vụ thì làng trên, xóm dưới đã kháo nhau từ mấy ngày trước. Băng rôn, áp phích quảng cáo giăng khắp phố huyện. Đến ngày khai mạc, người đi làm đồng, nông dân hợp tác xã đều tranh thủ về sớm để còn chuẩn bị tối đi xem xiếc.

 

Rồi cũng đến ngày tôi được mời đi theo đoàn xiếc. Nhóm chúng tôi gồm có Minh "cong" chơi kèn Sacxophone, Lợi "kỳ đà" chơi kèn Trompet, Toán "xồm" chơi Guitare, Đắc "sọ" đánh trống, và tôi chơi đàn Accordeon. Nhóm nhạc công được ông chủ đoàn xiếc mời đến nhà vào một sáng Chủ nhật. Ông Thiện lúc ấy đã ngoài 50 tuổi nhưng rất nhanh nhẹn, đầu chải bóng mượt và nụ cười xã giao khiến ai cũng ấn tượng. Ngay cả bà Oanh, vợ ông cũng ra tiếp chúng tôi.

 

Bàn nước được bày rất long trọng, có ấm trà mạn, bao thuốc lá Điện Biên bao bạc để trên chiếc khay, thêm đĩa bánh chả và đĩa kẹo mềm Hải Châu. Cô diễn viên uốn dẻo xinh đẹp của hai ông bà chịu trách nhiệm pha trà tiếp nước. Ông Thiện đưa ra mức bồi dưỡng cho anh em nhạc công là 10 đồng/ngày, còn toàn bộ chi phí ăn ở ông lo. Một anh trong nhóm chúng tôi đưa ra ý kiến: "Tiền công như vậy theo tôi là thấp vì phải đi xa vất vả. Ngay ở Hà Nội, mỗi lần theo đoàn đi diễn trong bán kính 30km chúng tôi cũng đã nhận được tiền bồi dưỡng 10 đồng/ngày rồi".

 

Ông Thiện nhẹ nhàng giải thích: "Anh nói cũng đúng, nhưng có điều anh chưa nghĩ đến là chuyến đi này chủ yếu phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa. Các anh qua 1 ngày là được lãnh thù lao, còn chúng tôi phải đối mặt với bao khó khăn. Những ngày mưa gió đoàn nghỉ không diễn được mà lương vẫn phải trả. Trong khi phải lo mỗi đêm diễn sao cho số vé bán ra đảm bảo được chi phí cho cả đoàn mấy chục con người. Cũng nói thêm để các anh thông cảm, nhiều đêm vợ chồng tôi mất ngủ vì lo những ngày tới không biết lượng khách đến xem có đủ để bảo đảm doanh thu hay không. Nhân đây tôi cũng đưa ra một so sánh để các anh cân nhắc. Ấy là anh em trong các đoàn Trung ương đi biểu diễn tỉnh xa như chúng mình, cơm ăn 3 bữa, đêm ngủ nhà dân mà lương tháng cũng chỉ được lĩnh trên dưới 50 đồng. Các anh chỉ cần phục vụ 5 ngày là bằng lương cả tháng của họ rồi còn gì".

 

Nghe đến thế, cả nhóm nhạc công chúng tôi ngẩn tò te, không ai ý kiến gì nữa. Cuối cùng thì tất cả đều nhất trí và chuẩn bị lên đường.





No comments:

Post a Comment