Thursday, June 23, 2022

CÁC LÃNH ĐẠO EU SẼ ỦNG HỘ TƯ CÁCH ỨNG VIÊN CỦA UKRAINE (Jessica Parker / BBC News)

 



Các lãnh đạo EU sẽ ủng hộ tư cách ứng viên của Ukraine

Jessica Parker

Phóng viên BBC tại Brussels

23 tháng 6 2022, 11:25 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/world-61905516 

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/80E5/production/_125579923_hi076768782.jpg.webp

4 nhà lãnh đạo EU đã đến Kyiv hồi tuần rồi và lên tiếng ủng hộ tư cách thành viên gia nhập EU của Ukraine

 

Ukraine sẽ được phê chuẩn tư cách ứng viên gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) tại hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels vào hôm nay 23/06, sau khi Ủy ban Châu Âu (EC) bật đèn xanh.

 

Ukraine đã tiến hành đệ đơn gia nhập EU sau khi cuộc xâm lược bùng phát hồi tháng 2, và quy trình này từ đó đã diễn ra với tốc độ nhanh kỷ lục.

 

Đại sứ Ukraine tại EU nói với BBC rằng đây sẽ là một cú hích về mặt tâm lý cho người dân Ukraine.

 

Nhưng ông Vsevolod Chentsov cũng thừa nhận "sự hòa nhập thật sự" có thể chỉ bắt đầu khi cuộc chiến tranh đã kết thúc.

 

Tư cách ứng viên là bước đi chính thức đầu tiên trong quá trình gia nhập EU. Pháp hồi tuần này nói rằng đã có "sự đồng thuận hoàn toàn" về vấn đề Ukraine. Nhưng có thể tốn nhiều năm để gia nhập và không đảm bảo thành công.

 

Các quốc gia Tây Balkan gồm Albania, Bắc Macedonia, Montenegro và Serbia đã có tư cách thành viên trong nhiều năm; một số trường hợp đã có tư cách này hơn một thập kỷ. Bosnia và Herzegovina đã đệ đơn gia nhập vào năm 2016 nhưng vẫn chưa thành công.

 

Các lãnh đạo EU đã gặp gỡ các đối tác Tây Balkan sáng nay 23/06, trước cuộc gặp thượng đỉnh chính, để "thiết lập dựa trên các mối quan hệ gần gũi hiện tại", nhưng các cuộc thảo luận được cho sẽ không dễ dàng.

 

Một số quốc gia thành viên đang thúc đẩy việc Bosnia được trao tư cách ứng viên, mặc dù điều này được cho là sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, cũng có kỳ vọng Bắc Macedonia và Albania có thể đạt được tiến triển.

 

Tổng thống Pháp nói 'có thể mất hàng thập kỷ' để Ukraine gia nhập EU

Nhà báo Nga bán huy chương Nobel Hòa bình vì người Ukraine

Thủ tướng Đức nói Vladimir Putin sợ hãi 'dân chủ nhen nhóm' ở Nga

 

'Tại sao chúng tôi phải chờ đợi?'

 

"Chúng tôi không chấp nhập ý tưởng xếp hàng," Đại sứ Ukraine tại EU nói với BBC, tranh luận về việc sự háo hức của Kyiv có thể là tấm gương cho những quốc gia khác.

 

"Mọi nhà nước đều có lộ trình, có con đường của mình. Và nếu có ý chí chính trị, nếu có sự ủng hộ của xã hội [và] các nhà điều hành doanh nghiệp để tiến lên phía trước nhằm thực thi cải cách theo một cách nhanh chóng và can đảm thì tại sao chúng tôi phải chờ đợi?"

 

Đơn gia nhập của Moldova cũng đã được đề xuất chấp thuận có điều kiện trong khi Georgia sẽ bị từ chối, mặc dù Ủy ban Châu Âu nói quốc gia này có thể thuộc về EU vào "thời điểm thích hợp". Hơn 100.000 người đã dự một buổi mít tinh vào tối ngày 20/06 tại thủ đô của Georgia kêu gọi quốc gia này được trao tư cách ứng viên.

 

Một vài quốc gia EU đã đồng ý ủng hộ tư cách thành viên của Ukraine, với điều kiện kèm theo trước khi các cuộc đàm phán gia nhập có thể bắt đầu, bao gồm những cải cách pháp lý và chống tham nhũng.

 

Ông Chentsov cũng khẳng định có thể có một vài cải cách, thậm chí trong lúc Ukraine đang trong tình trạng chiến tranh và không thể kiểm soát được hoàn toàn lãnh thổ.

 

Thủ tướng Đức nói Vladimir Putin sợ hãi 'dân chủ nhen nhóm' ở Nga

Chính trị Pháp: Vì sao cơn sóng thần cực hữu dâng cao?

Cuộc chiến Ukraine: Lithuania chặn tuyến đường sắt của Nga đến Kaliningrad

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1687/production/_125576750_tv076855310.jpg.webp

Người dân tại Georgia đã tham gia cuộc mít tinh "Tuần hành vì Châu Âu" (March for Europe) vào tối ngày 20/06, kêu gọi Brussels ủng hộ tư cách thành viên

 

"Chúng tôi đang không bắt đầu từ con số 0," ông khẳng định, chỉ ra những việc đã được tiến hành kể từ khi EU và Ukraine ký một thỏa thuận hiệp hội vào năm 2014. Nhưng sẽ "hợp lý" để tiến hành các cuộc cải cách lớn hơn khi tình hình trên thực địa trở nên ổn định hơn, ông cho biết thêm.

 

Một số nhà ngoại giao EU trước đó cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại rằng việc trao tư cách thành viên có thể mang lại niềm hy vọng hão huyền cho Ukraine.

 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói hồi tháng Năm rằng triển vọng về gia nhập EU phải mất hàng thập kỷ, trong khi Tổng Thư ký Nato thì cảnh báo cuộc xung đột tại Ukraine có thể kéo dài hàng năm.

 

Nhưng ông Chentsov nói không ai có thể đoán trước được tương lai và ông cảm thấy có ý chí "giúp Ukraine đến đích".

 

VIDEO : https://www.bbc.com/vietnamese/world-61905516

Quốc gia nào lo ngại sẽ là mục tiêu tiếp theo của Nga sau Ukraine?

 

Kế hoạch của Macron về một cộng đồng EU rộng lớn hơn

 

Bên cạnh quyết định quốc gia nào nên được trao tư cách ứng viên, các nhà lãnh đạo EU cũng sẽ thảo luận về an ninh lương thực khi xem xét việc Nga chặn các cảng biển của Ukraine, một động thái trước đó bị Cao ủy Đối ngoại của EU, ông Josep Borrell hôm 20/06 lên án, gọi đây là "tội ác chiến tranh thật sự".

 

Và các nhà lãnh đạo EU sẽ đánh giá về đề xuất của Tổng thống Pháp Macron về một "Cộng đồng Chính trị Châu Âu" rộng lớn hơn.

 

Theo bản dự thảo kết luận của hội nghị thượng đỉnh mà BBC được tiếp cận, mục tiêu sẽ là "khuyến khích đối thoại và hợp tác chính trị để giải quyết các vấn đề thuộc mối quan tâm chung nhằm tăng cường an ninh, sự ổn định và thịnh vượng của lục địa Châu Âu".

 

Tổng thống Pháp cũng đề xuất hội đồng này có thể bao gồm các quốc gia chờ gia nhập EU như Ukraine và các quốc gia vùng Tây Balkan, và thậm chí những quốc gia đã rời khỏi liên minh, vốn hiện thời chỉ gồm Anh Quốc. Tuy nhiên, một số nhà ngoại giao EU đã bác bỏ ý tưởng này, cho là nửa vời. Anh Quốc đã rời khỏi EU vào năm 2020.

 

Đại sứ Ukraine tại EU không bác bỏ hoàn toàn ý tưởng này, và nói rằng: "Có lẽ sẽ là điều gì đó để EU cân nhắc, để Anh Quốc tham gia và chúng ta có thể ngồi chung bàn thảo luận với EU, Ukraine và Anh Quốc."

 

Ngoại trưởng Anh, bà Liz Truss nói là ưu tiên của bà sẽ là thiết lập dựa trên các cấu trúc đã có như G7 và Nato.

 

----------------

Xem thêm:

Thủ tướng Đức nói Vladimir Putin sợ hãi 'dân chủ nhen nhóm' ở Nga

Cuộc chiến Ukraine: Lithuania chặn tuyến đường sắt của Nga đến Kaliningrad

Tổng thống Pháp nói 'có thể mất hàng thập kỷ' để Ukraine gia nhập EU

Được EU động viên, Ukraine 'thề chiến thắng Nga xâm lược'

 

---------------------

TIN LIÊN QUAN


Ukraine: Thủ tướng Đức nói Vladimir Putin đang cố gắng chia rẽ Châu Âu

21 tháng 6 năm 2022

.

Nga cảnh cáo Lithuania về việc chặn tuyến vận tải đường sắt tới Kaliningrad

21 tháng 6 năm 2022

.

Tổng thống Macron nói quy trình gia nhập EU của Ukraine 'có thể mất hàng thập kỷ'

10 tháng 5 năm 2022

.

Quốc hội Pháp: Cực hữu và cực tả lên ngôi khiến Macron thêm suy yếu

21 tháng 6 năm 2022

.

Nhà báo Nga bán huy chương Nobel Hòa bình để giúp người tị nạn Ukraine

21 tháng 6 năm 2022

.

Quốc gia nào lo ngại sẽ là mục tiêu tiếp theo của Nga sau Ukraine?

15 tháng 5 2022

.

Được EU động viên, Ukraine 'thề chiến thắng Nga xâm lược'

19 tháng 6 năm 2022

.

BBC News Tiếng Nga điều tra bí ẩn về bốn tướng Nga tử trận trong cuộc chiến ở Ukraine

20 tháng 6 năm 2022





No comments:

Post a Comment