Monday, May 23, 2022

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ ĐÁNG LO TỚI MỨC NÀO? (Reuters)

 



Bệnh đậu mùa khỉ đáng lo tới mức nào?

Reuters

24/05/2022

https://www.voatiengviet.com/a/benh-dau-mua-khi-dang-lo-den-muc-nao/6586558.html

 

https://gdb.voanews.com/03190000-0aff-0242-58f1-08da39d26b31_w650_r1_s.jpg

Virus bệnh đậu mua khỉ dưới kính hiển vi điện tử

 

Các quan chức y tế toàn cầu gióng chuông cảnh báo về số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đang gia tăng ở châu Âu và các nơi khác, một loại bệnh nhiễm vi rút phổ biến hơn ở Tây và Trung Phi.

 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 21/5, có 92 trường hợp được xác nhận và 28 trường hợp nghi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo từ 12 quốc gia thành viên nhưng chưa phải là dịch.

 

Cơ quan Liên hiệp quốc nói hy vọng sẽ xác định được nhiều ca mắc bệnh đậu mùa khỉ hơn khi mở rộng giám sát ở các quốc gia không thường xuyên phát hiện bệnh này, đồng thời sẽ cung cấp thêm hướng dẫn và khuyến nghị trong những ngày tới cho các nước về cách giảm thiểu sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ.

 

Sau đây là những gì được biết về sự bùng phát hiện tại và nguy cơ tương đối của bệnh đậu mùa khỉ:

 

Bệnh nguy hiểm như thế nào?

 

Một quan chức y tế công cộng Hoa Kỳ cho biết tại cuộc họp báo ngày 20/5 rằng rủi ro đối với công chúng là thấp tại thời điểm này.

 

Bệnh đậu mùa khỉ là một loại vi rút có thể gây ra các triệu chứng bao gồm sốt, đau nhức và biểu hiện bằng những vết sần sùi đặc biệt.

 

Bệnh có liên quan đến bệnh đậu mùa, nhưng thường nhẹ hơn, đặc biệt là chủng vi rút Tây Phi đã được xác định trong một ca ở Hoa Kỳ, có tỷ lệ tử vong khoảng 1%. Quan chức này cho biết hầu hết mọi người sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 2-4 tuần.

 

Loại vi rút này không dễ lây truyền như vi rút SARS-CoV-2 đã gây nên đại dịch COVID-19 toàn cầu.

 

Các chuyên gia tin rằng đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đang lây lan qua tiếp xúc da thịt, gần gũi, thân mật với người đang có những vết ngứa.

 

Tiến sĩ Martin Hirsch của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts nói “COVID lây lan theo đường hô hấp và lây nhiễm cao. Đây không phải là trường hợp bệnh đậu mùa khỉ”.

 

“Điều dường như đang xảy ra bây giờ là bệnh đã xâm nhập vào dân chúng dưới dạng tình dục, dưới dạng bộ phận sinh dục và đang được lan truyền như các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, điều này đã làm tăng khả năng lây lan của bệnh trên toàn thế giới”, ông David Heymann, quan chức của WHO, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, nói với Reuters.

 

Các chuyên gia y tế có quan ngại gì?

 

Theo WHO, các đợt bùng phát gần đây được báo cáo là không điển hình, vì chúng đang xảy ra ở các quốc gia nơi vi rút không lưu hành thường xuyên. Các nhà khoa học đang tìm hiểu nguồn gốc của các trường hợp hiện tại và liệu có điều gì về vi rút đã thay đổi hay không.

 

Hầu hết các trường hợp được báo cáo cho đến nay được phát hiện ở Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Cũng đã có trường hợp ở Canada và Úc, và một trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ duy nhất đã được xác nhận ở Boston, Mỹ.

 

Các quan chức của WHO lo ngại rằng có thể phát sinh thêm nhiều ca nhiễm trùng khi mọi người tụ tập tham gia các lễ hội, tiệc tùng và kỳ nghỉ trong những tháng hè sắp tới ở châu Âu và các nơi khác.

 

Làm thế nào con người có thể chống nhiễm bệnh?

 

Anh đã bắt đầu tiêm chủng cho các nhân viên y tế có thể gặp nguy cơ khi chăm sóc bệnh nhân, bằng vắc xin đậu mùa, vốn cũng có thể bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa khỉ. Chính phủ Mỹ cho biết có đủ vắc xin đậu mùa được lưu trữ trong Kho dự trữ Chiến lược Quốc gia (SNS) để tiêm chủng cho toàn bộ dân số Mỹ.

 

Phát ngôn viên Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ nói có những loại thuốc kháng vi rút dành cho bệnh đậu mùa cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở một số trường hợp nhất định.

 

Nói rộng hơn, các quan chức y tế khuyên mọi người nên tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh ngứa hoặc người không khỏe. Những người nghi ngờ mình mắc bệnh đậu mùa khỉ nên cách ly và đi khám sức khỏe.

 

Tại sao số ca bệnh tăng?

 

Bà Angela Rasmussen, một nhà vi rút học tại Tổ chức Thuốc chủng ngừa và Bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Saskatchewan ở Canada, nói: “Vi rút không có gì mới, đúng như dự đoán.”

 

Bà Rasmussen nói một số yếu tố bao gồm gia tăng du lịch toàn cầu cũng như biến đổi khí hậu đã tăng tốc sự xuất hiện và lây lan của vi rút. Thế giới cũng báo động nhiều hơn về những đợt bùng phát mới dưới bất kỳ hình thức nào sau đại dịch COVID, bà nói.

 

------------------

WHO họp khẩn cấp về bệnh đậu mùa khỉ khi dịch bùng phát ‘chưa từng thấy’ ở châu Âu

Reuters

21/05/2022

https://www.voatiengviet.com/a/6582588.html

 

https://gdb.voanews.com/031a0000-0aff-0242-62c5-08da39b9b237_w650_r1_s.jpg

Ảnh chụp bàn tay của một người bị đậu mùa khỉ ở Congo vào năm 1997. (Brian W.J. Mahy/CDC/Handout via Reuters)

 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về bệnh đậu mùa khỉ vào thứ Sáu, theo các nguồn tin thân cận với cơ quan Liên Hiệp Quốc.

 

Ủy ban dự kiến nhóm họp làm Nhóm Cố vấn Chiến lược và Kỹ thuật về Các Mối nguy Truyền nhiễm có Khả năng xảy ra Đại dịch và Dịch bệnh (STAG-IH), vốn là nhóm tư vấn cho WHO về các nguy cơ lây nhiễm có thể đe dọa sức khỏe toàn cầu.

 

Hơn 100 trường hợp nhiễm virus, lây lan qua tiếp xúc gần gũi và thường là nhẹ, gần đây đã được ghi nhận bên ngoài các quốc gia châu Phi, nơi dịch bệnh lưu hành. Các quan chức Đức mô tả đợt bùng phát là lớn nhất từ trước đến nay trong khu vực.

 

Các trường hợp nhiễm bệnh hiện đã được xác nhận ở các quốc gia bao gồm Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Pháp, Hoa Kỳ và Úc.

 

Lần đầu tiên được xác định ở khỉ, căn bệnh này thường lây lan khi tiếp xúc gần gũi và hiếm khi lan ra ngoài châu Phi. Vì vậy, hàng loạt ca nhiễm được ghi nhận ở châu Âu đang khiến các giới chức y tế lo ngại.

 

Tuy nhiên, các nhà khoa học không cho rằng đợt bùng phát có thể tiến triển thành đại dịch như COVID-19, vì loại virus này không lây lan dễ dàng như SARS-COV-2.

 

Bệnh đậu mùa khỉ thường là một bệnh do virus nhẹ, đặc trưng bởi các triệu chứng sốt, phát ban sần sùi.

 

Không có vaccine cụ thể cho bệnh đậu mùa khỉ, nhưng dữ liệu cho thấy vaccine được sử dụng để diệt trừ bệnh đậu mùa có hiệu quả chống lại bệnh đậu mùa này đến 85%, theo WHO.

 

Các nhà chức trách Anh hôm thứ Năm cho biết họ đã cung cấp vaccine đậu mùa cho một số nhân viên y tế và những người khác có thể đã tiếp xúc với bệnh đậu mùa ở khỉ.

 

 




No comments:

Post a Comment