CUỘC
XÂM LƯỢC CỦA NGA VÀO UKRAINE LÀM RÕ SỰ CHIA RẼ GIỮA CÁC ĐỒNG MINH CỦA MỸ VÀ NHỮNG
NƯỚC CÒN LẠI
Julian
Borger
Bauxite
Vietnam dịch
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10159918236729679&id=85922774678
Cuộc khủng hoảng Ukraine đang thống nhất các nền
dân chủ ở châu Âu và Thái Bình Dương nhưng làm phức tạp mối quan hệ với Trung
Quốc, Ấn Độ và các quốc gia vùng Vịnh.
https://www.facebook.com/Bauxite-Vietnam-85922774678/photos/pcb.10159918236729679/10159918236499679
Ảnh: Đại sứ Trung Quốc tại LHQ, Zhang Jun (trái), lắng nghe đại sứ Pháp tại
LHQ, Nicolas de Riviere, trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào
ngày 11 tháng 3. Ảnh: Carlo Allegri / Reuters
“Hãy quyết định bạn đứng về phía nào”, Volodymyr
Zelenskiy nói với Hội đồng Châu Âu, chỉ ra một lựa chọn ngày càng trở nên khó
tránh, khi bạo lực tuyệt đối của cuộc xâm lược Ukraine của Nga làm rõ sự phân
chia thế giới thành hai phe.
Phe sát cánh với người Nga ngày càng dễ xác định
hơn sau mỗi ngày chiến tranh trôi qua. Bảng ghi kết quả các phiếu bầu theo màu
tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong những tuần gần đây, ghi lại kết quả bỏ
phiếu của các nghị quyết phản đối cuộc tấn công và kêu gọi ngừng bắn, cho thấy
sự phân chia đó không thể rõ ràng hơn.
Trong số 193 quốc gia thành viên có tên trên bảng,
chỉ có năm quốc gia có phiếu bầu màu đỏ đi ngược với xu hướng chung: Nga, Belarus, Bắc Triều Tiên,
Syria và Eritrea – thật là một câu lạc bộ thân thiết của các chế độ
chuyên chế và toàn trị với hồ sơ nhân quyền đáng sợ.
Họ bị vây bởi một biển phiếu xanh. Có ít nhất
140 quốc gia tại "quốc hội của thế giới" ủng hộ quở trách Nga.
Hầu hết trong số đó là các nền dân chủ, nhấn mạnh
một trong những chủ đề trong chính sách đối ngoại của Joe Biden, rằng thế giới đang
tiến tới một cuộc đấu tranh quyết định giữa dân chủ và chế độ chuyên chế, mà kết
quả là chưa chắc chắn và do đó đòi hỏi sự tham gia tích cực của các quốc gia
dân chủ.
"Điều quan trọng nhất mà chúng
tôi phải làm ở phương Tây là đoàn kết",
Biden tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh EU hôm thứ Năm, đánh dấu lần đầu tiên một
tổng thống Mỹ tham dự một cuộc họp của Hội đồng Châu Âu.
Các quan chức Mỹ rất vui khi thấy cuộc xâm lược
Ukraine đã gắn kết các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và Thái Bình Dương với mục
tiêu toàn cầu, khi các nước Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và New Zealand đều
tham gia thực hiện các lệnh trừng phạt Nga.
“Có một giá trị phổ cập trong lời kêu
gọi của Ukraine, vượt qua các rào cản và rất sâu sắc. Nó thuyết phục cả châu Âu
và châu Á”, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết. “Đây
là biểu hiện của sự hiểu biết mà chúng ta chia sẻ, một sự tham gia vào sự tiến
bộ chung”.
Vị quan chức này chỉ ra một lý do thứ ba, mà
ông cho rằng đó là lý do quyết định nhất. “Các đối
tác châu Á của chúng tôi không muốn Ukraine trở thành hình mẫu về cách có thể
giải quyết các vấn đề ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt vì nó liên quan
đến một số nơi như Đài Loan”.
Tuy nhiên, giữa biển xanh trên bảng bỏ phiếu của
Liên Hiệp Quốc, cũng có một mảng màu vàng không nghiêng về bên nào, 38 quốc gia bỏ phiếu trắng
vẫn trung lập trong cuộc bỏ phiếu gần đây nhất vào thứ Năm. Trong đó bao gồm
các quốc gia đông dân nhất thế giới – Trung Quốc và Ấn Độ – đại diện cho hơn một
phần ba nhân loại. Và trên hết, trong những nước bỏ phiếu trắng, có nhiều quốc
gia tuy đã chỉ trích Moscow, nhưng không thực hiện bước tiếp theo là áp đặt các
lệnh trừng phạt.
Câu hỏi của Tổng thống Ukraine Zelenskiy trước
Hội đồng Châu Âu về việc đứng về phía nào được nhắm thẳng vào Viktor Orbán,
Thủ tướng Hungary. Hungary đã bỏ phiếu đồng ý cho một nghị quyết của Liên Hợp
Quốc về cuộc tấn công Ukraine, nhưng đã kiên quyết phản đối các lệnh trừng phạt
năng lượng. Hungary cũng không cung cấp vũ khí cho Ukraine, thậm chí không để
các nguồn cung cấp vũ khí cho Ukraine đi qua lãnh thổ của mình.
“Không có thời gian để do dự. Đã đến lúc phải quyết
định”, Zelenskiy cảnh báo Orbán, và đề cập đến số
người chết ngày càng tăng.
Tổng thống Ukraine đã nghiên cứu kỹ về các
lãnh đạo đồng cấp của mình và thấy rõ rằng Orbán đang phải đối mặt với thách thức
mạnh mẽ từ lãnh đạo đối lập Péter Márki-Zay, người đang có lợi khi cáo buộc
Orbán đang mang lại "sự xấu hổ cho Hungary" vì lập trường nước đôi của
thủ tướng Orbán đối với Ukraine.
Một vài phiếu trắng có nguyên nhân từ lịch sử,
ví dụ như Nam Phi, nước trói buộc bởi mối quan hệ cũ giữa Đại hội Dân tộc Phi
và Moscow. Những phiếu trắng khác cho thấy lòng trung thành đang dịch chuyển.
Trong Hội đồng Bảo an của Liên Hiệp Quốc, Mỹ
và các đồng minh của họ đặc biệt khó chịu trước vai trò phi cam kết của Các Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống nhất, thường được coi là đồng minh đáng tin cậy của Mỹ ở
Trung Đông. Nhưng càng ngày, người cai trị trên thực tế của Tiểu vương quốc,
Mohamed bin Zayed Al Nahyan, đã tìm thấy lý do chung với Moscow trong việc chống
lại nền dân chủ và Hồi giáo cực đoan trong khu vực. Thái tử của Abu Dhabi đã từ
chối các cuộc gọi từ Biden và khiến Washington tức giận chỉ hơn một tuần trước,
khi mời nhà độc tài Syria do Nga hậu thuẫn, Bashar al-Assad, đến thăm cấp nhà nước,
mở ra một cánh cửa giúp Syria thoát khỏi sự cô lập.
Trong cuộc
chiến đấu chống lại sự đe doạ cho nền văn minh, lá phiếu dao động quan trọng nhất là Ấn Độ, một nền dân chủ lớn không
phản đối cuộc tấn công.
Chính phủ của Narendra Modi không chỉ bỏ phiếu
trắng tại LHQ, thậm chí không đề cập đến Nga trong những mô tả ôn hoà về thảm họa
đang diễn ra ở Ukraine, mà còn đang nỗ lực thiết lập một cơ chế giao dịch đồng
ruble-rupee để giúp Moscow tránh các biện pháp trừng phạt định hướng vào đồng
đô la.
Bà Mira Rapp-Hooper, giám đốc khu vực Ấn Độ -
Thái Bình Dương của Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ, cho biết hôm thứ Sáu rằng
chính quyền Mỹ mong đợi phản ứng của Modi, nhưng cho rằng nó không bền vững.
“Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta chắc chắn sẽ thừa nhận
và đồng ý rằng khi nói đến các cuộc bỏ phiếu tại LHQ, quan điểm của Ấn Độ về cuộc
khủng hoảng hiện tại phải nói là không thỏa đáng. Nhưng nó cũng hoàn toàn không
có gì đáng ngạc nhiên”, Rapp-Hooper nói.
https://www.facebook.com/Bauxite-Vietnam-85922774678/photos/pcb.10159918236729679/10159918236454679
Ảnh: Xe tăng T-90
do Nga sản xuất diễu hành trong buổi lễ kỷ niệm Ngày Quân đội lần thứ 73 của Ấn
Độ ở New Delhi, tháng 1 năm 2021. Ảnh: Prakash Singh / AFP / Getty Images
Cuộc chiến Ukraine là một cơn ác mộng
chiến lược đối với Delhi, nước vốn từ lâu đã coi Nga (và trước đó là Liên Xô)
là đối tác an ninh cuối cùng. Nhưng cuộc
phiêu lưu quân sự không được đánh giá cao của Vladimir Putin đã làm gia tăng sự
phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc, khiến người ta nghi ngờ không biết Moscow sẽ
làm gì trong lần bùng phát đối đầu tiếp theo giữa Ấn Độ và Trung Quốc về vấn đề
biên giới.
Rapp-Hopper
nói, Delhi hiện đang cân nhắc kỹ lưỡng về sự phụ thuộc quân sự của mình vào
Nga, đồng thời nói thêm rằng Ấn Độ nên nhận được sự giúp đỡ để loại bỏ sự phụ
thuộc đó.
Bà nói:
“Tôi nghĩ quan điểm của chúng tôi sẽ là cần giữ mối liên hệ gần gũi với Ấn Độ,
suy nghĩ kỹ về cách trình bày với nước này các lựa chọn, để nước này có thể tiếp
tục đảm bảo quyền tự chủ chiến lược của mình”.
Sự bỏ phiếu trắng của
Trung Quốc thuộc một loại khác – để che giấu sự ủng hộ hơn là phản ánh sự mâu
thuẫn trong suy nghĩ. Sẽ rất khó để Bắc Kinh có
thể bỏ phiếu chống lại một nghị quyết ủng hộ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn
lãnh thổ, những điều mà họ đã nêu thành khẩu hiệu trong chính sách đối ngoại của
mình. Nhưng các tuyên bố chính thức kêu gọi hòa bình của họ ở Liên Hiệp Quốc
hoàn toàn trái ngược với những gì được lặp đi lặp lại bởi các phương tiện truyền
thông Trung Quốc, đó là các tuyên truyền của Nga về cuộc chiến, các tuyên bố của
Bộ Ngoại giao [Trung Quốc, Nga] đổ lỗi cho Mỹ và NATO về cuộc xung đột. Hiện
Washington lo ngại Bắc Kinh sẽ hỗ trợ kinh tế cho Moscow bằng nguồn cung vũ
khí.
Chính
quyền Mỹ cho rằng chính sách thân Nga kiên quyết như vậy bắt nguồn từ mối quan
hệ cá nhân giữa Tập Cận Bình và Putin, hai người đã gặp nhau gần 40 lần, và vào
tháng 2 đã tuyên bố sẽ "không có giới hạn" đối với mối quan hệ song
phương và có ưu tiên chung về việc làm giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ.
Về mặt kinh tế, lập trường của Bắc Kinh rất vô
lý với toàn bộ Trung Quốc, một quốc gia có thương mại với Mỹ và châu Âu vượt xa
mối quan hệ kinh tế của họ với một nước Nga ngày càng nghèo khó. Nhưng ranh giới
cứng rắn giữa các phe đối lập trên toàn cầu cho thấy những hy vọng rằng sự toàn
cầu hóa sẽ truyền bá hòa bình thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế là
không có cơ sở. Bây giờ, khi súng đã nổ, thì rõ là ảnh hưởng chia rẽ của hệ tư
tưởng chính trị mạnh hơn rất nhiều.
J.B.
Nguồn bản gốc: https://www.theguardian.com/.../russia-invasion-ukraine...
No comments:
Post a Comment