Cuộc
chiến ở Ukraine và bài học cho Việt Nam
31/3/2022
https://thuymyrfi.blogspot.com/2022/03/giang-le-cuoc-chien-o-ukraine-va-bai.html#more
Tôi khá ngạc nhiên khi thấy báo Công an Nhân dân
(CAND) có bài phỏng vấn tiến sĩ Lê Hồng Hiệp về cuộc chiến Nga-Ukraine.
Mặc dù TS Hiệp từng là "người của chế độ"
và có quan điểm gần với chính quyền hơn so với đa số "lề trái", về cơ
bản anh Hiệp là một học giả độc lập, đang làm việc/nghiên cứu ở Singapore chắc
chắn không bênh Putin chằm chặp như đa số báo chí/truyền hình trong nước.
Quả thực TS Hiệp không có một lời nào bênh
Nga/Putin, thậm chí còn có ý chê Nga quá "tự tin", "đánh giá thấp"
đối thủ, và "phớt lờ dư luận quốc tế". Tuy nhiên ba bài học cho VN
thì hơi quá "sách vở", không khác mấy quan điểm chính thống của Bộ
Ngoại giao nên không mấy hữu ích.
Nói vậy nhưng tôi thông cảm với TS Hiệp, trả lời
phỏng vấn trên CAND tất nhiên không thể quá "provocative", vừa phải
như vậy để có thể "lọt tai" những độc giả trung thành với chế độ của
tờ báo này.
Cá nhân tôi quan sát cuộc chiến này đến giờ có
thể tạm rút ra hai bài học cho Việt Nam, có thể TS Hiệp cũng chia sẻ nhưng
không tiện nói ra.
Thứ nhất vũ khí Nga khá tệ hại,
chí ít với những gì quân đội Nga đang sử dụng ở Ukraine. Quân Nga mới chỉ đối
diện với một số vũ khí không phải quá hiện đại của phương Tây (TB2, Javelin,
NLAW, Stinger...) nhưng đã bị thiệt hại khá lớn. Hơn 1.000 quả tên lửa tầm trung/xa mà Nga đã phóng 60%
trệch mục tiêu. Các phương tiện hậu cần, thông tin liên lạc còn tệ hại hơn.
Sự thiếu vắng những vũ khí hiện đại nhất
(S400, SU54, T14 Armata, Terminator 2) trong một cuộc chiến quan trọng bậc nhất
với Putin, không chỉ phản ánh sự yếu kém của nền công nghiệp quân sự Nga, mà
còn đặt dấu hỏi cho khả năng tác chiến thực sự của chúng. Do đó bài học nhãn tiền
cho Việt Nam là bên cạnh việc mở rộng quan hệ với các nước bạn bè như TS Hiệp
khuyến cáo, cần mở rộng nguồn cung vũ khí, không thể gần như hoàn toàn dựa vào
vũ khí Nga như hiện tại.
Thứ hai, cũng liên quan đến điểm
thứ nhất, Việt Nam cần phải có quan hệ đủ tốt với phương Tây để đến lúc cần thiết
có thể mua/nhận được Javelin, Stinger... Tôi không hi vọng Việt Nam sớm từ bỏ
"bỏ phiếu trắng" và "ngoại giao đi dây" nhưng không việc gì
phải quá "bảo hoàng", quá "authoritarian" để giới diều hâu
phương Tây nghi kỵ. Đừng nghĩ rằng QĐND/CAND chỉ dành cho các cựu chiến binh/đảng
viên "trung kiên", đại sứ quán Mỹ vẫn thường xuyên gửi báo cáo về
Washington đấy.
Trong cuộc chiến hiện tại Ukraine gần như thắng
tuyệt đối trên trận chiến truyền thông, là điều kiện cần để giới chính trị gia
phương Tây viện trợ vũ khí và support ngoại giao mạnh chưa từng thấy. Không chỉ
tuyệt đại đa số người dân, giới trí thức, nghệ sĩ, doanh nghiệp phương Tây cũng
ủng hộ Ukraine hết mình (e.g. Paul Krugman, Sean Penn, Elon Musk). Có được như
vậy bởi Zelensky đã tạo dựng được hình ảnh một nước Ukraine chính nghĩa/tự
do/dân chủ, đang anh dũng chống lại độc tài Putin, chiến đấu cho cả thế giới.
Đúng hay không chưa cần biết, cái chính là thế giới nhìn họ như vậy.
Nếu Việt Nam phải lâm chiến, liệu cỗ máy PR của
Bộ 4T/Ban Tuyên giáo có làm được như vậy không? Có tránh lập lại thất bại truyền
thông năm 1978 hay không? Làm bạn với cả thế giới nhưng phải là bạn tốt với những
nước có thể giúp mình (vũ khí, ngoại giao, cấm vận) khi chiến tranh xảy ra chứ
không phải sẽ bỏ phiếu trắng.
PS. Tôi rất ngạc nhiên là đến
ngày 21/02 khi Putin công nhận độc lập với Donbass/Lugansk và cho quân tiến vào
hai vùng này, mà TS Hiệp vẫn chỉ đánh giá 50% chiến tranh có thể xảy ra. Ở thời
điểm đó ngay cả Macron cũng đã thấy gần như không thể ngăn được cuộc xâm lược.
GIANG LÊ 31.03.2022 (Tựa bài
do Thụy My đặt)
Publié par Thụy My RFI à 15:29
No comments:
Post a Comment