Sunday, February 6, 2022

HẠ VIỆN MỸ THÔNG QUA DỰ LUẬT VỀ SẢN XUẤT CHIP ĐIỆN TỬ (Thanh Phương – RFI)

 



Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật về sản xuất chip điện tử

Thanh Phương  -  RFI

Đăng ngày: 05/02/2022 - 12:33

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220205-h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-th%C3%B4ng-qua-d%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADt-v%E1%BB%81-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-chip-%C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD

 

Thêm một diễn biến trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Theo hãng tin AFP, hôm qua, 04/02/2022, Hạ Viện Mỹ đã thông qua một dự luật về việc đặt trên lãnh thổ Hoa Kỳ các cơ sở sản xuất chip điện tử, rất cần thiết cho việc sản xuất xe hơi và điện thoại thông minh.

 

https://s.rfi.fr/media/display/00a997a0-8677-11ec-8186-005056bf30b7/w:1024/p:16x9/AP22035078657421.webp

Ảnh minh họa : Một dây chuyền sản xuất chip điện tử cho Renesas Electronics tại Trung Quốc, ngày 14/05/2020. Hạ Viện Mỹ thông qua Đạo luật "America COMPETES Act" ngày 04/02/2022 về việc đặt trên lãnh thổ Hoa Kỳ các cơ sở sản xuất chip điện tử, hiện được sản xuất chủ yếu ở châu Á. AP - Mark Schiefelbein

 

Do trùng hợp về lịch trình, dự luật nói trên đã được thông qua chỉ vài giờ sau khi khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh, một sự kiện nhằm phô trương ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng bị Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao.

 

Đạo luật "America COMPETES Act" dự trù huy động 52 tỷ đô la để khôi phục ngành công nghiệp chất bán dẫn, mặt hàng mà hiện chủ yếu được sản xuất ở châu Á. Trước khi bùng phát đại dịch Covid-19, nguồn dự trữ chất bán dẫn đã sụt giảm một cách đáng lo ngại. Đạo luật cũng dự trù một ngân sách 45 tỷ đô la để củng cố chuỗi cung ứng của Mỹ.

 

Theo lời bà Nancy Pelosi, chủ tịch ( Dân chủ ) của Hạ Viện dự luật vừa được thông qua là “nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về kinh tế và an ninh quốc gia hỗ trợ ngành công nghiệp và người lao động Mỹ”. Nhưng gần như toàn bộ dân biểu Cộng Hòa đã bỏ phiếu chống dự luật, vì họ cho rằng văn bản này không đủ để gây áp lực lên Bắc Kinh về những vi phạm nhân quyền và dự trù quá ít đầu tư vào việc chống biến đổi khí hậu.

 

Hôm qua, tổng thống Joe Biden đã hoan nghênh kết quả cuộc biểu quyết một dự luật mà theo ông sẽ giúp Hoa Kỳ vượt qua Trung Quốc và các nước khác. Ông Biden hối thúc lưỡng viện Quốc Hội nhanh chóng thông qua văn bản cuối cùng của dự luật.

 

Tổng thống Biden đã từng thúc giục các doanh nghiệp Mỹ đem cơ sở sản xuất trở về Hoa Kỳ, để thực hiện một tương lai "Made in America". Theo lời kêu gọi này, tập đoàn Intel đã thông báo kể từ cuối năm sẽ xây hai nhà máy sản xuất chip điện tử ở bang Ohio.

 

--------------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

ĐÀI LOAN - HOA KỲ

Mỹ : Thúc đẩy hợp tác với Đài Loan để sản xuất chíp bán dẫn là một ưu tiên

MỸ - TRUNG - THƯƠNG CHIẾN

Chip điện tử, trung tâm điểm cuộc thương chiến Mỹ-Trung

 

===============================================

 .

.

Hạ Viện Mỹ ra dự luật giúp ngành chip bán dẫn cạnh tranh với Trung Quốc   

Thụy My  -  RFI

Đăng ngày: 26/01/2022 - 13:21

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220126-h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-ra-d%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADt-gi%C3%BAp-ng%C3%A0nh-chip-b%C3%A1n-d%E1%BA%ABn-c%E1%BA%A1nh-tranh-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c

 

Lãnh đạo Hạ Viện Mỹ hôm 25/01/2022 đã tiết lộ một dự luật nhằm gia tăng sức cạnh tranh với Trung Quốc, hỗ trợ kỹ nghệ chip bán dẫn, trong đó dành 52 tỉ đô la để trợ giúp cho sản xuất và nghiên cứu.

 

Chủ tịch Hạ Viện, bà Nancy Pelosi cho biết, dự luật 2.900 trang được gọi là « America Competes » sẽ giúp đẩy mạnh đầu tư vào chip bán dẫn, tăng cường năng lực sản xuất và nghiên cứu trong lãnh vực này ; đồng thời tăng tính cạnh tranh, giúp Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu.

 

Chính quyền Joe Biden thúc giục Quốc Hội thông qua các biện pháp hỗ trợ sản xuất chip bán dẫn tại Hoa Kỳ, vì tình trạng thiếu hụt chip dùng cho các linh kiện xe hơi và máy tính làm tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Năm ngoái, Thượng Viện đã thông qua luật sáng tạo và cạnh tranh, trong đó có 52 tỉ đô la để gia tăng sản xuất chip bán dẫn tại Mỹ, và 190 tỉ đô la để tăng cường công nghệ Mỹ và nghiên cứu nhằm cạnh tranh với Trung Quốc.

 

Reuters cho biết dự luật của Hạ Viện kỳ này không bao gồm 190 tỉ đô la trên, nhưng dành 45 tỉ đô la hỗ trợ khả năng phục hồi chuỗi cung ứng ; và sản xuất hàng hóa thiết yếu, thiết bị kỹ nghệ, công nghệ sản xuất. Tiền tài trợ có thể được dùng để « di dời cơ sở sản xuất khỏi các quốc gia liên quan, gồm các nước đe dọa đáng kể đến kinh tế hoặc an ninh quốc gia Hoa Kỳ ». Chính phủ cũng có thể sử dụng quỹ này để dự trữ những mặt hàng thiết yếu, dự phòng những cú sốc. Tuần tới, nếu được Hạ Viện thông qua, lãnh đạo lưỡng viện sẽ thương lượng để giải quyết những bất đồng.

 

Dự luật của Hạ Viện còn có một số biện pháp trừng phạt bổ sung với Trung Quốc vì đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, cấp quy chế tị nạn cho những người Hồng Kông hội đủ điều kiện. Bên cạnh đó là việc cải cách hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) về thuế quan đối với hàng nhập khẩu, xem xét lại việc dịch chuyển chuỗi cung ứng sang các nước phi thị trường như Nga và Trung Quốc. Đại diện thương mại Mỹ có quyền ngăn chận đầu tư của các công ty Mỹ vào Trung Quốc và một số nước, bộ Thương Mại có thể áp thuế nếu một chính phủ trợ giá cho các công ty hoạt động ở nước khác, nhằm đối phó với « Sáng kiến một vành đai một con đường » của Trung Quốc.

 





No comments:

Post a Comment