Cuộc
xâm lăng Ukraine của Nga và một vài điểm nhấn đối với Việt Nam
Bình luận của Vương Hồng Thạch
2022.02.26
Biểu tình phản đối chiến tranh ở Ukraine tại New
York, Mỹ hôm 26/2/2022. AFP
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga xẩy ra cách Việt Nam
8.000 cây số và sự bận tâm lớn nhất của mỗi nước trong thời điểm hiện nay đều
khác nhau. Tuy nhiên, không vì thế mà Việt Nam có thể cứ “kê cao gối ngủ” cho tới
lúc tàn “cuộc chơi” giữa Đế chế Nga và đứa con “hoang đàn” Ukraine của nó. Hẳn
nhiên, Ukraine không phải là Việt Nam, nhưng sự nguy hiểm của chủ nghĩa Đại
Xlavơ hay tư tưởng Đại Hán, không bao giờ thay đổi và càng không đuợc coi thường.
Ngày 25/02/2022 khi được truyền thông quốc tế
đặt câu hỏi, chính phủ Ukraine mong đợi điều gì từ Việt Nam, thưa bà Đại biện? Bà
Nataliya Zhynkina – Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam – trả lời: Trong
lúc chiến sự đang xảy ra ác liệt ở đất nước tôi, Việt Nam hiện giờ chỉ quan sát
như xem một bộ phim kinh dị. Các cuộc pháo kích và không kích vào các làng mạc
và thị trấn của Ukraine, các quân đoàn xe tăng vượt qua biên giới của một quốc
gia độc lập, có chủ quyền… Thay mặt cho Chính phủ Ukraine, bà Zhynkina hy vọng
rằng, Việt Nam sẽ đánh giá thẳng thắn và kiên quyết, đây là hành vi vi phạm luật
pháp quốc tế, mà luật pháp quốc tế vốn luôn có lợi cho các nước nhỏ trong việc
phản đối sự xâm phạm của các nước láng giềng hiếu chiến, cũng như chỉ đích danh
kẻ xâm lược. (1)
Trên Đài truyền hình trung ương của Việt Nam tối
25/02, hình ảnh Tổng thống Zelensky râu chưa cạo, mặc chiếc áo len như khoác
vội trên nền một chiếc phông căng vội, tuột cả một góc như minh họa sự bối
rối của cả Ukraine và phương Tây. Tổng thống Zelensky nói ông đã gọi
điện cho nhiều Nguyên thủ quốc gia của phương Tây kêu gọi sự giúp đỡ, nhưng
không ai trả lời ông. Điện thoại hầu hết đều “thuê bao”. Hơn ba tháng qua là cuộc
chiến đòn cân não. Vladimir Putin với khuôn mặt lạnh lùng và bất động vẫn tìm
cách giữ lại kênh đối thoại với phương Tây để đánh lạc hướng châu Âu rằng, các
nhà ngoại giao có lý với nỗ lực có thể tránh chiến tranh. Nhưng phép lạ đó đã
không xảy ra…
VIDEO :
Tóm tắt
nhanh | Cuộc chiến xâm lược của Nga vào Ucraina diễn ra như thế nào? #shorts
https://www.youtube.com/watch?v=hKqDpdyGsb4
Trong bối cảnh nói trên, bà Đại biện đại diện
cho Chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky (Không biết sẽ tồn tại được bao
nhiêu ngày nữa?), đòi “Việt Nam sẽ đánh giá thẳng thắn và kiên quyết, đây là
hành vi vi phạm luật pháp quốc tế… và chỉ đích danh kẻ xâm lược”. Thưa bà
Nataliya Zhynkina, đó là một đòi hỏi không tưởng trong hoàn cảnh hiện nay. Giờ
đây, tuy không cho báo chí được bộc lộ ra bên ngoài, nhưng các nhà lãnh đạo quốc
gia quan trọng nhất cùng với giới hoạch định chiến lược ở Việt Nam ngày đêm
đang đau đầu, rút tỉa các bài học từ sự thất thủ nay mai của Ukraine. Hẳn
nhiên, Ukraine không phải là Việt Nam, nhưng bản chất của chủ nghĩa Đại Xlavơ
hay Đại Hán, dã tâm thâu tóm lãnh thổ hay âm mưu bành trướng trên biển đảo cũng
như trong đất liền của “hai đối tác chiến lược” hàng đầu của Việt Nam là Nga và
Trung Quốc thì đời nào cũng thế: từ phong kiến, cộng sản cho đến hậu cộng sản
và thời nay.
Trừ những tướng tá buôn lậu cát chở ra các đảo
để giúp Tàu mở rộng diện tích trên những thực thể địa lý ở Trường Sa và Hoàng
Sa, trừ những nhà lãnh đạo bán những vùng đất sinh tử đối với an ninh quốc gia,
như Tây Nguyên hay các bờ biển mền Trung cho Tàu…, ở một số nào đó của những
con người còn lương tâm và trách nhiệm trong hàng ngũ lãnh đạo hiện nay chắc
cũng đang lo sốt vó.
Chia sẻ với những nỗi lo ấy, cách đây khá lâu,
giới tinh hoa của đất nước đã nhiều lần đưa ra các kiến nghị, các khuyến cáo đầy
tính xây dựng. Những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp
năm 1992 mang chữ ký trực tiếp của 72 người đã được trao tận tay Uỷ ban Dự thảo
Sửa đổi Hiến pháp ngày 4/2/2013 (2). Bước sang 2015, 127 nhân sĩ trí thức đã có thư ngỏ gửi
Đại hội 12 của ĐCSVN (3). Rồi còn các thư ngỏ cùng với các kiến nghị khác nhân dịp
Đại hội 13 của ĐCSVN (năm 2021)…
Giờ đây chính là lúc các vị lãnh đạo nên cho
nghiên cứu kỹ hơn các kiến nghị nói trên. Từ đó các vị có thể xây dựng
cho mình tầm nhìn xuyên suốt. Và điều quan trong bậc nhất trong tầm
nhìn này là quý vị hãy dựa vào trí tuệ của dân tộc Việt. Bởi vì, một trong những
hệ lụy từ cuộc xâm lược Ukraine của Putin là các quốc gia vừa và nhỏ ở Đông Á
và Đông Nam Á dễ rơi vào một vòng xoáy chạy đua vũ trang mới. Để bảo vệ bờ cõi,
hẳn nhiên cần tàu to súng lớn, nhưng các vị chớ quên “sức mạnh mềm” tiềm ẩn
trong huyết quản của của đại đa số người dân trên giải đất này. Hãy đừng quên mẩu
đối thoại của cha con họ Hồ: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà
thôi”. Mà lòng dân thời nay đã được Nguyễn Duy, nhà thơ của chúng sinh, khái quát: “Ai
qua thành phố Bác Hồ/ mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm /bây giờ mẹ phải dặn
thêm/quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày” (4).
Liền kề “Tầm nhìn xuyên suốt” là “Niềm tin” và “Lòng
trung thực”. Sử gia người Mỹ gốc
Do Thái Yuval Noah Harari có lý khi ông dự đoán, hướng đi của nhân loại đang được
quyết định tại Ukraina. Theo Harari, chiến tranh, chinh phạt, xâm chiếm lãnh thổ,
cướp bóc tài nguyên, lấy bạo lực để bảo đảm vị thế, sự thịnh vượng, bảo đảm
vinh quang, vốn từng là hoạt động hết sức phổ biến trong lịch sử nhân loại hàng
ngàn năm nay. Luật Rừng, nơi mạnh được yếu thua, đã từng là nguyên tắc chủ yếu
chi phối lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, trong vòng vài thế hệ gần đây, thế giới
đã chuyển sang một hướng đi hoàn toàn khác, một thay đổi triệt để. Cụ thể là một
bộ phận lớn của giới tinh hoa lãnh đạo thế giới hiện nay tin tưởng là chiến
tranh là “cái ác có thể tránh được”. Nhưng trong quý một của năm 2022 này, khi
đại dịch COVID-19 vẫn chưa tạm lắng sau hai năm hoành hành, nhân loại lại đứng
trước một đe dọa lớn mới đáng sợ hơn bội phần: Chiến tranh. Ukraina bị xâm lăng
hiện nay không chỉ là đại họa với người dân của riêng quốc gia này cùng những
khu vực xung quanh, mà còn đe dọa toàn bộ thành tựu của thế giới từ hơn nửa thế
kỷ qua: “Nền hòa bình Mới”. Càng những lúc như thế này, chính ta càng phải có
“Niềm tin” và “Lòng Trung thực” đối với Hòa bình. (5)
Chúng ta tin rằng, ở vị trí địa-chính trị đặc
biệt như Việt Nam thì điều quan trọng là phải biết cân bằng trong mối quan hệ
ngoại giao và thậm chí phải biết ứng xử trong từng hoàn cảnh cụ thể, từng giai
đoạn cụ thể làm sao cho nó uyển chuyển. Rõ ràng lần này chính phủ Việt Nam phản
ứng khá chừng mực. BNG không ra mặt công khai ủng hộ Nga, vì nếu ủng hộ Nga thì
sau này Việt Nam nếu có sự cố với Trung Quốc thì sẽ ở vào thế rất là kẹt. Ngay
cả bài phát biểu của Tổng thống Ukraine trong phút nguy kịch thì ông ấy cũng cư
xử mềm mỏng. Ông ấy chỉ nhắc tới quân xâm lược nước ngoài mà không chỉ mặt đặt
tên nước Nga và Putin trước công luận. Vì vậy, người đứng đầu Cơ quan đại diện
ngoại giao của Ukraine tại Hà nội không thể yêu cầu chính quyền Việt Nam “phải
chỉ đích danh kẻ xâm lược”.
Cân bằng, uyển chuyển nhưng Việt Nam phải “trung
thực” với mọi đối tác, đặc biệt là các đối tác hàng đầu. Giáo sư Nguyễn
Đình Cống gần đây có đưa ra một nhận xét tinh tế, rằng Việt Nam chưa hoàn toàn
thực sự theo đuổi đường lối cân bằng giữa các nước lớn, mà vẫn “nhất bên trọng,
nhất bên chưa trọng”. Sự phi lý chủ yếu nằm ở chỗ, trong lúc lợi dụng sự giúp đỡ
của Mỹ trên hầu hết mọi lĩnh vực, thì Việt Nam vẫn ôm chặt và bị lệ thuộc vào
Trung quốc, vì một “đại cục viển vông” nào đó. Đánh mất sự cân bằng về chất giữa
các nước lớn đến như vậy thì khó có thể gọi đó là một chính sách “quân bình
tích cực”. (6)
________
Tham khảo:
1.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-60523392
2.
http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/06/nhan-si-tri-thuc-tuyen-bo-phan-oi-ban.html
3.
http://xuandienhannom.blogspot.com/2015/12/127-nhan-si-tri-thuc-gui-chinh-tri.html
4.
http://xuandienhannom.blogspot.com/2018/10/cuop-tho-nguyen-duy.html
6.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/from-diplomatic-trick-to-real-play-02202022085525.html
---------------------------------
* Bài viết không thể
hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
*
Tin, bài liên quan
·
Trục
ác mới đang dần lộ diện?
·
Chiến
tranh Nga – Ukraine: Bom đạn bên ấy, “khói lửa” bên này
·
Nga
xâm lược Ukraine, phép thử cho Mỹ ở Biển Đông?
·
“Đòn
gió Ngoại giao” thời nay
No comments:
Post a Comment