Cuộc
chiến siêu quyền lực mới giữa Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc
Tâm Như -
Saigon Nhỏ
24 tháng 2, 2022
Bắc Kinh và Moscow ngày càng nắm tay nhau mạnh mẽ
hơn trong cuộc đối đầu với phương Tây so với thời Chiến tranh Lạnh. Việc huy động
quân sự táo bạo của Nga ở trong và chung quanh Ukraine là cuộc giao tranh lớn đầu
tiên của một trật tự mới trên chính trường quốc tế, khi ba cường quốc tranh
giành ảnh hưởng đe dọa vị trí hàng đầu của Hoa Kỳ. Những thách thức này chẳng
khác so với những gì mà Hoa Kỳ và liên minh của họ từng đối diện trong Chiến
tranh Lạnh.
Không như quan hệ Trung Quốc-Liên Xô những năm
1950, hiện Nga là nhà cung cấp khí đốt quan trọng cho châu Âu, trong khi Trung
Quốc không phải là đối tác nghèo khó bị tàn phá bởi chiến tranh mà là cường quốc
sản xuất của thế giới có lực lượng quân đội ngày càng mở rộng. Khi triển khai
quân sự nhằm vào Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin muốn phương Tây viết lại những
thỏa thuận an ninh thời hậu Chiến tranh Lạnh cho châu Âu, cũng như chứng minh rằng
Nga có khả năng quân sự để đưa ra những quyết định bất chấp phản đối và các lệnh
trừng phạt kinh tế phương Tây. Putin cũng đồng thời chuyển các đơn vị quân sự
ra khỏi biên giới của Nga và Trung Quốc, thể hiện sự tin tưởng vào mối quan hệ
của ông với chính phủ Bắc Kinh. Trên thực tế hai cường quốc này đang phối
hợp để định hình lại trật tự toàn cầu có lợi cho họ.
Cuộc hôn phối mới giữa Bắc Kinh và Moscow khiến
Hoa Kỳ phải cạnh tranh với hai đối thủ cùng một lúc trong những khu vực khác
nhau về mặt địa lý trên thế giới, nơi Hoa Kỳ có các đối tác thân thiết cũng như
lợi ích kinh tế và chính trị sâu sắc. Chính phủ Biden phải đối diện với
nhiều quyết định quan trọng, cũng như phải cân nhắc để xem cần nên thực hiện những
ưu tiên của Hoa Kỳ như thế nào, chẳng hạn gia tăng chi tiêu quân sự, yêu cầu
các đồng minh đóng góp nhiều hơn, bố trí lực lượng bổ sung ở nước ngoài và phát
triển các nguồn năng lượng đa dạng hơn để giúp giảm sự phụ thuộc của châu Âu
vào Moscow.
Tình trạng khó khăn của Hoa Kỳ hiện nay một phần
xuất phát từ thái độ của chính phủ Washington vào cuối Chiến tranh Lạnh. Với tư
cách là siêu cường duy nhất trên toàn cầu, Hoa Kỳ thúc đẩy nền dân chủ trên
toàn thế giới, mở rộng Tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh
quân sự quan trọng thời Chiến tranh Lạnh ở châu Âu, bao gồm các thành viên cũ của
Hiệp Ước Warsaw và một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Sự thúc đẩy nền dân chủ trên toàn thế giới đáp
lại ước mơ kéo dài hàng thập niên của các quốc gia Đông Âu: Đó là được thoát khỏi
móng vuốt thống trị của Moscow. Putin coi sự cạnh tranh với phương Tây như một
trò chơi có tổng số bằng không, đặt mục tiêu đưa nước Nga nổi bật từ thời Liên
Xô trở thành một cường quốc có tiếng nói quan trọng hơn đối với các nước láng
giềng; trong khi đó, Cộng sản Trung Quốc coi những phong trào dân chủ ở nhóm quốc
gia cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là âm mưu do Hoa Kỳ thiết kế để có thể được sử dụng
chống lại Bắc Kinh.
Gần mười năm qua cơ quan an ninh Hoa Kỳ bắt đầu
lưu ý đến điều mà năm 2015 Ngũ Giác Đài từng gọi là “sự tái xuất hiện của việc
cạnh tranh quyền lực”. Mối quan tâm lớn nhất bây giờ không phải là cuộc chiến
chống khủng bố mà là các cuộc xung đột trong tương lai, trong đó Trung Quốc là
“một sự thách thức về tốc độ bành trướng” – như lời Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd
Austin nhiều lần nhận định.
No comments:
Post a Comment