Có
Nên Dịch Tên Người Tàu Bằng Chữ Hán Việt Trong Tin Tức
24/01/2022
https://vietbao.com/p302901a310925/co-nen-dich-ten-nguoi-tau-bang-chu-han-viet-trong-tin-tuc
https://vietbao.com/images/file/AjtyX8Hf2QgBANwV/chu-nom.jpg
Truyện Kiều của Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm.
Hôm nay trên báo mạng sôi nổi chuyện giáo sư
Toán tên Ngô Bảo Châu của nước Việt Nam trở thành giáo sư của trường đại học
Cáp Nhĩ Tân nước Tàu với cái tên Wu Baozu. Tin này tạo nên một vấn đề về chữ
nghĩa liên quan đến văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa (Tàu) mà giới truyền
thông Việt Nam cần để ý.
Chúng ta biết rằng dân tộc Việt Nam đã từng bị
nước Tàu đô hộ cả ngàn năm rồi trở thành một nước độc lập vào năm 939 với vị
vua Ngô Quyền lập nên triều đại nhà Ngô. Nhưng dù độc lập người Việt Nam vẫn
dùng chữ viết là chữ Hán tức chữ Tàu trong văn thư, giấy tờ trong nhiều thế kỷ.
Về giọng nói thì dĩ nhiên người Việt Nam khác với người Tàu.
Với tinh thần độc lập, người Việt Nam đã tạo
nên chữ Nôm, để phân biệt với chữ Hán tức chữ Tàu. Chữ Nôm gồm 2 chữ Hán ghép lại
với nhau. Thí dụ như chữ Bách Niên, người Việt Nam gọi là Trăm Năm thì chữ
Nôm viết khác. Chữ Hán Việt là Đả Cẩu thì mình gọi là Đánh Chó, chữ Hán viết
là Tiểu Tiện thì mình gọi là Đi Đái... Nhưng cái khó khăn nhất là muốn hiểu chữ
Nôm thì phải biết chữ Hán.
Thi hào Nguyễn Du đã viết hơn ba ngàn câu thơ
lục bát trong truyện thơ Đoạn Trường Tân Thanh (còn được gọi là Truyện Kiều) bằng
chữ Nôm trở thành tuyệt phẩm của văn học Việt Nam.
Thế kỷ thứ 19 chữ Quốc Ngữ do các nhà truyền
giáo Tây Phương đặt ra gồm các mẫu tự La Tinh như a,b,c, dựa trên phiên âm giọng
nói của người Việt Nam. Thí dụ như người mình gọi TRỜI thì ban đầu chữ Quốc Ngữ
viết là Blơi rồi dần dần trở thành chữ TRỜI.
Ưu điểm của chữ Quốc Ngữ là dùng dùng ký tự
a,b,c để người Việt Nam thoát khỏi vòng ảnh hưởng của chữ Tàu và rất dễ học, dễ
phổ biến mau chóng cho mọi người viết và đọc.
Thí dụ như Truyện Kiều Nguyễn Du viết bằng chữ
Nôm đã được đời sau này chuyển thành chữ Quốc Ngữ để mọi người cùng đọc và thưởng
thức : “Trăm năm trong cõi người ta. Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét
nhau. Trải qua một cuộc bể dâu. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Trong văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam có song
song hai luồng chữ nghĩa: Hán Việt và Thuần Việt. Thí dụ người Tàu viết là
THIÊN nhưng người mình gọi là TRỜI. Kể thêm vài thí dụ khác như Phụ Mẫu = Cha Mẹ;
Tâm Can Tì Phế Thận = Tim Gan Bao Tử, Phổi, Thận; Vu Khống Mạ Lị = Bịa Chuyện
Chửi Bới; Kinh Doanh = Buôn Bán, Hỏa Tiễn = Tên Lửa, v.v...
Xin bàn về chữ Hán Việt tức là các chữ Hán được
phiên âm viết bằng chữ Quốc Ngữ. Thí dụ như Kinh Tế, Quốc Phòng, Quốc Gia, Dân
Chủ, Bác Sĩ, Công Nhân... Về mặt học thuật và chuyên môn thì dùng chữ Hán Việt
rất nhiều. Thí dụ như Phone Long Distance thì gọi là Điện Thoại Viễn Liên,
Inflation = Lạm Phát... Chữ Hán Việt tạo sự trân trọng và gọn thí dụ gọi Luật
Sư thay vì Thầy Cãi, Bác Sĩ thay vì Thầy Thuốc, Ca Sĩ thay vì Người Hát...
Riêng chữ Bác Sĩ Chuyên Khoa Thần Kinh Tâm Trí thì là Hán Việt mà không thể nào
thay thế bằng chữ Thuần Việt được.
Về đặt tên cho con cái thì chữ Hán Việt nghe
hay hơn, thí dụ như Nguyễn Thị Xuân Hồng, Trần Anh Dũng hay hơn là Nguyễn Thị Ổi,
Trần Văn Sáu...
Trong chuyện dịch thuật về cái tên của
thành phố hay người thì ngày xưa Việt Nam hay bắt chước chữ Tàu để gọi. Thí dụ
như tên nước Pháp, Anh, thủ đô Ba Lê, Luân Đôn, người Ngô Duy Nhĩ Tân Cương tức
là Uyghur Shinjang. Riêng các nước như Palestine, Serbia thì bây giờ người Việt
giữ nguyên tên mà Âu Châu gọi.
Về tên các nhân vật của nước Tàu thì người Việt
Nam gọi danh từ Hán Việt như Khổng Tử, Lão Tử, Tần Thủy Hoàng. Tên các tài tử Hồng
Kông, Trung Hoa thì nào là Châu Nhuận Phát, Lý Tiểu Long, Phạm Băng Băng. Tên
các nhân vật lãnh đạo thì là Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình,
Vương Nghị...
Nhiều năm trước, ký giả Bùi Bảo Trúc lúc còn
làm việc ở đài VOA- Tiếng Nói Hoa Kỳ, nói với tôi rằng khi ông dịch bản tin Anh
Ngữ sang tiếng Việt thì các tên của người Tàu ông phải nhờ đồng nghiệp người
Tàu viết ra chữ Tàu rồi từ đó tra tự điển Hán Việt mà viết thành chữ Quốc Ngữ.
Điều này làm cho thính giả và độc giả Việt Nam
nghe xuôi tai và dễ nhớ tên của nhân vật đó. Nhưng suy nghĩ cho tận tình thì điều
này cũng làm cho người Việt Nam có khi lầm tưởng rằng nhân vật đó là người Việt.
Có lẽ tới lúc giới làm truyền thông nên để
nguyên chữ Tàu để gọi tên nhân vật đó . Thí dụ bộ trưởng ngoại giao Tàu là Wang
Yi thay vì Vương Nghị, Phát ngôn viên Ngoại giao Tàu là Hua Chungyin thay vì
Hoa Xuân Oánh.
Nhiều năm trước, cá nhân tôi khi đi nghe nữ
Tây Ban Cầm- Guitarist người gốc Tàu là Yang Xufei trình diễn ở San Jose
thì tôi nhờ một khán giả gốc Tàu viết tên cô ấy bằng chữ Tàu rồi sau đó ông bạn
học giả cho biết rằng âm Việt Nam là Dương Tuyết Phi. Bây giờ tôi nghĩ lại rằng
gọi cái tên đó bằng âm Việt Nam thì dễ nhớ và cho cảm giác thi vị.
Nhưng cuối cùng để làm gì? Thì cứ gọi là Yang Xufei đi như quốc tế đã dùng, việc
gì phải tốn công sức nhờ vả người này người nọ.
Văn hóa Việt Nam bị ảnh hưởng của văn hóa Tàu
vì dân tộc mình đã từng bị đô hộ cả ngàn năm, đó là một sự kiện không thể phủ
nhận. So sánh giữa sự tiện lợi cho thính giả và độc giả dễ nghe dễ nhớ và sự
nêu cao tinh thần độc lập Việt Nam muốn thoát khỏi tầm ảnh hưởng của đế
quốc Phương Bắc lúc nào cũng muốn xâm lăng và đồng hóa dân tộc mình THÌ chuyện
giữ y nguyên chữ viết tên của người Tàu trong tin tức là điều đáng suy gẫm.
Cái tên Ngô Bảo Châu của giáo sư Toán nước Việt
Nam thì ở nước Tàu có nhiều người tên giống như vậy và họ viết bằng chữ Tàu. Giả
sử viết bằng chữ Quốc Ngữ tên người Tàu đó và đọc theo âm Hán Việt
thì cũng là Ngô Bảo Châu. Điều này tạo ra sự lầm lẫn không cần thiết.
Bạn là người làm truyền thông; có nên dịch tên
người Tàu ra chữ Việt trong bản tin tức?
– Trần Củng Sơn
(California, Cuối Năm Tân Sửu
No comments:
Post a Comment