Cảnh
báo nhiều khu vực nguy cơ ngập nặng khi nước biển dâng cao 100cm
Người
Đô Thị
12:55 | Thứ năm, 20/01/2022
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), nếu mực
nước biển dâng cao 100cm, khoảng 47,29% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và
13,20% diện tích Đồng bằng sông Hồng có nguy cơ sẽ bị ngập.
·
Biến
đổi môi trường ở ĐBSCL: “Sự bành trướng vô hạn của các đô thị”
·
Biến
đổi môi trường ở ĐBSCL: Từ quan điểm phát triển đến giải pháp trữ nước
·
Từ
cảnh báo miền Nam bị 'xóa sổ': Thay vì tranh cãi hãy tìm giải pháp để giảm nguy
cơ
·
Khoa
học và chính trị xung quanh thông tin ĐBSCL, TP.HCM sẽ "biến mất"
https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/226ebcef-1eae-4c9c-b1ee-f8eac7049716.jpg
Đánh bắt cá tại
cánh đồng ngập lũ cuối mùa ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Duy Khương
Theo Kịch bản biến đổi khí hậu phiên
bản năm 2020 vừa được Bộ TN&MT công bố, nếu mực nước biển dâng cao 100cm,
nhiều khu vực có nguy cơ sẽ bị ngập nặng. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long ngập
khoảng 47,29% diện tích.
Trong số các đia phương thuộc khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long, Cà Mau, Kiên Giang và Bà Rịa-Vũng Tàu là những tỉnh có nguy
cơ ngập cao nhất.
Cũng theo lịch bản trên, khi mực nước biển
dâng cao 100cm, khoảng 13,20% diện tích Đồng bằng sông Hồng; 1,53% diện tích đất
các tỉnh ven biển miền Trung; 17,15% diện tích TP.HCM cũng sẽ đối diện nguy cơ
bị ngập.
Kịch bản của Bộ TN&MT cũng đưa ra dự báo đến
năm 2050, mực nước biển dâng trung bình cho toàn khu vực Biển Đông là 24cm hoặc
28cm; năm 2100, mực nước biển dâng trung bình cho toàn khu vực là 56cm hoặc
77cm.
Đáng chú ý, theo Bộ TN&MT, mực nước biển
dâng trung bình ven biển Việt Nam có khả năng sẽ cao hơn mực nước biển trung
bình toàn cầu.
Trong đó, mực nước biển dâng khu vực ven biển
các tỉnh phía Nam cao hơn so với khu vực phía Bắc. Khu vực giữa Biển Đông (bao
gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có mực nước biển dâng cao hơn so với các
khu vực khác.
Ngoài ra, Kịch bản biến đổi khí hậu phiên bản
năm 2020 cũng đề cập nhiều nội dung quan trọng khác để các bộ, ngành và địa
phương nghiên cứu, tham khảo trong quá trình xây dựng, cập nhật chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch phát triển trong giai đoạn tới.
Cụ thể, theo kịch bản trên, nhiệt độ trung
bình năm trong thời gian tới sẽ có xu thế tăng trên phạm vi cả nước trong các
giai đoạn của thế kỷ 21, càng về cuối thế kỷ mức tăng nhiệt độ càng cao. Trong
đó, khu vực phía Bắc luôn có mức tăng cao nhất, giảm dần về phía Nam, thấp nhất
ở Nam Trung bộ, Nam bộ và các trạm đảo.
Một số hiện tượng cực đoan như số ngày rét đậm,
rét hại cũng có xu thế giảm ở Bắc Bộ; số ngày rét đậm có xu thế giảm với mức giảm
phổ biến từ 5-20 ngày. Số ngày rét hại có xu thế biến đổi tương tự số ngày rét
đậm, tuy nhiên mức giảm thấp hơn; ở khu vực núi cao Bắc Bộ có xu thế giảm nhiều
hơn có thể tới 30 ngày...
Hùng Võ
*
·
Nếu
không có giải pháp, ĐBSCL sẽ nằm dưới mực nước biển vào 2050
·
Cần
Thơ sẽ nằm dưới mực nước biển vào năm 2100
·
Khoa
học và chính trị xung quanh thông tin ĐBSCL, TP.HCM sẽ "biến mất"
·
300
triệu cư dân ven biển đối mặt với nguy cơ ngập lụt thường xuyên
Nguồn : Vietnam+
No comments:
Post a Comment